Nhận định chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 82 - 84)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.3.Nhận định chung

Qua phân tích biến động thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 - 2010 có thể đưa ra một số nhận xét chính như sau:

* Về các trạng thái rừng

- Rừng thứ sinh sau khai thác: Tập trung trên núi trung bình và núi thấp do bị khai thác trái phép những cây có giá trị kinh tế, gồm có các loại:

+ Rừng trung bình (IIIA2): Diện tích loại rừng này không nhiều, rừng gồm những cây gỗ lớn D1,3 từ 20 - 30 cm, M/ha từ 101 - 200 m3, tổ thành loài chủ yếu: Sồi, Dẻ, Kháo, Giổi, Re ... và các loại gỗ quý như Đinh, Thông đá, Lõi thọ, Lát hoa.... Đây là trạng thái rừng bị tác động, khai thác ở cường độ thấp, rừng có giá trị

75

kinh tế và giá trị bảo tồn cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Loại rừng này phân bố tập trung ở khu vực núi cao, dốc hiểm trong các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Rừng nghèo (IIIA1): Là loại rừng đã bị khai thác kiệt, tầng tán bị phá vỡ và tạo nhiều lỗ trống trong rừng. Thành phần cây gỗ chủ yếu: Kháo, Tống quá sủ, Bứa, Vàng anh, Chẩn, Thôi ba, Máu chó, Phân mã… và những cây ít có giá trị kinh tế. Rừng nghèo phân bố tập trung hầu hết ở các huyện trên địa bàn tỉnh.

- Rừng phục hồi (IIA, IIB) đây là loại rừng mới phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác kiệt. Diện tích rừng tập trung lớn nhất ở các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc mê, Hoàng Su Phì. Thành phần cây gỗ gồm: Giẻ, Kháo, Re, Tống quá sủ, Hoắc quang, Ba soi, Ba bét.

- Rừng hỗn giao nứa gỗ, vầu gỗ: Là trạng thái rừng thứ sinh mang nét đặc trưng của rừng ẩm nhiệt đới núi thấp ở Hà Giang. Phân bố tập trung ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên và Bắc Mê. Rừng có cấu trúc hai tầng rõ rệt, tầng trên là tầng cây gỗ, trữ lượng không cao, tầng dưới là Vầu, Nứa xen cây gỗ nhỡ và gỗ nhỏ.

- Rừng nứa: Phân bố tập trung ven khe suối thuộc các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Ngoài ra, còn một số diện tích phân bố rải rác ở huyện Bắc Mê, rừng có cấu trúc một tầng, đường kính 4- 7cm, mật độ khoảng trên 8.000 cây/ha.

- Rừng trồng: Cây trồng chính gồm Keo các loại, Bạch đàn, Bồ đề, Mỡ, Muồng, Trám, Thông, Sa mộc, Lát, Tống quá sủ và các loại cây bản địa khác.

- Rừng núi đá: Đây là trạng thái rừng tự nhiên điển hình của Hà Giang còn lại do địa hình hiểm trở nên ít bị tác động. Loài cây chủ yếu là Nghiến, Trai, Bách vàng, Thông đỏ, Thông đá, Dẻ tùng, Kim giao.... Loại rừng này phân bố chủ yếu nằm trên Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn và Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang.

* Về biến động theo chiều hướng tích cực

- Diện tích rừng đã tăng lên đáng kể, nâng độ che phủ rừng từ 36,5% (2000) lên 51,6% (2010).

76

- Sự gia tăng diện tích đất lâm nghiệp diễn ra trên hầu hết các tất cả các địa bàn của tỉnh (trừ huyện Quản Bạ).

- Trữ lượng rừng tự nhiên tăng, trong đó chủ yếu là rừng phục hồi và rừng trồng, rừng hỗ giao.

* Về biến động theo chiều hướng tiêu cực

- Rừng giàu không có, rừng núi đá và rừng trung bình giảm mạnh, rừng nghèo giảm và có diện tích ít.

- Diện tích rừng gia tăng không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh, rừng tập trung chủ yếu ở các huyện phía nam (tiểu vùng III) của tỉnh; các địa bàn khác độ che phủ tương đối thấp.

- Chất lượng rừng ngày càng suy giảm: Chất lượng của hầu hết các loại rừng tự nhiên đều giảm, những loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao đang hiếm dần hoặc bị đe dọa, thay thế vào đó là những cây gỗ tạp, ít có giá trị kinh tế và những cánh rừng phục hồi thường không xuất hiện những loài cây gỗ quý trước đây, một số loại rừng bị thay thế bàng các loại thảm thực vật khác hoặc bị chuyển đổi mục đích sử dụng.

- Rừng trồng mặc dù có diện tích và trữ lượng gia tăng nhưng chủ yếu là rừng thuần loại, các loại cây lá rộng nhập nội làm giảm tính đa dạng sinh học của rừng trồng. Một số loài cây rừng trồng hút nước, làm khô đất nhanh chóng gây thoái hóa đất, cháy rừng trong mùa khô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 82 - 84)