Hiện trạng thảm thực vật rừng năm 2000

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 48 - 56)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Hiện trạng thảm thực vật rừng năm 2000

2.2.1.1. Diện tích và sự phân bố

a. Diện tích

Theo kết quả điều tra hiện trạng rừng, năm 2000, tổng diện tích rừng tỉnh Hà Giang là 371.404,5 ha, trong đó có 329.341,3 ha là rừng tự nhiên và 42.063,2 ha rừng trồng.

Diện tích rừng tự nhiên năm 2000 có 329.341,3 ha, chiếm 88,7% diện tích đất có rừng và chiếm 44,6% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm rừng nghèo, rừng trung bình, rừng phục hồi, rừng hỗn giao, rừng tre nứa thuần loại và rừng núi đá.

Bảng 2.6. Số liệu hiện trạng rừng và đất tỉnh Hà Giang năm 2000

Đơn vị: ha

Hạng mục Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích phân theo 3 loại rừng Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Tổng diện tích đất tự nhiên 792.321 100 Đất lâm nghiệp 444.558 56% 259.727,20 59.152 125.678,1 Đất có rừng 371.404,5 47% 231.022,3 57.122 83.259,8 1. Rừng tự nhiên 329.341,3 42% 213.647,2 54.623,9 61.070,2 Rừng trung bình 41.446,1 5% 25.496,5 14.173,2 1.776,4 Rừng nghèo 28.714,7 4% 17.610,4 8.132,5 2.971,8 Rừng phục hồi 128.305,1 16% 81.776,2 15.804,8 30.724,1 Rừng hỗn giao 52.845,4 7% 32.287,1 4.543,8 16.014,5

Rừng tre nứa thuần loại 9.257,7 1% 4.468,5 108,4 4.680,8

Rừng núi đá 68.772,32 9% 52.008,5 11.861,2 4.902,6 2. Rừng trồng 42.063,2 5% 17.375,1 2498,5 22189,6 Rừng gỗ có trữ lượng 24.234,5 3% 9469,6 1863,6 12901,3 Rừng gỗ chưa có TL 16.925,3 2% 7892,7 634,9 8397,7 Rừng tre nứa 714 0% 12,7 0 701,3 Rừng đặc sản 189,2 0% 0 0 189,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

41

Hình 2.5: Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Hà Giang năm 2000

42

Rừng phục hồi chiếm diện tích lớn nhất 128.305,1 ha chiếm 38.96% diện tích rừng tự nhiên, 34,55% diện tích đất có rừng; rừng núi đá có diện tích 68.772,32 ha chiếm 20,88% diện tích rừng tự nhiên, 18,52% diện tích đất có rừng; rừng hỗn giao có diện tích 52.845,4 ha chiếm 16,05% diện tích rừng tự nhiên, 14,23% diện tích đất có rừng; rừng trung bình có diện tích 41.446,1 ha chiếm 12.58% diện tích rừng tự nhiên, 11,16% diện tích đất có rừng; rừng nghèo có diện tích 28.714,7 ha chiếm 8.72% diện tích rừng tự nhiên, 7,73% diện tích đất có rừng; diện tích rừng giàu trong tỉnh không còn, diện tích rừng tre nứa thuần loại còn lại ít, có diện tích 9.257,7 ha chiếm 2.81% diện tích rừng tự nhiên, 2,49% diện tích đất có rừng.

Như vậy, có thể thấy vào năm 2000, diện tích rừng tự nhiên trong toàn tỉnh Hà Giang không còn nhiều, chủ yếu vẫn là rừng phục hồi, rừng núi đá và rừng hỗn giao nhưng diện tích cũng không nhiều, rừng giàu đã không còn, đây là hậu quả của tình trạng khai thác gỗ trái phép kéo dài trong thời gian trước diễn ra trên địa bàn tỉnh; thời điểm năm 2000, hiện tượng "đi rừng", lấy gỗ, củi, lâm sản của đồng bào dân tộc ít người sống vùng gần rừng và trong rừng vẫn còn phổ biến, người dân chưa ý thức được việc họ khai thác lâm sản trái phép trong rừng là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, mặc dù công tác tuyên truyền bảo vệ rừng đã được tăng cường nhưng vì mưu sinh cuộc sống, việc khai thác gỗ, củi, lâm sản vẫn diễn ra. Những khu rừng chứa những loại gỗ quý đã bị khai thác gần như triệt để, chỉ còn lại những loại rừng non chưa có trữ lượng hay rừng hỗn giao tre nứa có trữ lượng thấp.

Trong quá trình khai thác gỗ và lâm sản trong rừng, với ý thức chưa cao của người dân đã gây lên nhiều vụ cháy rừng. Thực tế ở tỉnh Hà Giang cho thấy, thu nhập bình quân đầu người thời điểm 2000 còn rất thấp, đặc biệt ở vùng núi, do đó nên hiện tượng chặt phá rừng, khai thác gỗ triệt để vẫn diễn ra tại các vùng có rừng càng làm kiệt quệ vốn rừng của tỉnh.

Rừng trồng có diện tích 42.063,2 ha chiếm 12,77% diện tích rừng tự nhiên và chiếm 11,33% diện tích đất có rừng của tỉnh, trong đó chủ yếu là rừng gỗ có trữ lượng 24.234,5 ha chiếm 7,36% diện tích rừng tự nhiên và chiếm 6,53% diện tích đất có rừng; rừng gỗ chưa có trữ lượng 16.925,3 ha chiếm 5,14% diện tích rừng tự nhiên và chiếm 4,56% diện tích đất có rừng. Còn lại là rừng tre nứa và đặc sản có diện tích không đáng kể (890,5 ha).

43

Nếu chia theo mục đích sử dụng, diện tích rừng trồng sản xuất lớn nhất với 22.189,6 ha, chiếm 52,75% diện tích rừng trồng, sau đó tới diện tích rừng trồng phòng hộ 17.375,1 ha, chiếm 41,31%; rừng trồng đặc dụng chỉ có 2.498,5 ha, chiếm 5,94% diện tích rừng trồng toàn tỉnh. Đây là thời gian tỉnh Hà Giang đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng, do vậy diện tích rừng phòng hộ nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn được coi trọng phát triển.

Hình 2.6. Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất rừng tỉnh Hà Giang năm 2000 so với đất lâm nghiệp (Bảng 2.6).

b. Phân bố rừng theo đơn vị hành chính

Về phân bố, tất cả các địa phương trong tỉnh Hà Giang đều có rừng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau nên diện tích thảm thực vật rừng có sự khác nhau giữa các địa phương trong tỉnh.

Theo bảng số liệu và biểu đồ dưới ta thấy các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê, Quản Bạ có diện tích rừng lớn nhất tỉnh, chiếm 57,5% diện tích đất có rừng toản tỉnh. Trong đó, huyện Vị Xuyên là huyện có diện tích tự nhiên (149.804,3 ha) cũng như diện tích rừng lớn nhất toàn tỉnh với 85.217,4 ha, độ che phủ 56,9%, chiếm 22,94% diện tích đất có rừng toàn tỉnh.

44

Huyện Vị Xuyên là huyện miền núi có diện tích lớn nhất toàn tỉnh, trên địa bàn huyện có đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thảm thực vật rừng sinh trưởng và phát triển. Huyện Vị Xuyên có khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang (7.000 ha) và một phần thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh (21.554 ha); có rừng phòng hộ và còn có sông Lô chảy qua (bắt nguồn từ Trung Quốc vào địa phận Hà Giang tại xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên), đây là một con sông lớn của tỉnh nên có ý nghĩa rất lớn về phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, đất và chống xói mòn. Do đó, Vị Xuyên ngoài việc làm tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng còn trở thành vùng có diện tích rừng lớn nhất trong toàn tỉnh. Rừng ở Vị Xuyên vừa có ý nghĩa phòng hộ đầu nguồn, vừa bảo vệ đa dạng sinh học vừa là rừng sản xuất lớn cung cấp nguyên liệu lâm sản trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.7. Hiện trạng phân bố rừng theo đơn vị hành chính tỉnh Hà Giang năm 2000

Đơn vị: ha

Tên huyện Diện tích tự nhiên Đất có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Độ che phủ (%) Cơ cấu (%) Toàn tỉnh 792.321,0 371.404,5 329.341,3 42.063,2 46,9 100 Vị Xuyên 149.804,3 85.217,4 77.026,4 8.191,0 56,9 10,8 Hoàng Su Phì 63.257,0 28.575,0 23.959,0 4.616,1 45,2 3,6 Xín Mần 58.099,1 21.313,9 17.622,3 3.691,6 36,7 2,7 TP Hà Giang 13.404,6 7.749,1 6.389,1 1.360,0 57,8 1,0 Bắc Quang 109.880,0 46.824,6 37.933,7 8.890,9 42,6 5,9 Quản Bạ 53.072,0 38.614,6 36.654,8 1.959,8 72,8 4,9 Yên Minh 78.345,9 26.870,3 22.565,9 4.304,4 34,3 3,4 Mèo Vạc 57.437,0 20.711,3 18.547,9 2.163,4 36,1 2,6 Đồng Văn 45.908,0 17.182,3 15.814,4 1.367,9 37,4 2,2 Quang Bình 79.289,0 35.380,4 32.158,8 3.221,6 44,6 4,5 Bắc Mê 83.824,1 42.965,6 40.669,1 2.296,4 51,3 5,4

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Hà Giang) [6]

Bắc Quang là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ hai 109.880 ha và cũng có diện tích rừng lớn lớn thứ 2 trong toàn tỉnh 46.824,6 ha, độ che phủ 42,6%, chiếm 12,6% diện tích đất có rừng toàn tỉnh. Huyện Bắc Quang nằm ở Tiểu vùng III của

45

tỉnh, giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang), huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái). Có sông Lô và sông Con chảy qua địa bàn; với kiểu khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 4 mùa rõ rệt; lượng mưa trung bình khoảng 4.665 – 5.000 mm/năm, Bắc Quang là một trong những vùng có số ngày mưa nhiều nhất ở Việt Nam nên huyện có đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thảm thực vật rừng sinh trưởng và phát triển.

Bắc Mê là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ ba 83.824,1 ha và cũng có diện tích rừng lớn thứ ba trong toàn tỉnh 42.965,558 ha, độ che phủ 51,3%, chiếm 11,6% diện tích đất có rừng toàn tỉnh. Huyện Bắc Mê nằm ở Tiểu vùng III của tỉnh, giáp huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng). Huyện có khu bảo tồn thiên nhiên Căng Bắc Mê (27.800 ha), có khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Bắc Mê; có khu Bảo tồn thiên nhiên và rừng đặc dụng Du Già.

Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu diện tích rừng so với đất có rừng phân theo đơn vị hành chính tỉnh Hà Giang năm 2000 (từ Bảng 2.7)

Quản Bạ là huyện có diện tích tự nhiên không lớn so với các huyện khác trong toàn tỉnh chỉ có 53071,97 ha nhưng có diện tích rừng lớn thứ tư trong toàn tỉnh 38.614,6 ha, độ che phủ 72,8%, chiếm 10,4% diện tích đất có rừng toàn tỉnh, độ che phủ rừng của Quản Bạ là lớn nhất tỉnh. Huyện Quản Bạ có khu bảo tồn thiên nhiên và rừng đặc dụng Bát Đại Sơn (10.684 ha); có rừng phòng hộ và còn có sông Miện chảy qua, đây cũng là một sông lớn của tỉnh nên có ý nghĩa rất lớn về phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, đất và chống xói mòn.

46

Đối với các huyện Yên Minh, Xín Mần, Mèo Vạc, Đồng Văn là những huyện vùng cao của tỉnh có diện tích tự nhiên 239.790 ha chiếm 30% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, tuy nhiên đất có rừng chỉ có 86.077,8 ha chiếm 20% diện tích đất có rừng toàn tỉnh, độ che phủ của cả 04 huyện chỉ đạt 28,7%. Địa hình các huyện là địa hình Caster cao dốc xen lẫn núi đất, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc xuống Tây Nam, bị chia cắt phức tạp tạo nên nhiều dãy núi có độ dốc lớn, nên mật độ và diện tích rừng thấp.

Thành phố Hà Giang là đơn vị hành chính nhỏ nhất tỉnh có diện tích tự nhiên 13.404,6 ha, chiếm 1,7% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh và cũng có diện tích rừng nhỏ nhất 7.749,1 ha chiếm 2,08% diện tích đất có rừng toàn tỉnh, độ che phủ đạt 57,8%, độ che phủ lớn thứ 3 toàn tỉnh. Rừng ở thành phố Hà Giang không còn nhiều, tuy là khu vực miền núi nhưng có địa hình tương đối bằng phẳng, có dân cư đông đúc, diện tích đất chủ yếu dùng cho nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng nên diện tích rừng thu hẹp và không còn nhiều.

Như vậy, có thể thấy được rừng của Hà Giang chủ yếu được phân bố ở các huyện vùng núi đất thấp thuộc Tiểu vùng III của tỉnh, vì vùng này chủ yếu là núi thấp và đồi báp úp, độ cao trung bình từ 300 - 500m, đất rừng còn khá tốt, khả năng tái sinh phục hồi rừng có nhiều triển vọng. Đây cũng là vùng kinh tế, văn hoá trọng điểm của Tỉnh Hà Giang. Các huyện Vùng cao nguyên núi đá phía Bắc gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh thuộc Tiểu vùng I, nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, có địa hình phức tạp nên mật độ và diện tích rừng thấp, chủ yếu là rừng núi đá phát triển. Các huyện thuộc tỉnh Hà Giang nói chung có mật độ dân số thấp, mức sống của người dân không cao, là nơi tập trung đông bào dân tộc ít người, cuộc sống vẫn phụ thuộc vào rừng. Do đó, để quản lí, bảo vệ rừng cần có những biện pháp nâng cao mức sống cũng như ý thức của người dân.

2.2.1.2. Cơ cấu và trữ lượng

Theo điều tra năm 2000 tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh Hà Giang là 31.014.239m3 gỗ và 320.066 nghìn cây tre nứa. Dựa vào Bảng 2.8 có thể thấy trữ lượng rừng tự nhiên vẫn lớn nhất 89,3%, trong đó chủ yếu là trữ lượng của rừng phục hồi, rừng núi đá, rừng hỗn giao và rừng trung bình.

47

Rừng phục hồi có trữ lượng 12.384.965 m3, tỉ lệ 39,5% trong cơ cấu trữ lượng. Rừng trung bình có trữ lượng 5.997.853 m3, tỉ lệ 19,1% trong cơ cấu trữ lượng. Rừng núi đá có trữ lượng 4.263.320 m3, tỉ lệ 13,6% trong cơ cấu trữ lượng. Rừng hỗn giao có trữ lượng 3.248.156 m3, tỉ lệ 10,37% trong cơ cấu trữ lượng. Còn lại là rừng nghèo, rừng tre nứa thuần loại, rừng giầu không còn.

Bảng 2.8. Cơ cấu và trữ lƣợng các loại rừng tỉnh Hà Giang năm 2000

Đơn vị: gỗ - m3; tre nứa -1000 cây

Loại rừng Trữ lƣợng Cơ cấu (%)

Tổng trữ lƣợng - Gỗ - Tre nứa 31.334.305 31.014.239 320.066 100 98,9 1,1 I. Rừng tự nhiên - Gỗ - Tre nứa 27.982.890 27.667.081 315.809 89,3 88,3 1 Rừng giầu 0 0 Rừng trung bình 5.997.853 19,1 Rừng nghèo 1.735.090 5,54 Rừng phục hồi 12.384.965 39,5 Rừng hỗn giao 3.248.156 10,37

Rừng Tre nứa thuần loại 37.698 0,12

Rừng núi đá 4.263.320 13,6 II. Rừng trồng - Gỗ - Tre nứa 1.665.328 1.661.071 4.257 5,32 5,3 0,02

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Hà Giang) [6]

Rừng trồng ở Hà Giang năm 2000 có trữ lượng không đáng kể 1.665.328m3, tỉ lệ 5,32% trong cơ cấu trữ lượng rừng, trong đó chủ yếu là rừng gỗ, rừng tre nứa chiếm số lượng rất nhỏ chiếm tỉ lệ 0,02% trong cơ cấu trữ lượng rừng. Đây chủ yếu là các loài cây mới trồng, chưa có trữ lượng và rừng tre nứa, đặc sản.

48

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)