5. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Xu hướng biến động rừng Trung du Miền núi phía Bắc
Vùng Trung du Miền núi phía Bắc gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang,Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Tổng diện tích của các tỉnh thuộc vùng 95.264,4 km², tổng dân số năm 2011 là 11.290.500 người, mật độ đạt 119 người/km². Từ những năm 1976, tất cả đất rừng Việt Nam đều được quốc hữu hóa, đất rừng của khu vực các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc không nằm ngoài chính sách này. Tuy nhiên, do sự lỏng lẻo trong quản lí rừng của nhà nước và nhu cầu khai thác khoáng sản đã dẫn tới sự khai thác bừa bãi diện tích rừng ở đây dẫn đến diện tích rừng của khu vực giảm mạnh.
Bảng 1.2. Diện tích rừng các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc
Năm 2002 2004 2006 2008 2010 Lai Châu 564.297 318.466 343.650 349.843 383.591 Điện Biên 354.585 367.681 375.141 397.082 347.225 Sơn La 480.658 526.722 582.929 583.494 625.786 Hoà Bình 194.209 200.210 207.020 213.948 224.963 Lào Cai 288.822 274.607 296.154 314.871 327.755 Yên Bái 270.711 328.865 377.001 400.221 410.702 Hà Giang 298.560 333.774 372.383 422.485 444.861 Tuyên Quang 330.460 332.644 371.789 386.103 390.148 Phú Thọ 144.257 154.238 167.118 175.375 183.149 Cao Bằng 295.310 303.971 324.540 333.537 336.813 Bắc Kạn 247.796 261.305 265.321 274.358 288.149 Thái Nguyên 146.593 155.336 165.052 167.904 175.071 Quảng Ninh 241.702 261.268 280.395 291.298 310.359 Lạng Sơn 271.278 333.671 359.985 382.362 409.427 Bắc Giang 148.373 155.077 156.391 156.927 127.338 Tổng cộng: 3.923.024 4.307.833 4.644.871 4.849.807 4.985.337
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
25
Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây, các tỉnh trong khi vực đã có nhiều chương trình, dự án nhằm bảo vệ, hạn chế và giảm thiểu nguy cơ chặt phá rừng, đồng thời cũng có các biện pháp trồng mới, phủ xanh đất trống, đồi trọc tăng độ che phủ rừng. Theo thống kê, diện tích có rừng năm 2010 tăng thêm 1.062.312 ha, tăng 27,8% so với năm 2002, diện tích rừng của khu vực tăng đều hàng năm, trong đó rừng tự nhiên tăng 541.493 ha, chủ yếu là do kết quả khoanh nuôi phục hồi rừng.
Tiểu kết chƣơng 1
Cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc nghiên cứu biến động rừng bao gồm các khái niệm về rừng, tái sinh rừng, diễn thế rừng, mất rừng và suy thoái rừng, biến động thảm thực vật rừng; cơ sở phân loại rừng và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu biến động rừng ở Việt Nam nói chung và ở Hà Giang nói riêng... Nhìn chung, trong những thập kỷ gần đây hầu hết tài nguyên rừng của các tỉnh miền núi của Việt Nam và các tỉnh trung di miền núi phía Bắc có nhiều biến động, điều đó cho thấy tài nguyên rừng tình Hà Giang cũng nằm trong khu vực có nhiều biến động về chất lượng và số lựơng của rừng, điều này là do những tác động rất lớn của các hoạt động kinh tế - xã hội của con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
26
Chƣơng 2
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2000–2010
2.1. Nhân tố ảnh hƣởng tới thảm thực vật rừng tỉnh hà giang
2.1.1. Nhân tố tự nhiên
2.1.1.1. Nhân tố địa lí - địa hình
a. Vị trí địa lí
Hà Giang là tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, có 277,5 km đường biên giới với Trung Quốc. Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Tọa độ địa lý: Từ 22o23’ đến 23o23’ vĩ độ Bắc và từ 104o20’ đến 105o34’ độ kinh Đông.
b. Địa hình
Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, có nhiều dãy núi cao, nơi cao nhất 2.419 m là đỉnh Tây Côn Lĩnh và nơi thấp nhất là thung lũng sông Lô (cao 80 - 100 m). Địa hình chia cắt phức tạp, nhiều sông suối và nhiều thác ghềnh đã tạo nên 3 tiểu vùng khác nhau.
- Tiểu vùng I:Vùng núi đá phía Bắc gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ
và Yên Minh nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, chủ yếu là địa hình Caster cao dốc xen lẫn núi đất. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình chia cắt phức tạp tạo nên nhiều dãy núi có độ dốc lớn trên 350, độ cao trung bình từ 700 - 1.000 m.
- Tiểu vùng II:Vùng cao núi đất phía Tây gồm có 2 huyện phía Tây là Hoàng
Su Phì và Xín Mần. Địa hình núi trung bình chủ yếu là núi đất xen lẫn là những vách đá, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam với độ cao trung bình > 700m. Có tiềm năng phát triển lâm nông nghiệp tập trung.
- Tiểu vùng III: Vùng núi đất thấp gồm 4 huyện Vị Xuyên, Bắc Mê, Bắc
Quang, Quang Bình và thành phố Hà Giang. Địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi báp úp, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình từ 300 - 500m, đất rừng còn khá tốt, khả năng tái sinh phục hồi rừng có nhiều triển vọng. Đây là vùng kinh tế, văn hoá trọng điểm của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
27
Hình 2.1: Bản đồ hành chính Tỉnh Hà Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
28
2.1.1.2. Nhân tố khí hậu - thủy văn
a. Khí hậu
Khí hậu của Hà Giang mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao, mùa đông lạnh kéo dài, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, nóng nhất vào tháng 7 và tháng 8. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22- 230C, biên độ dao động nhiệt độ trong ngày từ 6 - 70C. Tổng lượng nhiệt trong năm từ 8.300 - 8.5000
C.
Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình các tháng và năm một số trạm tỉnh Hà Giang
Đơn vị: 0 C Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm TP.Hà Giang 12,4 17,2 16,8 22,8 25,8 28,2 28,8 28,1 26,9 23,9 21,6 16,4 22,4 Bắc Quang 12,5 17,4 16,9 22,8 25,7 28,1 28,8 28,0 26,7 23,8 21,5 16,2 22,4 Bắc Mê 11,3 16,3 15,9 22,0 25,6 28,6 28,7 27,9 26,3 23,3 20,8 15,8 21,9 Hoàng Su Phì 11,2 16,2 15,9 21,5 24,3 26,7 26,9 26,1 24,9 21,9 19,3 14,4 20,8
(Nguồn: Niên Giám thống kê năm 2011 tỉnh Hà Giang) [11]
Hình 2.2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng và năm một số trạm tỉnh Hà Giang
Do cấu tạo phức tạp của địa hình nên ranh giới giữa mùa mưa và mùa khô ở Hà Giang là khác nhau, hai huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì thường nắng nóng hơn các huyện khác trong tỉnh; bốn huyện phía bắc gồm Quản Bạ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
29
Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn hình thành 2 mùa mưa và khô, lượng mây ở đây khá nhiều và tương đối ít nắng. Số giờ nắng bình quân cả tỉnh khoảng 1.454,9 giờ, trong đó tháng nhiều nhất là 181 giờ và tháng ít nhất là 74 giờ.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm từ 2.400 - 2.700 mm, trong đó lượng mưa nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7. Địa phương có lượng mưa lớn nhất là huyện Bắc Quang, Quang Bình có tháng tới 1.429,2 mm và mưa ít nhất là huyện Hoàng Su Phì, có tháng chỉ 24,2 mm. Ngoài ra, Hà Giang còn có hiện tượng mưa phùn (32 ngày/năm) nhưng ít có bão. Tuy nhiên, vào mùa mưa dễ gây lụt lội, lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương.
Bảng 2.2. Lƣợng mƣa trung bình tháng và năm tại một số trạm tỉnh Hà Giang
(Đơn vị: mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm TP.Hà Giang 20.8 13.1 101.1 78.1 232.7 423.5 314.8 199.5 229.2 142.4 37.9 15.8 1.809 Bắc Quang 49.5 34.8 116.7 142.3 383.3 875.5 676.8 259.1 356.8 156.5 115 15.2 3.182 Bắc Mê 17.1 2.3 74.2 40 190.3 340.8 226 158.5 155.9 169.6 34 11.1 1.420 Hoàng Su Phì 16.9 0.6 109.4 33.7 105 172 201.2 144.1 201.2 123 30.7 15.7 1.154
(Nguồn: Niên Giám thống kê năm 2011 tỉnh Hà Giang) [11]
Hướng gió chính ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng, gió trong các thung lũng thường yếu với tốc độ trung bình khoảng 1 - 1,5 m/s. Ngoài ra còn xuất hiện một số hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan đó là số ngày có dông trong năm cao nhất vùng (103 ngày), sương mù trong năm khá nhiều (khoảng 40 ngày). Mặc dù vậy, Hà Giang lại là tỉnh ít bị sương muối hơn các tỉnh khác trong vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
30
Hình 2.3. Biểu đồ lƣợng mƣa trung bình tháng và năm tại một số trạm tỉnh Hà Giang
Hà Giang là một trong những tỉnh có độ ẩm cao, độ ẩm bình quân là 85%, trong đó tháng cao nhất là 87% (tháng 7 và 8), thấp nhất là 81% (tháng 5).
Bảng 2.3. Độ ẩm trung bình tháng và năm tại một số trạm tỉnh Hà Giang.
Đơn vị: % Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm TP.Hà Giang 87 87 86 86 83 84 83 83 84 82 83 79 84 Bắc Quang 89 88 88 87 84 86 84 85 87 87 85 81 86 Bắc Mê 77 81 80 83 80 84 84 84 84 86 87 78 82 Hoàng Su Phì 84 79 82 75 77 81 79 79 81 81 81 79 80
(Nguồn: Niên Giám thống kê năm 2011 tỉnh Hà Giang)
Nhìn chung, thời tiết khí hậu của tỉnh thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhiệt đới và á nhiệt đới, tạo ra sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, khí hậu, thời tiết của tỉnh cũng khắc nghiệt với những đợt lũ lụt, hạn hán, rét đậm - rét hại kéo dài gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
31
Hình 2.4. Biểu đồ độ ẩm trung bình các tháng và năm một số trạm tỉnh Hà Giang
b. Thuỷ văn
Hà Giang là vùng đầu nguồn các sông chính: Sông Lô, sông Miện, sông Nho Quế, sông Chảy, sông Gâm, sông Bạc, ngoài ra còn có hàng trăm khe suối lớn nhỏ, phân bố đều khắp trên phạm vi toàn tỉnh, tạo nên lượng nước lớn cung cấp nguồn t- ưới tiêu cho đồng ruộng và xây dựng các công trình thủy điện nhỏ phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của nhân dân trong vùng, có các hệ sông chính như sau:
- Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) ở độ cao trên 1.000 m vào địa phận Hà Giang tại Thanh Thuỷ chảy qua thành phố Hà Giang về Tuyên Quang tới Việt Trì (Phú Thọ) đổ ra sông Hồng. Sông Lô chảy qua địa phận Hà Giang dài 97 km.
- Sông Chảy bắt nguồn từ Hoàng Su Phì chảy qua Xín Mần, Quang Bình (Hà Giang) đến Bảo Yên, Lục Yên, Yên Bình (tỉnh Yên Bái).
- Sông Gâm bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Đồng Văn, Mèo Vạc sang tỉnh Cao Bằng rồi lại về địa phận của huyện Bắc Mê, chảy sang Tuyên Quang và hợp với sông Lô tại Hàm Yên. Ngoài ra, còn có sông Nho Quế, sông Con, sông Chừng, sông Bạc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
32
Nguồn nước ngầm của Hà Giang tồn tại trong các khe nứt và lỗ hổng của các tầng trầm tích, chất lượng tốt. Tuy nhiên, các tầng chứa nước mới được thăm dò sơ bộ, chưa thể khai thác với khối lượng lớn. Do địa hình phức tạp, 2 bên sông suối của tỉnh thường là những mái núi dốc, thực bì che phủ đầu nguồn các khe suối bị suy giảm chưa có thời gian phục hồi rừng, về mùa mưa thường gây lũ lụt, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc trong vùng. Lòng sông hẹp, nhiều đá nổi, thác ghềnh nên khả năng vận chuyển bằng đường thuỷ trong vùng bị hạn chế.
2.1.1.3. Nhân tố địa chất và thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng tỉnh Hà Giang của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho thấy toàn tỉnh hiện có 9 nhóm đất với 19 đơn vị đất chính và 60 đơn vị đất phụ, cụ thể như sau:
- Nhóm đất phù sa (P) chiếm 1,6% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung nhiều ở khu vực ven sông Lô và các suối khác thuộc các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê.
- Nhóm đất glây (GL) chiếm 0,86% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, nhóm đất này được hình thành ở nơi có địa hình thấp luôn giữ ẩm, có nhiều tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Yên Minh, Xín Mần.
- Nhóm đất đen (R) chiếm 0,14% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, được hình thành ở chân các dãy núi đá vôi hoặc trong các thung lũng núi đá vôi thuộc các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh và Vị Xuyên.
- Nhóm đất than bùn có diện tích không đáng kể, tập trung ở xã Vô Điếm huyện Bắc Quang.
- Nhóm đất tích vôi (V): Chiếm 0,16% diện tích tự nhiên, đất được hình thành ở thung lũng đá vôi, canxi tích luỹ nhiều trong đất, phân bố chủ yếu ở huyện Vị Xuyên.
- Nhóm đất xám (X) có diện tích lớn nhất, chiếm 74,25% diện tích tự nhiên. - Nhóm đất đỏ (F) chiếm 6,04% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huỵên, thành phố trong tỉnh (trừ huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
33
- Nhóm đất mùn Alit trên núi cao (AH) chiếm 0,63% diện tích đất tự nhiên, xuất hiện nhiều trên các đỉnh núi có độ cao trên 1.800 m thuộc các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần.
- Nhóm đất tầng mỏng (E) chiếm 10,86% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, nhóm đất này được hình thành ở nơi có địa hình cao, có nhiều tại các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc.
Do địa hình chủ yếu là núi cao, dốc lớn, chia cắt mạnh nên đất đai Hà Giang bị xói mòn rửa trôi mạnh, thường xuyên bị khô hạn, chua, nghèo dinh dưỡng dễ tiêu, đất bị quá trình Feralit mạnh, tích luỹ sắt, nhôm lớn.
2.1.1.4. Nhóm nhân tố khu hệ thực vật
* Các hệ sinh thái
Hệ sinh thái núi đá vôi ở Hà Giang là một hệ chức năng bao gồm các nhân tố vô sinh (đất, đá vôi...) và thế giới sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật), các hệ này có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau tạo thành một hệ thống nhất trong một hệ địa - sinh thái núi đá độc đáo, điển hình nằm ở vị trí Đông bắc Việt Nam. Hệ địa - sinh thái Hà Giang phân bố trên độ cao từ 700 - 2300m so với mực nước biển, đó là nơi đã từng tích luỹ các nguồn gen động vật, thực vật. Theo các nhà thực vật thì các loài thực vật chiếm ưu thế trên núi đá gồm Nghiến, Trai, Hoàng đàn rù, Pơmu, Kim giao giạ, Thông tre lá ngăn, Vàng tâm và một số loài thuộc họ Ficus... dưới tán rừng có thảm thực vật đa dạng. Nhờ quá trình hình thành bởi mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường sống, các nhân tố vô sinh chính là các dãy núi đá vôi luôn có mối liên hệ với nhau, trao đổi nguyên liệu thông qua chu trình vật chất và năng lượng. Các kiểu thảm thực vật rừng phân bố ở tỉnh Hà Giang, gồm:
- Kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này
gặp hầu hết đại diện các họ thực vật nhiệt đới Việt Nam đều có mặt ở đây, song rất khó xác định loài ưu thế bởi tính đa dạng, phong phú của chúng.
- Kiểu phụ Rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới phục hồi
sau khai thác, đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác có nguồn gốc từ kiểu rừng trên. Do
bị tác động mạnh qua khai thác chọn lấy đi những cây gỗ lớn, gỗ tốt và quý hiếm phục vụ cho mục đích xây dựng và thương mại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
34
- Kiểu phụ Rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới phục hồi