Biến động về diện tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 64 - 79)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Biến động về diện tích

3.1.1.1. Biến động về diện tích theo thời gian

Thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 - 2010 có nhiều sự biến động mạnh mẽ. Hiện tượng tăng giảm về diện tích cùng xảy ra đồng thời, nhưng do diện tích giảm không đáng kể trong khi hoạt động trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng được thực hiện tốt. Nếu như năm 2000 diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh có 444.557,6 ha, đất lâm nghiệp có rừng 371.404,5 ha (329.341,3 ha rừng tự nhiên và 42.063,2 ha rừng trồng) thì tới năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh có 628.256,1 ha, đất lâm nghiệp có rừng 443.108 ha (367.678 ha rừng tự nhiên và 75.430 ha rừng trồng). Sự thay đổi diện tích rừng của Hà Giang chủ yếu do sự thay đổi của rừng tự nhiên và rừng trồng.

Xét trong giai đoạn 2000 - 2010, diện tích rừng tự nhiên của Hà Giang có chiều hướng tăng 38.336,7 ha. Tuy nhiên, chỉ có diện tích của rừng sản xuất tăng mạnh (97.983,5 ha) còn diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng giảm 59.646,8 ha, trong đó đặc biệt là rừng phòng hộ đã giảm 49.498,6 ha (bình quân 4.949,9 ha/năm) [6,10]. Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng tự nhiên là do chặt phá rừng bừa bãi, cháy rừng và một phần rừng được chuyển sang mục đích sử dụng.

57

Bảng 3.1. Biến động diện tích và độ che phủ rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị: ha

Hạng mục Năm 2000 Năm 2010 Biến động Tỷ lệ %

Tổng diện tích tự nhiên 792.321,0 791.488,9 - 832,1 -0,1 I. Đất lâm nghiệp 444.557,6 628.256,1 183.698,5 41,3 1. Đất lâm nghiệp có rừng 371.404,5 443.108,0 71.703,5 19,3 1.1. Rừng tự nhiên 329.341,3 367.678,0 38.336,7 11,6 - Rừng sản xuất 61.070,2 159.053,7 97.983,5 160,4 - Rừng phòng hộ 213.647,2 164.148,6 -49.498,6 -23,2 - Rừng đặc dụng 54.623,9 44.475,7 -10.148,2 -18,6 1.2. Rừng trồng 42.063,2 75.430,0 33.366,8 79,3 - Rừng sản xuất 22.189,6 57.603,9 35.414,3 159,6 - Rừng phòng hộ 17.375,1 15.311,4 -2.063,7 -11,9 - Rừng đặc dụng 2.498,5 2.514,7 16,2 0,6 2. Đất chưa sử dụng khác (ha) 31.089,9 109.718,1 78.628,2 252,9 II.Đất khác (ha) 347.763,4 163.232,8 -184.530,6 -53,1 III. Độ che phủ rừng (%) 36,5 51,6

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005, 2011 và Báo cáo kết quả thực hiện Dự án 661 của tỉnh Hà Giang.

Trong 10 năm diện tích rừng trồng đã tăng lên 33.366,8 ha, trung bình tăng 3.336,7 ha/năm. Rừng trồng tăng chủ yếu do rừng sản xuất tăng nhanh (35.414,3 ha), rừng đặc dụng tăng không đáng kể 16,2 ha. Tuy nhiên, rừng trồng phòng hộ vẫn giảm so với năm 2000, chỉ có 15.311,4 ha (giảm 2.063,7 ha). Rừng trồng tăng lên về diện tích (79,3%), nhưng chất lượng rừng không đồng đều; rừng trồng thuộc các Công ty lâm nghiệp do được đầu tư thâm canh nên năng xuất rừng đạt từ 80-120 m3/ha,

58

rừng trồng của các hộ gia đình đầu tư thấp do trồng quảng canh nên năng suất bình quân đạt khoảng 50 m3/ha, chất lượng rừng không đều.

Diện tích rừng của Hà Giang tăng lên, trong đó đặc biệt là diện tích rừng sản xuất (cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng), đây cũng là thời gian tỉnh triển khai các dự án trồng rừng tập trung, trọng điểm như: Dự án trồng rừng 661, dự án phát triển nguồn nguyên liệu giấy... đã góp phần tăng diện tích rừng của tỉnh.

Bảng 3.2. Biến động diện tích và độ che phủ rừng giai đoạn 2000 – 2010

(diện tích: ha, độ che phủ %)

Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Diện tích đất tự nhiên 792.321 788.437 788.437 792.363 794.580 791.489 Tổng diện tích rừng 371.405 298.560 333.774 372.383 422.485 443.108 Diện tích rừng tự nhiên 329.341 262.957 289.007 330.313 363.943 367.678 Diện tích rừng trồng 42.063 35.603 44.767 42.071 58.542 75.430 Biến động tổng diện tích rừng -72.845 +35.214 +38.610 +50.101 +20.623 Biến động rừng tự nhiên -66.384 +26.050 +41.306 +33.631 +3.735 Biến động rừng trồng -6.460 +9.164 -2.696 +16.471 +16.888 Độ che phủ 36,5 37,9 41,7 45,5 49,5 51,6

59 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2000 2002 2004 2006 2008 2010

Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến diện tích rừng tự nhiên tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 – 2010

Diện tích rừng tự nhiên ở Hà Giang tăng đều qua các năm từ năm 2002 đến năm 2010, trong giai đoạn này diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên cũng tăng đều qua các năm. Chỉ duy nhất từ năm 2000 đến năm 2002 là biến động giảm với số lượng rừng lớn -72.845 ha (Bảng 3.1, Hình 3.1).

Diện tích rừng tăng mạnh vào những năm 2004 - 2010, đây cũng là thời gian tỉnh triển khai các dự án trồng rừng tập trung, trọng điểm, trung bình mỗi năm tăng lên khoảng 8.191 ha, đặc biệt là diện tích rừng trồng mỗi năm tăng khoảng 9.000ha. Mặc dù diện tích rừng tăng nhưng chủ yếu là tăng diện tích của rừng sản xuất, còn diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đều giảm.

36.5 63.5 51.6 48.4 Năm 2000 Năm 2010 Chú giải Độ che phủ rừng. Khu vực không có rừng

Hình 3.2. Độ che phủ rừng của tỉnh Hà Giang năm 2000 và 2010

ha

60

Sự gia tăng của tổng diện tích rừng kéo theo sự gia tăng của độ che phủ rừng. Nếu như năm 2000, độ che phủ rừng có 36.5% thì tới năm 2010, độ che phủ rừng toàn tỉnh Hà Giang đã đạt 51,6%, tăng 15,1% so với năm 2000 và cao hơn mức che phủ chung của toàn quốc năm 2010 (39,5%) và đạt mức trung bình đối với các tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc. Để đạt được tỷ lệ này là do có sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành và sự đồng thuận của người dân, đã làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua. Mức độ che phủ của tỉnh qua các năm có sự thay đổi, nguyên nhân chủ yếu do mất rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên, ngoài ra còn có nguyên nhân do sự thay đổi quy định tính độ che phủ rừng.

Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn 2000 - 2010 biến động rừng ở tỉnh Hà Giang có sự thay đổi và tương phản giữa hai loại rừng, cả rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng, tuy nhiên rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đều giảm diện tích. Điều này đã phản ánh đúng thực trạng việc quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Hà Giang trong thời gian qua.

2.3.1.2. Biến động về diện tích theo không gian

Cùng với sự biến động về diện tích rừng theo thời gian, diện tích rừng tỉnh Hà Giang cũng có sự biến động theo không gian. Tùy theo điều kiện tự nhiên, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố mà diện tích rừng có sự biến đổi tăng hoặc giảm.

Bảng 3.3. Biến động diện tích rừng theo đơn vị hành chính tỉnh Hà Giang

giai đoạn 2000 – 2010

Hạng mục Diện tích rừng (ha) Biến động

2000 2010 Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Toàn tỉnh 371.404,5 443.108,0 +71.703,5 +19,3 Vị Xuyên 85.217,4 108.781,9 +23.564,5 +27,7 Hoàng Su Phì 28.575,0 33.305,0 +4.730,0 +16,6 Xín Mần 21.313,9 27.737,0 +6.423,1 +30,1 TP Hà Giang 7.749,1 9.344,1 +1.595,0 +20,6 Bắc Quang 46.824,6 71.261,2 +24.436,6 +52,2 Quản Bạ 38.614,6 29.815,3 -8.799,3 -22,8 Yên Minh 26.870,3 24.858,2 -2.012,1 -7,5 Mèo Vạc 20.711,3 18.629,4 -2.081,9 -10,1 Đồng Văn 17.182,3 14.333,4 -2.848,9 -16,6 Quang Bình 35.380,4 51.721,0 +16.340,6 +46,2 Bắc Mê 42.965,6 53.321,5 +10.355,9 +24,1 (+): chỉ số tăng; (-): chỉ số giảm)

61

Hình 3.3: Biến động thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang 2010 -2010

62

Nhìn chung, diện tích rừng tăng nhanh và tập trung ở 04 huyện thuộc Tiểu vùng III của tỉnh là các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình và Bắc Mê. Ngoài ra TP Hà Giang và các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần có diện tích tăng nhưng không lớn; 04 huyện vùng cao nguyên đá phía bắc có diện tích rừng biến động giảm là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ.

Thông qua Bảng 3.3 ta thấy: huyện Bắc Quang có diện tích rừng tăng lên lớn nhất 24.436,6 ha, đạt mức biến động mạnh, mỗi năm trung bình huyện tăng thêm 2.436,6 ha, tỉ lệ tăng đạt 52,2%; rừng ở Bắc Quang tăng chủ yếu là rừng trồng 14.981,6 ha, trong đó có 10.596,0 ha là rừng gỗ có trữ lượng, rừng tự nhiên tăng 9.455,0 ha nhưng chủ yếu là rừng phục hồi và rừng hỗn giao. Rừng nghèo, rừng trung bình rừng núi đá của huyện giảm 6.184,1 ha. Tuy huyện Bắc Quang không phải là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh nhưng lại có khí hậu, thời tiết, lượng mưa thuận lợi cho việc phát triển rừng. Hơn nữa đây là một huyện miền núi, diện tích đất trống và diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp còn nhiều nên còn khả năng mở rộng diện tích rừng. 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Vị Xuyê n Hoà ng S u P hì Xín Mần TP Hà Gia ng B ắc Qua ng Quả n Bạ Yê n Mi nh Mèo Vạ c Đồng V ăn Qua ng Bì nh B ắc Mê Năm 2000 Năm 2010 Huyện Diện tích (ha)

63

Hình 3.4. Biến động rừng theo đơn vị hành chính giai đoạn 2000-2010

Huyện Vị Xuyên là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh, diện tích rừng năm 2000 và 2010 cũng lớn nhất tỉnh. Tuy vậy, giai đoạn 2000 – 2010 cũng chỉ là huyện có diện tích rừng tăng lên lớn thứ hai trong toàn tỉnh, 23.564,5 ha, trung bình mỗi năm tăng thêm 2.356,5 ha, tỉ lệ tăng đạt 27,7%. Rừng ở Vị Xuyên tăng ngoài nguyên nhân chủ quan do làm tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng, công tác trồng rừng được quan tâm thì nguyên nhân khách quan là huyện có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho thảm thực vật rừng sinh trưởng và phát triển, huyện có khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang, một phần khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh, có rừng phòng hộ và còn có sông Lô chảy qua địa bàn. Rừng ở Vị Xuyên tăng chủ yếu là rừng tự nhiên 17.859,3 ha, trong đó rừng phục hồi tăng 9.436,0 ha, rừng hỗn giao tăng 8.558,2 ha, rừng trồng tăng 5.705,2 ha. Rừng nghèo, rừng trung bình rừng núi đá của huyện giảm 2.839,0 ha.

Huyện Quang Bình có diện tích rừng tăng đứng thứ 3 toàn tỉnh, trong giai đoạn 2000 - 2010, toàn huyện tăng 16.340,63 ha, trung bình mỗi năm tăng 1.634,1 ha, tỉ lệ tăng đạt 46,2%. Huyện Quang Bình có diện tích tự nhiên không lớn, tuy nhiên tỉ lệ tăng diện tích rừng rất lớn, đứng thứ 3 toàn tỉnh. Quang Bình tăng cả rừng tự nhiên và rừng trồng, tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên tăng nhiều hơn 12.309,8 ha (trong đó chỉ có rừng hỗn giao tăng là chủ yếu 14.500,0 ha, các loại rừng khác rừng nghèo, rừng phục hồi, rừng tre nứa thuần loại đều có diện tích giảm tổng cộng 2.260 ha). Rừng trồng tăng 4.030,8 ha, chủ yếu là rừng gỗ có trữ lượng 3.629,3 ha.

Huyện Bắc Mê có diện tích rừng tăng đứng thứ 4 toàn tỉnh. Trong giai đoạn này diện tích rừng toàn huyện tăng 10.355,94 ha, trung bình mỗi năm tăng 1.035,6 ha, tỉ lệ tăng đạt 24,1%. Năm 2010, huyện Bắc Mê có diện tích tự nhiên và diện tích rừng lớn thứ 3 của tỉnh, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng, tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên tăng nhiều hơn 6.502,4 ha (trong đó tăng chủ yếu là rừng phục hồi 9.204,8 ha, các loại rừng rừng tre nứa thuần loại, hỗn giao tăng không

64

đáng kể); các loại rừng trung bình, rừng nghèo có diện tích giảm tổng cộng 1.980 ha). Rừng trồng tăng 3.853,6 ha.

Các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và Thành phố Hà Giang cũng có biến động rừng tăng, tuy nhiên diện tích tăng không đáng kể 12.748,09 ha, tỉ lệ tăng đạt 22,12%. Trong đó tăng cả rừng tự nhiên và rừng trồng, riêng thành phố Hà Giang có diện tích rừng trồng giảm 147,1 ha.

Tỉnh Hà Giang có 4 huyện, thuộc vùng cao nguyên đá phía Bắc đều có diện tích biến động rừng giảm là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ. Trong đó, Quản Bạ là huyện có biến động giảm lớn nhất 8.799,3 ha, tỉ lệ giảm 22,8%. Rừng của Quản Bạ giảm tất cả các loại rừng tự nhiên (- 8.333,7 ha) và rừng trồng (- 465,6 ha); 03 huyện còn lại là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh đều giảm, tuy nhiên diện tích giảm không đáng kể lần lượt là 2.012,13 ha, 2.081,9 ha và 2.848,92 ha, trong đó chỉ giảm về rừng tự nhiên còn diện tích rừng trồng đều tăng. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do khai thác rừng bừa bãi, cháy rừng, điều chỉnh quy hoạch đất và làm thủy điện.

Dựa trên số liệu tuyệt đối và tỉ lệ % về sự biến động diện tích rừng tỉnh Hà Giang, chúng tôi tiến hành phân cấp biến động với 5 cấp:

Cấp 1: Biến động ít (tỉ lệ biến động dưới 10% và được đánh dấu 1). Cấp 2: Biến động tương đối (tỉ lệ từ 10% tới 35% và được đánh dấu 2). Cấp 3: Biến động (tỉ lệ từ 35% tới 55% và được đánh dấu 3).

Cấp 4: Biến động tương đối mạnh (tỉ lệ từ 55% tới 80% và được đánh dấu 4). Cấp 5: Biến động mạnh (tỉ lệ > 80% và được đánh dấu 5).

Bảng 3.4. Phân cấp mức độ biến động diện tích rừng theo đơn vị hành chính tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 – 2010.

Mức độ biến động Tỉ lệ (%) Cấp 1. 10% < Cấp 2. 10 - 35% Cấp 3. 35-55% Cấp 4. 55-80% Cấp 5. > 80 % Vị Xuyên +27,7 2 Hoàng Su Phì +16,6 2 Xín Mần +30,1 2 TP Hà Giang +20,6 2 Bắc Quang +52,2 3 Quản Bạ -22,8 2 Yên Minh -7,5 1 Mèo Vạc -10,1

65

Đồng Văn -16,6 2

Quang Bình +46,2 3

Bắc Mê +24,1 2

Như vậy, xét theo tỉ lệ tăng, các huyện Bắc Quang, Quang Bình là những huyện có tốc độ tăng nhanh nhất (mức 3), chỉ có huyện Yên Minh là tỉ lệ biến động nhỏ nhất (mức 1), các huyện còn lại đều ở mức 2. Tuy các huyện, thành phố đều có mức biến động tăng giảm khác nhau, nhưng tổng thể trong giai đoạn 2000-2010 rừng ở Hà Giang có biến động tăng (mức 2), tỉ lệ tăng đạt +19,3% tương ứng với diện tích tăng thêm 71.703,5 ha các loại, trong đó rừng tự nhiên tăng 38.336,70 ha, rừng trồng tăng 33.366,8 ha. Điều đó chứng tỏ công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư thích đáng.

3.1.1.3. Biến động về diện tích theo các loại rừng

a) Biến động diện tích theo thành phần rừng

Theo Bảng 3.5, giai đoạn 2000- 2010 diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng đạt 71.703,5 ha, tỉ lệ +19,3%. Đối với rừng tự nhiên diện tích tăng thêm chủ yếu ở rừng phục hồi (30.500,8 ha), rừng hỗn giao (33.535,5 ha), rừng tre nứa thuần loại (964,8 ha); các loại rừng khác đều giảm, trong đó rừng trung bình giảm 11.869,0 ha, rừng nghèo giảm 8.293,0 ha, rừng núi đá giảm 6.642,2 ha; diện tích rừng giàu vẫn không có, trong đó giảm mạnh nhất là diện tích rừng trung bình, tỉ lệ giảm 28,6%.

Bảng 3.5. Biến động diện tích các loại rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 - 2010 Hạng mục

Diện tích rừng (ha) Biến động

2000 2010 Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích rừng 371.404,50 443.108 +71.703,5 +19,3 I. Rừng tự nhiên 329.341,30 367.678 +38.336,7 +11,6 Rừng giầu 0 0 0 0 Rừng trung bình 41.446,10 29.577,10 -11.869,0 -28,6 Rừng nghèo 28.714,70 20.421,70 -8.293,0 -28,9 Rừng phục hồi 128.305,10 158.805,90 +30.500,8 +23,8 Rừng hỗn giao 52.845,40 86.380,90 +33.535,5 +63,5 Rừng tre nứa thuần loại 9.257,70 10.222,50 +964,8 +10,4 Rừng núi đá 68.772,32 62.130,10 -6.642,2 -9,7

66

II. Rừng trồng 42.063,20 75.430 +33.366,8 +79,3

(+): Chỉ số tăng; (-): Chỉ số giảm

Năm 2010, rừng phục hồi có diện tích lớn nhất tỉnh (15.8805,9 ha) tiếp đến là rừng hỗn giao (86.380,9 ha) và rừng trồng (75.430 ha), cả 3 loại rừng trên chiếm 72% diện tích có rừng của toàn tỉnh.

Trữ lượng các loại rừng còn lại không lớn, rừng trung bình (29.577,1 ha), rừng nghèo (20.421,7 ha), rừng tre nứa thuần loại (10.222,5ha), tổng trữ lượng của 3 loại rừng trên là 60.221 ha chiếm 14% diện tích có rừng của toàn tỉnh.

Tuy nhiên tốc độ biến động rừng không tỉ lệ với diện tích rừng, trong đó rừng trồng chiếm 17% diện tích rừng của toàn tỉnh, tỉ lệ tăng lên nhanh chóng đạt 79,3%, sau rừng trồng là rừng hỗn giao chiếm 19% diện tích rừng của toàn tỉnh và tỉ lệ biến động 63,5%.

Như vậy, trong giai đoạn 2000 - 2010, diện tích rừng tự nhiên của toàn tỉnh Hà Giang có xu hướng tăng, tăng cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Tuy nhiên, diện tích rừng tăng chủ yếu là rừng sản xuất 133.397,8 ha, còn rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đều giảm, trong đó rừng phòng hộ giảm 51.562,3 ha, rừng đặc dụng giảm 10.132,0 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện tượng khai thác trái phép rừng,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 64 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)