5. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Nhân tố kinh tế xã hội
2.1.2.1. Dân số - dân tộc
Theo điều tra dân số của cục Thống kê tỉnh Hà Giang, năm 2011 dân số toàn tỉnh Hà Giang là 755.632 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
36
từ 19,4 ‰ năm 2009 xuống 18,2 ‰ năm 2011; cao nhất là huyện Đồng Văn (22,7 ‰), thấp nhất là thành phố Hà Giang. Mật độ dân số trung bình là 95 người/km2, dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện, thành thị; đông dân nhất là thành phố Hà Giang (374 người/km2) và thưa dân nhất là huyện Bắc Mê (59 người/km2
).
Bảng 2.5. Tỉ lệ sinh, tỉ lệ chết, tỉ lệ tăng tự nhiên và dân số Hà Giang Stt Năm Tỉ lệ sinh (‰) Tỉ lệ chết (‰) Tỉ lệ tăng tự nhiên (‰) (ngƣời) Dân số
1 2000 25,82 6,54 19,28 620.891 2 2001 25,30 6,42 18,88 632.541 3 2002 24,5 6,45 18.05 644.420 4 2003 24,2 6,5 17,7 656.066 5 2004 23,72 6,62 17,10 667.643 6 2005 23,0 6,4 16,6 679.175 7 2006 21,5 5,7 15,8 684.685 8 2007 20,5 5,2 15,3 702.000 9 2008 20,6 5,8 14,8 714.346 10 2009 26,3 6,9 19,4 724.537 11 2010 25,1 6,5 18,6 743.441 12 2011 24,3 6,1 18,2 755.632
(Nguồn: Tổng hợp niên Giám thống kê các năm tỉnh Hà Giang) [7,8,9,10,11]
Trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc chung sống, đông nhất là dân tộc H’Mông chiếm 31,91%, tiếp theo là dân tộc Tày 23,18%, dân tộc Dao 15,13%, dân tộc Kinh 13,37%, 18 dân tộc còn lại chỉ chiếm tỷ lệ 16,41%. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2011 là 365.052 người. Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 81,1% năm 2005 xuống còn 73,82% năm 2011; lao động công nghiệp tăng từ 2,54% năm 2005 lên 4,11% năm 2011; tỷ trọng lao động xây dựng năm 2005 là 3,6%, năm 2011 là 6,07%; lao động của ngành dịch vụ tăng từ 3,18% năm 2005 lên 4,53% năm 2011.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
37
Chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động chưa học hết tiểu học còn cao 31,9% (cả nước 13%, vùng Đông Bắc 9,4%), tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh năm 2011 là 35%, trong đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm khoảng 10,5%. Hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể ở thành phố Hà Giang và các huyện lỵ. Năm 2011, tỷ lệ lao động trong độ tuổi chưa có việc làm ở thành thị 3,9%, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động của lực lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn là 82%.
2.1.2.2. Các hoạt động kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 đạt 10,71%, đến 2011 đạt 13,02% trong đó: Nông lâm nghiệp tăng trưởng 5,45%, công nghiệp - xây dựng 16,94%, dịch vụ 16,50%. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 3,2 triệu đồng (tương đương 177,8 USD) đến năm 2011 GDP bình quân đầu người đạt 9,6 triệu đồng (tương đương 459USD) tăng gần 3 lần so năm 2005.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Năm 2005, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 32,57%, dịch vụ 34,46%, nông lâm nghiệp 32,97%, đến năm 2011 đã có sự chuyển dịch rõ ràng: Công nghiệp - xây dựng chiếm 34,84%, dịch vụ 34,84%, nông lâm nghiệp 30,36%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp.
Từ số liệu trên cho thấy nền kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu; giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch còn chậm, các ngành dịch vụ phát triển chậm so với tiềm năng hiện có của tỉnh.
Nếu so với mặt bằng chung của khu vực và toàn quốc thì thu nhập và mức sống dân cư của tỉnh còn ở ngưỡng thấp. Sự chênh lệch về thu nhập của người lao động ngày càng tăng giữa các khu vực nông thôn, thành thị và trong các thành phần kinh tế. Số hộ có kinh tế khá, hộ giàu tập trung ở thành phố, thị trấn và vùng dọc tuyến quốc lộ 2 là chủ yếu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
38
2.1.2.3. Các chương trình, dự án liên quan đến phát triển lâm nghiệp trong tỉnh
Từ những năm 1990 tới nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp như:
- Dự án 327 chủ yếu là chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước, Dự án được thực hiện vào năm 1993 và kết thúc vào năm 1998 nhằm mục đích bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng mới rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Hỗ trợ trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, kinh tế vườn hộ.
- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đến năm 2010 đã được triển khai tại tất cả các xã có rừng và đất lâm nghiệp ở các huyện, thành phố trong tỉnh, qua đó đã trồng rừng mới 29.900,2 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; khoanh nuôi tái sinh rừng được 77.307,1 ha, bảo vệ rừng 115.361,8 ha với 460.442 lượt ha/437.000 lượt ha đạt 105% kế hoạch Trung ương giao. Dự án đã góp phần bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trong tỉnh, tăng độ che phủ và khả năng phòng hộ của rừng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 42 ngàn hộ gia đình, góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân miền núi, ổn định an ninh - xã hội. Kết quả các chương trình đã hỗ trợ thực hiện giao khoán bảo vệ được hơn 115.361,8 ha rừng, trồng được trên 66.484,9 ha rừng và hàng vạn cây phân tán, tập huấn hướng dẫn cho hàng nghìn người dân nông thôn thuộc vùng sâu vùng xa, trong đó chủ yếu kỹ thuật canh tác trên đất dốc....
- Chương trình kinh tế trang trại, nông lâm kết hợp được thực hiện theo phương thức gắn sản xuất lâm nghiệp với phát triển kinh tế trang trại, hình thành nhiều vườn rừng, trại rừng khuyến khích trồng cây lấy gỗ, trồng tre chuyên măng góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm, cải thiện đời sống người dân miền núi và vừa có sản phẩm thu hoạch lâu dài. Hệ thống trang trại trên địa bàn Hà Giang trong thời gian qua phát triển nhanh về số lượng và quy mô, nhưng chủ yếu ở các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình.
- Dự án định canh - định cư tập trung cho các xã vùng cao, vùng sâu của tỉnh cùng với việc hướng dẫn canh tác trên đất dốc và đầu tư các hạng mục chương trình 135 đối với các xã đặc biệt khó khăn, góp phần làm giảm sức ép tiêu cực lên rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
39