Dự báo các lĩnh vực liên quan đến phát triển rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 96 - 97)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Dự báo các lĩnh vực liên quan đến phát triển rừng

Để đưa ra được những định hướng và mục tiêu thì phải dựa trên dự báo các lĩnh vực liên quan đến phát triển rừng và tác động trực tiếp đến phát triển rừng. Trong tất cả các nguyên nhân gây ra biến động rừng thì nguyên nhân quan trọng nhất là do áp lực về dân số

- Dự báo về dân số: Dự báo đến năm 2020 là 849.700 người, trong đó: Thành

thị 167.900 người (chiếm 20%), Nông thôn 681.800 (chiếm 80%). Như vậy, dân số vẫn tiếp tục gia tăng, diện tích sản xuất nông lâm nghiệp bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng như chuyển sang đất thổ cư, đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp, giao thông... đây là sức ép đòi hỏi phải giảm diện tích đất lâm nghiệp; nhu cầu về sử dụng gỗ, lâm sản và củi đun ngày càng gia tăng... [5]

- Dự báo lao động và việc làm: Đến năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động

khoảng 538,3 nghìn người, cơ cấu lao động tương ứng nông lâm là 60%, công nghiệp xây dựng là 14% và dịch vụ 26%. Bình quân tạo việc làm cho khoảng 40 vạn lao động/năm (giai đoạn 2011-2015) và 43 vạn lao động/năm (giai đoạn 2016-2020)

- Dự báo về chỉ tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế

chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 14,5 %, trong đó: Kinh tế nông lâm nghiệp, thuỷ sản 5,1%, Công nghiệp và xây dựng 17,8%, Dịch vụ 18,5%; Tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, dịch vụ đạt 21%, ngành công nghiệp xây dựng đạt khoảng 39%, dịch vụ đạt 40%.[5]

- Dự báo về nhu cầu lâm sản và thị trường tiêu thụ: Nhu cầu sử dụng gỗ, lâm

89

Bảng 3.10. Dự báo nhu cầu lâm sản giai đoạn 2013 - 2015 và 2015 - 2020

Loại sản phẩm Đơn vị 2013-2015 2016-2020

Nhu cầu nội tỉnh

- Gỗ lớn 7m3/1.000dân/năm m3 15.848 26.413 - Gỗ NL giấy 5m3/1tấn SP/năm m3 200.000 350.000 - Gỗ NL ván thanh/năm m3 93.500 155.800 - Gỗ NL xuất khẩu và chế biến m3 66.030 110.050

- Tre nứa/năm Tấn 300 500

- Củi đun/năm Ster 1.290.780 1.348.000

Nhu cầu ngoại tỉnh

- Gỗ NL giấy 5m3/1tấn SP/năm m3 268.497 430.829 - Gỗ NL ván thanh/năm m3 74.519 124.199

- Tre nứa/năm Tấn 102 170

- Củi đun/năm Ster 61.000 68.000

Từ nhu cầu sử dụng gỗ trên cho thấy giai đoạn 2013 - 2015 bình quân nhu cầu gỗ lâm sản cho chế biến khoảng 738,6 nghìn m3/năm; giai đoạn 2016-2020 là hơn 992,6 nghìn m3/năm.

- Dự báo biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là vấn đề thách thức chung của

toàn cầu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Hà Giang cũng như cả nước đang trên đà phát triển CNH- HĐH, thúc đẩy công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp khai thác chế biến lâm sản thì cùng với đó khả năng tăng dần các chất thải, khí thải gây ô nhiêm môi trường tăng cao, hiệu ứng nhà kính nói chung dẫn đến những điều kiện khí hậu cực đoan như lũ lụt, sạt lở và thời tiết diễn biến phức tạp. Do đó, để giảm thiểu những yếu tố bất lợi thì việc bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)