Khái quát về sự phân loại rừng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 25 - 30)

5. Cấu trúc luận văn

1.1.2. Khái quát về sự phân loại rừng ở Việt Nam

Rừng được hiểu là một hệ sinh thái hoặc một quần lạc sinh địa, là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng và phát triển giữa sinh vật, đất và môi trường. Với một đối tượng rừng rộng lớn để có thể đánh giá được khoa học cần phải phân loại rừng thành những đơn vị cơ bản. Phân loại rừng là một công tác rất quan trọng trong quản lí tài nguyên rừng của mỗi quốc gia. Ở nước ta, công tác phân loại rừng gắn liền với lịch sử phát triển sử dụng rừng từ xa xưa.

1.1.2.1. Phân loại rừng theo phát sinh sinh học

Phân loại rừng Việt Nam được nhiều tác giả nghiên cứu, Tuy nhiên, cách phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh của Thái Văn Trừng là được chú ý hơn cả vì nó có nguyên tắc và tiêu chuẩn phân loại rõ ràng. Trên quan điểm hệ sinh thái và quần lạc sinh địa, quần thể thực vật và các nhân tố ngoại cảnh luôn có sự tác động qua lại thành một tổ hợp thống nhất tồn tại và phát triển theo những quy luật riêng của nó. Theo Thái Văn Trừng (1970,1978), có 5 nhân tố sinh thái phát sinh ảnh hưởng đến sự hình thành các loại rừng khác nhau (Hình 1.4).

Hình 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới thảm thực vật rừng [12]

Thảm thực vật rừng Địa lý địa hình

Sinh vật và con người Khí hậu - Thuỷ văn

Đá mẹ - Thổ nhuỡng Khu hệ thực vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

18

- Nhóm nhân tố địa lý - địa hình: Trên cơ sở các yếu tố địa lí và địa hình, Thái Văn Trừng chia ra 2 nhóm thảm thực vật lớn là quần thể thực vật theo độ vĩ và quần thể thực vật theo độ cao (Hình 1.5).

- Nhóm nhân tố khí hậu, thuỷ văn: Được đặc trưng bằng chế độ nhiệt ẩm, đây là nhóm chủ đạo quyết định sự hình thành cấu trúc thảm thực vật rừng theo kiểu khí hậu. Dựa vào lượng mưa, Thái Văn Trừng chia làm 4 cấp độ ẩm dùng làm cơ sở cho việc phân loại những kiểu thảm thực vật hình thành do yếu tố khí hậu: [26]

Cấp I: Mưa ẩm, có lượng mưa trên 2500mm/năm.

Cấp II: Ẩm và hơi ẩm, có lượng mưa 1200 - 2500mm/năm. Cấp III: Hơi khô và khô, có lượng mưa từ 600 - 1200mm/năm. Cấp IV: Hạn, có lượng mưa 300 - 600mm/năm.

- Nhóm nhân tố đá mẹ, thổ nhưỡng: Nhóm nhân tố này có ảnh huởng quyết định tới sự hình thành các kiểu thực vật thổ nhưỡng - khí hậu và kiểu phụ thổ nhưỡng. Trong một đới khí hậu có thể hình thành rừng thưa, trảng cỏ, rừng gai phụ thuộc vào tính chất đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

19

- Nhóm nhân tố khu hệ thực vật: Là nhóm có tính chất quyết định cấu trúc tổ thành các loài cây của kiểu thảm thực vật rừng. Đặc biệt là thành phần, nguồn giống các loài thực vật bản địa có ý nghĩa quyết định sự hình thành các kiểu phụ miền thực vật. Theo Thái Văn Trừng (1970), khu hệ thực vật Việt Nam nằm trong khu hệ Hoa Nam - Bắc Việt Nam được mở rộng đến đèo Ngang và có ba luồng di cư chủ yếu:

+ Luồng di cư từ phía Nam lên (Malaixia - Indonexia).

+ Luồng di cư từ Tây Bắc xuống gồm các loài thực vật có nguồn gốc ôn đới theo độ vĩ từ phía chân dãy núi Himalaya - phía Nam Trung Quốc.

+ Luồng di cư từ phía Tây và Tây Nam đến (Ấn Độ - Miến Điện)

Vị trí khu hệ thực vật của nước ta và các luồng di cư từ các khu hệ thực vật lân cận được mô tả trong Hình 1.5.

- Nhóm nhân tố sinh vật khác và con người: Ngày nay, hoạt động của con người cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của rừng, sự tác động của con người còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình diễn thế rừng, khả năng tàn phá rừng, biến đổi rừng nhưng cũng có khả năng khôi phục cải tạo lại rừng.

Theo Thái Văn Trừng, trên quan điểm phát sinh học với 5 yếu tố phát sinh, có 4 tiêu chuẩn đặc trưng cho hình thái và cấu trúc thảm thực vật được lựa chọn là:

- Dạng sống ưu thế trong tầng ưu thế sinh thái - Tán che đất của tầng ưu thế sinh thái

- Hình thái sinh thái của lá với các yếu tố ngoại cảnh - Trạng thái mùa của lá.

Chủ yếu kết hợp của 2 yếu tố đầu, Thái Văn Trừng đã chia thành 5 kiểu quần thể lớn với 14 kiểu rừng:

+ Các kiểu rừng kín vùng thấp: Gồm 4 kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá nhiệt đới, rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới.

+ Các kiểu rừng thưa: Gồm 3 kiểu, rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới, rừng cây lá kim hơi khô nhiệt đới, rừng thưa cây lá rộng hơi khô á nhiệt đới núi thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

20

+ Các kiểu rừng kín vùng cao: Gồm ba kiểu rừng là rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, rừng lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp và rừng kín lá kim ẩm ôn đới ấm núi vừa.

+ Các kiểu trảng, truông: Gồm hai kiểu cơ bản là trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới và kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới.

+ Các kiểu quần thể khô lạnh vùng cao: Gồm hai kiểu chính là kiểu quần thể hệ khô vùng cao và kiểu quần thể hệ lạnh vùng cao.

Phẫu diện và chiếu tán của rừng kín, rừng thưa, trảng cỏ và truông bụi gai ở Việt Nam được Thái Văn Trừng miêu tả ở Hình 1.7:

Hình 1.6. Biểu đồ trắc diện và chiếu tán của các kiểu rừng kín, rừng thƣa và quần hệ khô, lạnh vùng cao ở Việt Nam với một số loài cây ƣu thế [25].

1.1.2.2. Phân loại rừng theo trạng thái và chức năng

a. Phân loại rừng theo trạng thái

Theo Loeschau (1966), việc phân loại rừng theo trạng thái chủ yếu phục vụ cho việc kinh doanh rừng. Ông chia ra các loại rừng như sau: Trảng cỏ và cây bụi,

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp Rừng kín lá rộng, lá kim hỗ hợp ẩm á nhiệt đới núi thấp tầng trên Rừng kín lá kim ẩm ôn đới núi vừa Rừng thưa lá kim á nhiệt đới và ôn đới hơi khô Quần hệ khô vùng núi Quần hệ lạnh vùng núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

21

rừng non mới phục hồi, rừng đã bị khai thác ở các mức độ khác nhau, rừng chưa chịu tác động hay rừng nguyên sinh. [10]

Ngoài ra, còn có thể dựa vào trữ lượng gỗ để chia thành các loại rừng khác nhau như rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo. Trong hệ thống phân loại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thống nhất chung cho cả nước trong việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng thường xuyên qua các năm được thể hiện trong Bảng 1.1 (Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định tiêu chí và phân loại rừng).

Bảng 1.1. Phân loại rừng và đất rừng [12] I. Đất có rừng. A. Rừng tự nhiên 1. Rừng gỗ - Giàu - Trung bình - Nghèo - Phục hồi 2. Rừng tre nứa - Tre luồng - Nứa - Vầu - Lồ ô - Tre nứa khác 3. Rừng hỗn giao - Gỗ + tre nứa - Lá rộng + lá kim 4. Rừng ngập mặn - Tràm - Đước - Ngập mặn hỗn giao - Ngập mặn khác 5. Rừng núi đá B. Rừng trồng 1. Rừng trồng có trữ lượng 2. Rừng trồng chưa có trữ lượng 3. Tre nứa (RT) 4. Đặc sản (RT) II. Đất trống III. Đất khác - Nông nghiệp, - sông, suối

Ngoài ra, trong ngành Kiểm lâm còn áp dụng quy phạm 84 cách phân loại rừng theo trữ lượng. Trong đó, rừng gỗ bao gồm: rừng lá rộng thường xanh, nửa rụng lá, rừng khộp, rừng lá kim, rừng hỗ giao.

- Rừng giàu (kí hiệu IIIA3): Là các loại rừng gỗ nguyên sinh hoặc thứ sinh cho đến nay chưa được khai thác sử dụng và những rừng đã bị khai thác vừa phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

22

nhưng có trạng thái rừng khép kín, có hai tầng trở lên, khả năng cung cấp gỗ còn nhiều, trữ lượng lớn > 120m3/ ha.

- Rừng trung bình (Kí hiệu IIIA2): Là rừng gỗ bị khai thác quá mức nhưng đã có thời gian phục hồi tốt. Rừng cũng có hai tầng trở lên nhưng tầng trên không liên tục, rải rác còn một số cây to khoẻ của tầng cũ để lại, có trữ lượng trung bình 80 - 120m3/ha.

- Rừng nghèo (kí hiệu IIIA1): Là rừng gỗ bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn, tầng trên có thể sót lại một số cây nhưng phẩm chất gỗ kém. Nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa xâm lấn, rừng có trữ lượng trung bình 40 - 60m3

/ha. + Rừng phục hồi: Là những rừng non phục hồi sau nương rẫy chưa có trữ lượng, rừng phục hồi sau khai thác kiệt, đã có trữ lượng nhưng không đáng kể. b. Phân loại rừng theo chức năng

- Rừng phòng hộ: Gồm các rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái (rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển).

- Rừng đặc dụng: Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái hoặc vườn quốc gia, bảo tồn nguồn gen động vật - thực vật rừng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá - lịch sử, môi trường).

- Rừng sản xuất: Bao gồm các loại rừng được sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm đặc sản rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong những năm gần đây, việc điều tra, theo dõi diễn biến rừng toàn quốc và các địa phương đều được thống nhất theo cách phân loại trạng thái và chức năng. Do vậy, Đề tài căn cứ vào hệ thống phân loại này để nghiên cứu biến động thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 - 2010.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)