Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 47 - 48)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới nên được sự quan tâm của Chính phủ trong đầu tư các chương trình, dự án để phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá ổn định và có sự chuyển biến đúng hướng. Lực lượng lao động dồi dào, hạ tầng cơ sở đã và đang được đầu tư phát triển mở rộng, đặc biệt là mạng lưới giao thông nông thôn. Đất đai và khí hậu thích hợp cho đa dạng hoá phát triển sản xuất nông lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng vật nuôi; quỹ đất lâm nghiệp chưa có rừng trên địa bàn tỉnh còn nhiều, đây là điều kiện để phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tài nguyên khoáng sản một số loại còn trữ lượng khá cao như: Antimon, Sắt, Chì, Mangan, Cao lanh, Pyrit, Quarzit, đá vôi, cát, sỏi... cho phép phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, xi măng, vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, Hà Giang còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như:

- Điều kiện địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt có nhiều biến động phức tạp, quy mô kinh tế nhỏ lẻ, một số huyện vùng cao biên giới nhân dân sống phân tán, văn hoá - xã hội chưa phát triển.

- Trình độ dân trí của đồng bào vùng cao còn hạn chế, ý thức của một bộ phận nhỏ người dân còn coi việc bảo vệ và phát triển rừng là làm cho Nhà nước để hưởng tiền công vì vậy chưa thực sự gắn bó quyền lợi và trách nhiệm với rừng; Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, cơ cấu chuyển dịch còn chậm. Chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng lao động kỹ thuật tuy đã được đào tạo nhưng còn thiếu và yếu. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các ngành còn hạn chế nhất là trong ngành nông lâm nghiệp. Tỷ lệ tăng dân số tương đối cao trong khi diện tích canh tác cây lương thực ít và điều kiện sản xuất khó khăn. Sự gia tăng dân số, nhu cầu lương thực, gỗ, chất đốt của người dân đang là sức ép lớn đối với phát triển lâm nghiệp trên địa bàn.

- Vốn đầu tư của Nhà nước cho các chương trình khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng hàng năm còn hạn chế, chính sách hưởng lợi đã có nhưng với điều kiện địa hình của Hà Giang thì chưa hấp dẫn các chủ quản lý bảo vệ rừng, chưa thực sự gắn bó quyền lợi và trách nhiệm với rừng.

- Địa hình chia cắt, lượng mưa tập trung theo mùa dẫn đến nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cao, bên cạnh đó còn có những yếu tố thời tiết cực đoan như sương muối, giá rét vào mùa đông, mưa đá vào mùa hè đã ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

40

- Công tác giống và chất lượng giống đã được chú trọng quản lý xong chưa đáp ứng được yêu cầu cho công tác trồng rừng; các cơ sở chế biến lâm sản ở các huyện chưa được củng cố và phát triển; năng suất rừng trồng còn thấp do chưa đầu tư trồng rừng thâm canh; chưa thu hút được các thành phần kinh tế chú trọng đầu tư trồng và bảo vệ rừng…

Tất cả các điều kiện trên đã ảnh hưởng lớn đến công tác, chính sách trồng và phát triển rừng của tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)