5. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Nguyên biến động rừng theo hướng tiêu cực
3.2.2.1. Tình trạng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng
Những năm qua, các Ban quản lý Dự án 661, Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Chi cục Kiểm lâm và các hạt Kiểm lâm đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, thực hiện công tác tuyên truyền vận động với nhiều hình thức để làm tốt công tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1998 - 2010 tỉnh Hà Giang đã có tổng số 5.765 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó [9]:
- Phá rừng trái pháp luật là 675 vụ (= 11,7% số vụ).
- Vi phạm về phòng cháy chữa cháy rừng là 283 vụ (= 4,9% số vụ). - Vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã là 99 vụ (= 1,7% số vụ). - Vận chuyển mua bán lâm sản trái phép là 3.481 vụ (= 60,4% số vụ). - Vi phạm về chế biến gỗ là 37 vụ (= 0,6% số vụ).
- Vi phạm về khai thác gỗ và lâm sản là 1.109 vụ (=19,2% số vụ). - Các vi phạm khác là 81 vụ (=1,4% số vụ vi phạm).
Qua số liệu thống kê cho thấy, nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm về chất lượng cũng như diện tích rừng là tình trạng phá rừng, khai thác và vận chuyển mua bán lâm sản trái phép (5.265 vụ/5.765 vụ = 91,3% số vụ vi phạm). Các khu vực trọng điểm bị lâm tặc tàn phá, khai thác trộm thường ở những vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh biên giới, nơi mà lực lượng kiểm lâm mỏng, không bao quát hết. Tình trạng khai thác gỗ trộm được tiến hành bằng nhiều hình thức với nhiều mục đích khác nhau, các đối tượng vi phạm đã sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn mới,
83
tinh vi như: sử dụng hồ sơ gỗ phát mại (hồ sơ hợp pháp) để vận chuyển, buôn bán gỗ quý hiếm bất hợp pháp sau khi sử dụng búa giả để đóng vào gỗ nhằm che mắt các cơ quan chức năng; hay sử dụng “quân xanh, quân đỏ” hòng đánh lạc hướng lực lượng chức năng trong vận chuyển buôn bán lâm sản…
Việc khai thác rừng không hợp lí không chỉ làm giảm diện tích và trữ lượng rừng mà còn làm giảm về chất lượng rừng. Tổ hợp và cơ cấu rừng đã có sự thay đổi mạnh, những loài cây gỗ quý, có giá trị kinh tế cao đã trở nên khan hiếm chỉ còn lại ở những vùng rừng núi hiểm trở. Rừng bị chia cắt thành các khu vực nhỏ, nhìn từ bên ngoài thấy rừng vẫn còn xanh nhưng trên thực tế vùng lõi bên trong đã bị đốn chặt. Tình trạng khai thác gỗ và lâm sản trái phép, tàng trữ, vận chuyển và chế biến gỗ lậu cần phải được ngăn chặn kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng rừng. Chất lượng rừng tiếp tục bị suy giảm, điều này đồng nghĩa với việc suy giảm đa dạng sinh học và nhiều loài gỗ quý sẽ đi đến bờ vực tuyệt chủng.
3.2.2.2. Dân số tăng nhanh
Dân số gia tăng cũng đã ảnh hưởng nhất định đến thảm thực vật rừng qua nhu cầu về lâm sản và tình hình khai thác lạm dụng vốn rừng.
Bảng 3.9. Kết quả khai thác gỗ và lâm sản từ 2005 - 2010
Loại lâm sản Đơn vị 2005 2008 2009 2010
Tổng số dân người 679.175 714.346 724.537 743.441 Gỗ tròn khai thác m3 34.686 14.887 20.849 22.920 Củi m3 956.418 1.053.776 1.056.143 1.114.231 Tre, vầu, luồng.. 1000c 2.671 2.856 3.027 3.488
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang) [8, 9, 10]
Ngoài ra người dân còn khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ như: Song mây, Mộc nhĩ, Măng tươi hàng ngàn tấn và một số lâm sản khác như lá Cọ, dược liệu, Trám quả, hạt Trẩu, hạt Sở...
Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy khi dân số tăng lên sẽ kéo theo sản lượng lâm sản tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh việc cung cấp gỗ cho nguyên liệu giấy ván nhân tạo thì rừng còn phải cung cấp một lượng lớn lâm sản cho sản xuất đồ gỗ,
84
đồ gia dụng, củi đun phục vụ cho đời sống và sinh hoạt của người dân. Thực tế đã chỉ ra rằng, số lượng gỗ cung cấp cho các công trình xây dựng và nội thất trong các cơ quan xí nghiệp còn nhiều hơn gấp nhiều lần nhu cầu của đồng bào dân tộc ít người. Phần lớn gỗ được khai thác đều là những loại gỗ quý như: Lim, Sến, Dẻ, Táu, Cẩm lai... Điều này càng làm cho chất lượng rừng bị suy giảm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn vô vàn khó khăn. Thu nhập chính của họ đều dựa vào các sản phẩm có thể khai thác từ rừng: gỗ, củi đun... Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm diện tích và chất lượng rừng. Do đó, việc thực hiện các chính sách giao đất, giao rừng, hỗ trợ vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ giống, kĩ thuất trồng rừng sẽ góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân miền núi chính là những biện pháp tích cực làm giảm áp lực lên tài nguyên rừng.
3.2.2.3. Hiện tượng cháy rừng
Công tác phòng cháy chữa cháy rừng của tỉnh trong những năm qua đã được chú trọng. Các đơn vị bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng từ tỉnh đến cơ sở đã hoạt động tích cực và có hiệu quả nên các vụ cháy rừng đã giảm nhiều. Tỉnh đã xây dựng và thực hiện Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm, đã mua sắm trang thiết bị đáp ứng một phần nhu cầu thiết bị kỹ thuật bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân sống trên địa bàn gần rừng chưa thực sự chú trọng tới công tác này.
Trong những năm qua, mặc dù ý thức bảo vệ rừng của người dân đã được nâng cao, nhưng do đặc điểm về thời tiết hanh khô kéo dài dẫn tới trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra rất nhiều vụ cháy rừng. Theo thống kê của tỉnh, từ năm 1998 đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh xảy ra 283 vụ vi phạm về phòng cháy chữa cháy rừng (= 4,9% số vụ vi phạm pháp luật về rừng). Nhìn chung các vụ cháy rừng đều đã được phát hiện kịp thời nên đã hạn chế được phần nào thiệt hại do cháy rừng gây ra.
3.2.2.4. Tình trạng du canh, du cư, đốt nương làm rẫy
Mặc dù đời sống của nhân dân đã được cải thiện nhưng ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao của tỉnh giao thông đi lại khó khăn, dân cư phân tán, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên hoạt động nông nghiệp vẫn theo tập quán đốt
85
nương làm rẫy. Do không có vốn để sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh nên họ dùng biện pháp đốt các cây bụi, cây gỗ để lấy chất dinh dưỡng, tăng độ phì của đất đồng thời mở rộng thêm diện tích canh tác nương rẫy. Cùng với đó lượng lao động nhàn rỗi, dư thừa trong các gia đình thì việc du canh là biện pháp hợp lí nhất. Như vậy tình trạng du canh du cư của một bộ phận đồng bào dân tộc ít người ở vùng núi cao của tỉnh đã làm tăng thêm những vùng đất trống, đồi trọc dẫn đến sự suy giảm cả về diện tích lẫn chất lượng rừng.
3.2.2.5. Hạn chế về kĩ thuật trồng rừng, khoanh nuôi và tái sinh rừng
Việc bố trí cơ cấu mật độ trồng rừng phòng hộ theo Quyết định 661 còn chưa phù hợp, cây kinh tế chèn ép cây bản địa. Một số diện tích rừng phòng hộ chăm sóc chưa đúng quy trình, thời vụ, rừng khoanh nuôi còn kém hiệu quả, xem nhẹ về chất lượng, chủ yếu tập trung về độ che phủ do đó chất lượng chưa đạt yêu cầu. Nhiều diện tích rừng trồng chưa đảm bảo phát triển thành rừng. Trong dự án 661 (trồng mới 5 triệu ha rừng) nhưng thực tế có tới gần 1 triệu ha là trồng cây ăn quả và diện tích này không thể tính là rừng.
3.2.2.6. Hạn chế về cơ chế chính sách, tổ chức và quản lí lâm nghiệp trong phát triển và bảo vệ rừng
Trong những năm gần đây với sự cố gắng của các cấp chính quyền và các lực lượng kiểm lâm nên nhiều chính sách của Nhà nước và tỉnh đã được thực hiện trong việc quản lí, bảo vệ và phát triển rừng đã có được những thành công nhất định. Song vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế đã tác động trực tiếp hay gián tiếp đến thảm thực vật rừng của tỉnh.
- Cơ chế chính sách của nhà nước đối với người làm nghề rừng và người bảo vệ rừng chưa thỏa đáng. Một số chế tài xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa phát huy được tác dụng răn đe, các điều kiện để các lực lượng chức năng thực hiện quyền năng pháp lí còn hạn chế.
- Công tác giao đất, giao rừng chưa được thực hiện đồng thời với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Diện tích đất lâm nghiệp có rừng được giao cho các hộ gia đình chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng còn nhiều và công tác cấp phép còn chậm. Mức hỗ trợ về vốn và kĩ thuật không đồng đều giữa các lâm
86
trường quốc doanh và các hộ nông dân tham gia trồng rừng và phát triển rừng. Mặc dù nhà nước đã tiến hành giao đất giao rừng cho các chủ quản lí, nhưng trên thực tế công tác này còn có nhiều bất cập và lợi ích mà chủ rừng được hưởng còn quá ít nên không tạo ra động lực để giữ rừng.
- Lực lượng kiểm lâm còn mỏng, phương tiện còn thiếu, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Hơn nữa mức lương và phụ cấp thấp không đủ đáp ứng cho những nhu cầu đời sống hàng ngày cũng đã khiến một số cán bộ bị lực lượng lâm tặc lợi dụng để tiếp tay cho chúng tàn phá rừng.
- Một số dự án trồng rừng và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh chưa đem lại hiệu quả cao. Công tác quản lí các vườn ươm giống hay khâu kiểm tra nguồn gốc xuất xứ các giống cây chưa được thực hiện chặt chẽ đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của những cánh rừng trồng.
- Một số diện tích rừng mặc dù đã được giao nhưng lại không được sử dụng một cách hiệu quả. Các diện tích rừng đã được giao cho hộ gia đình nhưng do thiếu vốn hoặc ở vùng cao, vùng xa, vùng có độ dốc lớn nên kinh doanh không hiệu quả. Các lâm trường và các tổ chức kinh doanh lâm nghiệp sau khi được giao đất lại hoạt động cầm chừng, một số diện tích rừng bị bỏ hoang do thiếu vốn để đầu tư về giống cây trồng, phân bón, thuê người đào lỗ trồng cây... do đó năng suất thấp.
- Công tác quy hoạch và quản lý đất đai còn có hạn chế, việc giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa thực tế, một số diện tích đất lâm nghiệp đã giao, cấp giấy chứng nhận đạt độ chính xác chưa cao, còn có sự chồng lấn, tranh chấp giữa các hộ gia đình với các doanh nghiệp. Việc giao, cấp giấy chứng nhận theo nhóm hộ gặp nhiều khó khăn nên việc tiếp cận các nguồn vốn vay còn hạn chế. Hiện tượng tranh chấp đất giữa người dân và lâm trường chưa được xử lý kịp thời nên ảnh hưởng tới công tác tổ chức thực hiện kế hoạch, quy hoạch rừng... Nguyên nhân: Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền cơ sở ở một số địa phương còn hạn chế; do trước đây sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, thiếu dụng cụ kỹ thuật cần thiết và nghiệp vụ của cán bộ sử dụng bản đồ trong khoanh vẽ giao đất hạn chế, dẫn đến sai sót trong việc giao đất lâm nghịêp.
87
- Công tác phân chia ranh giới 3 loại rừng còn thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn, do đó gây nhiều trở ngại cho việc quản lý, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Việc quy hoạch cụ thể cho các dự án phát triển 3 loại rừng trong đó quy hoạch vùng nguyên liệu chưa gắn liền với công nghiệp chế biến, các vùng nguyên liệu phân bố còn xa nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ vì vậy chưa thu hút được người dân yên tâm đầu tư phát triển rừng.
- Về tổ chức bộ máy quản lý: Việc đề ra quá nhiều văn bản quản lý và chỉ đạo đã gây nên sự chồng chéo, không thống nhất, sự phân cấp quản lý của các ngành còn phức tạp, trách nhiệm và quyền hạn còn chồng lấp lên nhau.
3.2.2.7. Nguyên nhân phát triển thủy điện
Hiện nay Hà Giang đã có 11 công trình thuỷ điện Nậm Má, Thác thuý, Thuỷ điện 302, 304, Xéo Hồ… và gần đây thuỷ điện Nậm Mu, Mâm Ngần, Thái An với công suất 12 MW đã đưa vào sử dụng ổn định và đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, một phần diện tích của Hà Giang còn là đầu nguồn thuỷ điện Na Hang - Tuyên Quang, thủy điện Thác Bà và có khoảng 18 nhà máy thuỷ điện lớn, nhỏ khác đang trong giai đoạn xây dựng có tổng công suất lắp máy 250 MW. Việc phát triển thủy điện đã làm cho diện tích rừng bị thu hẹp lại, một phần diện tích rừng biến mất và thay vào đó là vùng lòng hồ của thủy điện.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân làm cho thảm thực vật rừng của tỉnh biến động theo chiều hướng tiêu cực. Bên cạnh những nguyên nhân thuộc về tự nhiên (thời tiết, lũ…) thì chủ yếu vẫn là những hoạt động của con người. Chính điều này đã gây nên những ảnh hưởng to lớn tới môi trường sinh thái. Sự biến động tài nguyên rừng đã kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học về nguồn gien, giống loài và các hệ sinh thái trong tự nhiên. Nhiều loài gỗ quý hiếm hầu như không còn hay chỉ thấy xuất hiện tại các khu rừng sâu, vùng núi đá; nhiều loài động vật chỉ còn sống tập trung tại các khu rừng đặc dụng và luôn trong tình trình trạng bị đe dọa. Cùng với sự thay đổi lớp phủ rừng thì tình trạng xói mòn sạt lở đất, đặc biệt là lũ quét cũng đã xảy ra đã chứng minh sự thay đổi nhất định của khí hậu trên địa bàn tỉnh.
88
3.3. Dự báo, quan điểm, định hƣớng, mục tiêu và giải pháp phát triển thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang đến năm 2020
3.3.1. Dự báo các lĩnh vực liên quan đến phát triển rừng
Để đưa ra được những định hướng và mục tiêu thì phải dựa trên dự báo các lĩnh vực liên quan đến phát triển rừng và tác động trực tiếp đến phát triển rừng. Trong tất cả các nguyên nhân gây ra biến động rừng thì nguyên nhân quan trọng nhất là do áp lực về dân số
- Dự báo về dân số: Dự báo đến năm 2020 là 849.700 người, trong đó: Thành
thị 167.900 người (chiếm 20%), Nông thôn 681.800 (chiếm 80%). Như vậy, dân số vẫn tiếp tục gia tăng, diện tích sản xuất nông lâm nghiệp bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng như chuyển sang đất thổ cư, đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp, giao thông... đây là sức ép đòi hỏi phải giảm diện tích đất lâm nghiệp; nhu cầu về sử dụng gỗ, lâm sản và củi đun ngày càng gia tăng... [5]
- Dự báo lao động và việc làm: Đến năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động
khoảng 538,3 nghìn người, cơ cấu lao động tương ứng nông lâm là 60%, công nghiệp xây dựng là 14% và dịch vụ 26%. Bình quân tạo việc làm cho khoảng 40 vạn lao động/năm (giai đoạn 2011-2015) và 43 vạn lao động/năm (giai đoạn 2016-2020)
- Dự báo về chỉ tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 14,5 %, trong đó: Kinh tế nông lâm nghiệp, thuỷ sản 5,1%, Công nghiệp và xây dựng 17,8%, Dịch vụ 18,5%; Tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, dịch vụ đạt 21%, ngành công nghiệp xây dựng đạt khoảng 39%, dịch vụ đạt 40%.[5]
- Dự báo về nhu cầu lâm sản và thị trường tiêu thụ: Nhu cầu sử dụng gỗ, lâm