5. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Biến động về chất lượng rừng
Đánh giá về biến động chất lượng rừng là một công việc phức tạp và khó khăn về nguồn số liệu. Trong điều kiện của đề tài khi gặp khó khăn trong nguồn cung cấp số liệu, tác giả chỉ xem xét biến động rừng theo hình thái phân bố, cơ cấu trữ lượng rừng từ kết quả tính được của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang.
3.1.2.1. Biến động về hình thái phân bố
Xét về hình thái phân bố, so với năm 2000, năm 2010 độ che phủ rừng tăng lên rõ rệt, từ 36,5% lên 51,6%. Song phần lớn diện tích là rừng trồng, rừng hỗn giao, rừng phục hồi và rừng núi đá. Rừng giàu không có, rừng trung bình vẫn tồn tại nhưng chỉ chiếm một diện tích nhỏ 29.577,1 ha, rừng gồm những cây gỗ chủ yếu: Sồi, Dẻ, Kháo, Giổi, Re ... và các loại gỗ quý như Đinh, Thông đá, Lõi thọ, Lát hoa.... Đây là trạng thái rừng bị tác động, khai thác ở cường độ thấp, rừng có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Loại rừng này phân bố tập trung ở khu vực núi cao, dốc hiểm trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Vị Xuyên và một phần nhỏ ở các huyện Xín Mần, Yên Minh, Mèo Vạc, Bắc Quang và Quản Bạ.
Rừng nghèo có diện tích 20.421,7 ha, đây là rừng đã bị khai thác kiệt, tầng tán bị phá vỡ và tạo nhiều lỗ trống trong rừng. Thành phần cây gỗ chủ yếu là Kháo, Tống quá sủ, Bứa, Vàng anh, Chẩn, Thôi ba, Máu chó, Phân mã… và những cây ít có giá trị kinh tế. Rừng nghèo phân bố tập trung hầu hết ở các huyện trên địa bàn tỉnh.
Qua kết quả nghiên cứu (theo 03 tuyến chính: Tuyến thành phố Hà Giang đi 04 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc; Tuyến thành phố Hà Giang đi 02 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần; Tuyến thành phố Hà Giang đi 04 huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Quang) tác giả nhận thấy ở những khu vực gần đường giao thông hay khu dân cư đã không còn rừng trung bình mà phần lớn phát triển rừng mới trồng, chưa có trữ lượng hoặc có trữ lượng không đáng kể, đường kính cây nhỏ, một tầng tán nhưng còn thưa. Còn đi vào sâu thì rừng tự nhiên được khoanh nuôi tái sinh thành từng khu, được trồng dặm nhưng diện tích không đáng kể. Những khoảnh rừng tái sinh tự nhiên đó được phục hồi sau nương rẫy hoặc chặt phá, nhưng còn non, chưa tạo được tán che phủ kín, còn nhiều khoảng trống.
72
Do nhu cầu về lâm sản ngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng những loại cây gỗ tốt có giá trị kinh tế vẫn bị khai thác mạnh dưới nhiều hình thức, làm cho cấu trúc của rừng bị biến đổi theo chiều hướng xấu. Quan sát từ bên ngoài thì thấy rừng vẫn còn kín, có 2 tầng, tuy nhiên tầng trên không liên tục, chỉ còn rải rác những cây lớn. Đi sâu vào trong rừng nhiều nơi đã bị chặt phá tạo thành những khoảng trống, số lượng cây giảm, các cây lớn còn sót lại không nhiều.
Theo Chi cục Kiểm lâm Hà Giang, hiện nay chất lượng rừng của tỉnh đã suy giảm nhiều, tổ thành các loài cây có biến động lớn, các loài cây gỗ, cây thuốc quý hiếm trước đây được thay thế bằng những loại cây gỗ tạp, phẩm chất kém, những loại cây gỗ quý chỉ còn sâu trong rừng và hiện nay vẫn bị khai thác trộm khi lợi nhuận thu được lớn. Diện tích rừng giàu không còn, rừng trung bình còn lại rất ít, trong khi rừng chưa có trữ lượng thì đã tăng lên.
3.1.2.2. Biến động về cơ cấu và trữ lượng
Theo các báo cáo về diễn biến tăng giảm rừng của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cho thấy tổng trữ lượng rừng giảm 29.400m3
gỗ (-0,09%) và giảm 43.768 nghìn cây tre nứa (- 13,67%) sau 10 năm.
Bảng 3.7. Biến động trữ lƣợng các loại rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 – 2010
Loại rừng Trữ lƣợng (gỗ - m3;
tre nứa -1000 cây) Biến động
Tổng số Năm 2000 Năm 2010 m3/1000 cây Tỉ lệ %
Tổng trữ lƣợng 31.334.305 31.261.137 -73.168 - 0,23 - Gỗ 31.014.239 30.984.839 -29.400 -0,09 - Tre nứa 320.066 276.298 -43.768 - 13,67 I. Rừng tự nhiên 27.982.890 28.763.178 + 780.288 +2,79 - Gỗ 27.667.081 28.490.403 823.322 + 2,98 - Tre nứa 315.809 272.775 - 43.034 -13,63 Rừng trung bình 5.997.853 4.704.603 - 1.293.250 -21,56 Rừng nghèo 1.735.090 1.430.090 -305.000 -17,58 Rừng phục hồi 12.384.965 14.514.965 + 2.130.000 +17,20 Rừng hỗn giao 3.248.156 3.868.276 + 620.120 +19,09 Rừng Tre nứa thuần loại 37.698 43.298 + 5.600 + 14,85 Rừng núi đá 4.263.320 3.929.172 - 334.148 - 7,84
II. Rừng trồng 1.665.328 2.533.594 + 868.266 + 52,14
- Gỗ 1.661.071 2.530.071 +869.000 +52,32
73
Căn cứ vào số liệu tuyệt đối, tỉ lệ %, chúng tôi tiến hành phân cấp mức độ biến động trữ lượng rừng thành 5 cấp (tiêu chí phân cấp như Bảng 3.4).
Bảng 3.8. Phân cấp biến động trữ lƣợng rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 - 2010
Loại rừng Tỉ lệ biến động Cấp 1 Dƣới 10% Cấp 2 Từ 15-35% Cấp 3 Từ 35 - 55% Cấp 4 Từ 55-80 % Cấp 5 Trên 80 % 1. Rừng tự nhiên +2,79 1 Rừng trung bình -21,56 2 Rừng nghèo -17,58 2 Rừng phục hồi +17,20 2 Rừng tre nứa +19,09 2 Rừng hỗn giao + 14,85 2 Rừng núi đá - 7,84 1 2. Rừng trồng + 52,14 3
Căn cứ vào bảng trên ta thấy: Từ năm 2000 tới 2010 trữ lượng rừng tỉnh Hà Giang có sự biến động không đồng đều giữa các loại rừng. Trong đó, biến động mạnh nhất là rừng trồng, tương đối biến động là rừng trung bình, rừng nghèo, rừng hỗn giao, rừng phục hồi và rừng tre nứa. Ít biến động là rừng núi đá.
- Rừng tự nhiên: Trong vòng 10 năm, rừng tự nhiên tăng 780.288m3 gỗ (+ 2,98%), giảm 43.034 nghìn cây tre nứa (-13,63%). Tuy nhiên, trong mỗi loại rừng lại có xu hướng tăng giảm khác nhau như rừng rừng phục hồi tăng mạnh (+2.130.000 m3, tỉ lệ +17,20%), rừng hỗn giao tăng tương đối (+ 620.120 m3, tỉ lệ +19,09 %), rừng tre nứa thuần loại tăng ít (+ 5.600 m3, tỉ lệ + 14,85%). Các loại rừng còn lại đều có biến động giảm về trữ lượng, trong đó giảm mạnh là rừng trung bình (- 1.293.250 m3, tỉ lệ -21,56%), tiếp đến là rừng nghèo (-305.000 m3, tỉ lệ - 17,58 %), Rừng núi đá giảm ít - 334.148 m3, tỉ lệ - 7,84%).
Như vậy, nhìn chung có thể thấy trữ lượng rừng tự nhiên của tỉnh Hà Giang sau 10 năm biến động không lớn, tăng 2,79%, tuy nhiên tăng giảm của các loại rừng khác nhau, điều này phản ánh tình trạng khai thác quá mức ở các loại rừng trong tỉnh. Ngoài diện tích rừng trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên và các rừng đặc dụng được bảo tồn nghiêm ngặt ra thì các loại rừng khác đều giảm về trữ lượng.
74
- Rừng trồng: Sự tăng trưởng trữ lượng rừng của tỉnh Hà Giang chủ yếu dựa
vào sự tăng trữ lượng của rừng trồng, sau 10 năm tăng 868.266 m3 (tỉ lệ đạt + 52,14%). Tuy nhiên, hiện nay có một số diện tích đất lâm nghiệp bị bạc màu làm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, do đó rừng trồng có mức sinh trưởng trung bình. Các rừng trồng có mức sinh trưởng cao chủ yếu ở diện tích của các lâm trường áp dụng trồng rừng thâm canh bằng giống mô, đạt mức tăng trưởng từ 15 - 20m3/năm.
Về cơ cấu rừng trồng cũng có sự thay đổi, diện tích rừng trồng đã được giao cho lâm trường, cá nhân, hộ gia đình, tập thể, tổ chức kinh tế. Rừng được giao khoán bảo vệ đã hạn chế được đến mức độ thấp nhất tình trạng khai thác lâm sản trái phép, góp phần nâng cao trữ lượng rừng trồng. Cơ cấu cây trồng cũng có sự thay đổi, nếu như trước đây phần lớn cây trồng lấy gỗ, củi, cây mọc chậm thì hiện nay thành phần loài cây trồng chủ yếu là các loài cây mọc nhanh, vừa có thể cho nguyên liệu, vừa cho gỗ, củi, lại bảo vệ môi trường sinh thái.
Nhìn chung, rừng trồng các huyện phía Bắc do ảnh hưởng của thời tiết, điều địa hình nên sinh trưởng của cây trồng chậm; các huyện phía Nam cây trồng phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên đáng kể. Diện tích rừng trồng của các Công ty lâm nghiệp được đầu tư trồng thâm canh nên năng suất, chất lượng rừng khá tốt (đạt 80 - 120m3/ha); rừng của các hộ dân tự trồng do thiếu vốn đầu tư, trồng rừng quảng canh nên năng suất bình quân không cao.