Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang năm 2010

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 56 - 64)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang năm 2010

2.2.2.1. Diện tích và sự phân bố

a. Diện tích rừng

Theo số liệu điều tra năm 2010, diện tích rừng Hà Giang đã tăng lên khá nhiều so với năm 2000, diện tích đất có rừng 443.108,00 ha chiếm 56 % tổng diện tích tự nhiên. Đến cuối năm 2010, tỉnh Hà Giang có 367.678,00 ha rừng tự nhiên chiếm 46% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 83% diện tích đất có rừng, trong đó chủ yếu là rừng phục hồi, rừng hỗn giao và rừng núi đá.

Bảng 2.9: Số liệu hiện trạng rừng và sử dụng đất tỉnh Hà Giang năm 2010

Đơn vị: ha Hạng mục Diện tích (ha) cấu (%)

Diện tích phân theo 3 loại rừng Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Tổng diện tích đất tự nhiên 791.488,9 100 Đất lâm nghiệp 628.256 79% 259.282,64 54.864 314.109,16 Đất có rừng 443.108 56% 179.460 46.990,4 216.657,6 1. Rừng tự nhiên 367.678 46% 164.148,6 44.475,7 159.053,7 Rừng trung bình 29.577,1 4% 14.716,5 11.904,2 2.956,4 Rừng nghèo 20.421,7 3% 9.290,4 6.178,5 4.952,8 Rừng phục hồi 158.805,9 20% 67.476,2 13.665,6 77.664,1 Rừng hỗn giao 86.380,9 11% 26.761,5 3.011,1 56.608,3

Rừng tre nứa thuần loại 10.222,5 1% 1.388,7 87 8.746,8

Rừng núi đá 62.130,12 8% 44.515,32 9.629,3 7.985,5 2. Rừng trồng 75.430 10% 15311,4 2.514,7 57603,9 Rừng gỗ có trữ lượng 52.258,6 7% 8604,9 1.643,7 42.010 Rừng gỗ chưa có TL 22.344,9 3% 6693,8 871 14780,1 Rừng tre nứa 630,3 0% 12,7 0 617,6 Rừng đặc sản 196,2 0% 0 0 196,2 3. Đất khác 185.148,1 23% 79.822,64 7.873,9 97.451,56

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Hà Giang) [10]

49

Hình 2.8: Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Hà Giang năm 2010

50

Rừng phục hồi có 158.805,9 ha chiếm 20% tổng diện tích rừng tự nhiên và chiếm 35,84% diện tích đất có rừng. Rừng phục hồi (II A, II B) đây là loại rừng mới phục hồi sau nương rẫy (II A), sau khai thác kiệt (II B). Diện tích rừng tập trung lớn nhất ở các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc mê, Hoàng Su Phì. Rừng IIa chưa có trữ lượng, rừng IIb đã có trữ lượng (bình quân 35 - 80m3) quần thể thực vật thân gỗ, thành phần cây gỗ gồm: Giẻ, Kháo, Re, Tống quá sủ, Hoắc quang, Ba soi, Ba bét... các loại cây này có sức sống và mật độ tái sinh cao. Chất lượng rừng phục hồi đã được nâng lên, cho thấy công tác quản lý bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tiếp đến là rừng hỗn giao có

86.380,90 ha chiếm 11% tổng diện tích rừng tự nhiên và chiếm 19,49% diện

tích đất có rừng. Rừng rừng hỗn giao chủ yếu là gỗ, tre, nứa.

Rừng núi đá có 62.130,12 ha chiếm 8% tổng diện tích rừng tự nhiên và chiếm 14,02% diện tích đất có rừng. Rừng núi đá là trạng thái rừng tự nhiên điển hình của Hà Giang còn lại do địa hình hiểm trở nên ít bị tác động. Loài cây chủ yếu là Nghiến, Trai, Bách vàng, Thông đỏ, Thông đá, Dẻ tùng, Kim giao.... Trong đó có những loài đặc biệt quí hiếm cần đuợc bảo tồn nguồn gen. Loại rừng này phân bố chủ yếu nằm trên Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn và Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang (Vị Xuyên).

Các loại rừng tự nhiên còn lại có diện tích 60.221,30 ha chiếm 8% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 13,59% diện tích đất có rừng, trong đó chủ yếu là rừng nghèo (20.421,70 ha), rừng trung bình (29.577,10 ha) và rừng tre nứa thuần loại (10.222,50 ha). Rừng nghèo là loại rừng đã bị khai thác kiệt, tầng tán bị phá vỡ và tạo nhiều lỗ trống trong rừng. Thành phần cây gỗ chủ yếu: Kháo, Tống quá sủ, Bứa, Vàng anh, Chẩn, Thôi ba, Máu chó, Phân mã… và những cây ít có giá trị kinh tế. Rừng nghèo phân bố tập trung hầu hết ở các huyện trên địa bàn tỉnh, trong đó nhiều nhất là huyện Vị Xuyên (6.866,2ha) và ít nhất là huyện Đồng Văn(30,1ha).

Rừng trồng có diện tích 75.430 ha chiếm 10% diện tích đất tự nhiên và chiếm 17,02% diện tích đất có rừng. Cho tới năm 2010, tỉnh Hà Giang vẫn tiếp tục thực hiện dự án 661 và thực hiện các chính sách hỗ trợ trồng rừng như:

51

- Chương trình trồng rừng định canh, định cư giúp đồng bào dân tộc ổn định nơi cư trú, hỗ trợ vốn, giống, kĩ thuật canh tác.

- Chương trình kinh tế trang trại, nông lâm kết hợp với phương châm gắn sản xuất lâm nghiệp với phát triển kinh tế trang trại, hình thành nhiều mô hình vườn rừng khuyến khích phát triển trồng cây lấy gỗ.

Có thể thấy năm 2010 diện tích rừng của Hà Giang đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là rừng trồng, trong đó rừng trồng có trữ lượng có 52.258,6 ha chiếm 7% diện tích đất tự nhiên và chiếm 11,79% diện tích đất có rừng, trong đó chủ yếu là rừng sản xuất. Tuy nhiên, cơ cấu rừng trồng đơn điệu, chủ yếu là rừng thuần loại, không có sự phong phú, đa dạng trong các khu rừng trồng. Tốc độ phát triển cây trong rừng trồng cũng chậm do hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất làm mất chất dinh dưỡng.

Hình. 2.9. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất rừng tỉnh Hà Giang năm 2010 so sánh với đất lâm nghiệp (Bảng 2.9).

Diện tích đất trống còn tương đối lớn 185.148 ha chiếm 23% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 41,78% diện tích đất có rừng.

Xét về tính chất xã hội, việc mở rộng diện tích trồng rừng và giao đất lâm nghiệp đến tận hộ gia đình đã góp phần thay đổi đời sống kinh tế xã hội của đồng bào dân tộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần làm giảm áp lực lên rừng tự nhiên.

52

Tuy nhiên, công tác bao tiêu sản phẩm của người trồng rừng vẫn chưa được quan tâm đúng mức, người trồng rừng còn gặp nhiều khó khăn.

b. Phân bố rừng theo đơn vị hành chính

Cho tới cuối năm 2010, diện tích rừng vẫn chủ yếu tập trung tại các huyện, thành phố thuộc tiểu vùng III của tỉnh gồm các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê, Quang Bình; các huyện thuộc vùng cao nguyên núi đá phía Bắc – tiểu vùng I gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn có diện tích rừng không lớn.

Theo Bảng 2.10 và Hình 2.10: Huyện Vị Xuyên vẫn là huyện có diện tích rừng lớn nhất trong tỉnh Hà Giang 108.781,9 ha chiếm 24,5% tổng diện tích đất có rừng trong toàn tỉnh với độ che phủ rừng đạt 72,8%. Vị Xuyên cũng là huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất toàn tỉnh (94.885,7 ha) và có độ che phủ lớn nhất tỉnh.

Bảng 2.10. Hiện trạng phân bố rừng theo đơn vị hành chính Hà Giang năm 2010 Đơn vị: ha Tên huyện Diện tích tự nhiên Đất có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Độ che phủ (%) Cơ cấu (%) Toàn tỉnh 791.488,9 443.108,0 367.678,0 75.430,0 56,0 100 Vị Xuyên 149.525,0 108.781,9 94.885,7 13.896,2 72,8 13,7 Hoàng Su Phì 63.261,8 33.305,0 25.857,9 7.447,1 52,6 4,2 Xín Mần 58.383,2 27.737,0 23.969,9 3.767,1 47,5 3,5 TP Hà Giang 13.392,8 9.344,1 8.131,2 1.212,9 69,8 1,2 Bắc Quang 109.873,7 71.261,2 47.388,7 23.872,5 64,9 9,0 Quản Bạ 53.433,2 29.815,3 28.321,1 1.494,2 55,8 3,8 Yên Minh 78.365,2 24.858,2 19.479,0 5.379,2 31,7 3,1 Mèo Vạc 56.309,4 18.629,4 16.199,7 2.429,7 33,1 2,4 Đồng Văn 44.497,5 14.333,4 11.804,7 2.528,7 32,2 1,8 Quang Bình 79.188,0 51.721,0 44.468,6 7.252,4 65,3 6,5 Bắc Mê 85.259,0 53.321,5 47.171,5 6.150,0 62,5 6,7

53

Huyện Bắc Quang có diện tích rừng 71.261,2 ha chiếm 16,1% tổng diện tích đất có rừng trong toàn tỉnh trong đó có 47.388,7 ha là rừng tự nhiên, rừng trồng chiếm 23.872,5 ha với độ che phủ rừng 64,9%. Bắc Quang là huyện có diện tích rừng trồng chiếm 31,6% diện tích rừng của toàn tỉnh, cũng là huyện có diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh.

Huyện Bắc Mê có diện tích rừng 53.321,5 ha chiếm 12% tổng diện tích đất có rừng trong toàn tỉnh trong đó có 47.171,5 ha là rừng tự nhiên, rừng trồng chiếm 6.150 ha với độ che phủ rừng 62,5%.

Huyện Quang Bình có diện tích rừng 51.721 ha chiếm 11,7% tổng diện tích đất có rừng trong toàn tỉnh trong đó có 44.468,6 ha là rừng tự nhiên, rừng trồng chiếm 7.252,4 ha với độ che phủ rừng 65,3%.

Các huyện còn lại là Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Xín Mần, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn tuy có diện tích tự nhiên 354.250,4 ha (chiếm 44,8% diện tích đất tự nhiên của tỉnh) nhưng diện tích có rừng chỉ đạt 148.678,3 ha (chiếm 33,6% diện tích đất có rừng của toàn tỉnh), độ che phủ đạt 42%.

Riêng thành phố Hà Giang, mặc dù là thành phố tỉnh lị của tỉnh nhưng độ che phủ rừng vẫn đạt mức 69,8%, bao gồm cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng.

24.5 7.5 6.3 2.1 16.1 6.7 5.6 4.2 11.7 12 3.2 Vị Xuyên Hoàng Su Phì Xín Mần TP Hà Giang Bắc Quang Quản Bạ Yên Minh Mèo Vạc Đồng Văn Quang Bình Bắc Mê `

Hình 2.10. Cơ cấu diện tích rừng so với diện tích đất có rừng phân theo địa phƣơng tỉnh Hà Giang năm 2010 (Bảng 2.10).

3. 2 4. 2

54

Như vậy, có thể thấy diện tích rừng trong toàn tỉnh Hà Giang phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã và thành phố. Các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê, Quang Bình có diện tích tự nhiên lớn 423.845,67 ha (chiếm 54% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), đồng thời cũng là các huyện có diện tích rừng lớn 285.085,6 ha (chiếm 64.3% diện tích rừng toàn tỉnh), rừng tự nhiên 233.914,50 ha (chiếm 63,6% rừng tự nhiên của toàn tỉnh), rừng trồng 51.171,10 ha (chiếm 67,8% diện tích rừng trồng của toàn tỉnh), độ che phủ đạt 67,3%.

2.2.2.2. Cơ cấu và trữ lượng rừng

Trữ lượng rừng được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để thể hiện sự giàu có, độ tuổi của thảm thực vật cũng như chứng minh được hiệu quả của công tác chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng. Do đó, khi đánh giá sự phát triển rừng không thể bỏ qua tiêu chí về diện tích và trữ lượng rừng. Theo điều tra của Chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang, cho tới ngày 31/12/2010, tổng trữ lượng rừng của tỉnh đạt 30.984.839 m3 gỗ và 276.298 nghìn cây tre nứa.

Bảng 2.11. Cơ cấu và trữ lƣợng các loại rừng tỉnh Hà Giang năm 2010

Đơn vị: gỗ - m3; tre nứa -1000 cây

Loại rừng Trữ lƣợng Cơ cấu (%)

Tổng trữ lƣợng - Gỗ - Tre nứa 31.261.137 30.984.839 276.298 100 99,12 0,88 I. Rừng tự nhiên - Gỗ - Tre nứa 28.763.178 28.490.403 272.775 91,13 91 0,13 Rừng giầu 0 0 Rừng trung bình 4.704.603 15,1 Rừng nghèo 1.430.090 4,6 Rừng phục hồi 14.514.965 46,4 Rừng hỗn giao 3.868.276 12,4 Rừng Tre nứa thuần loại 43.298 1,39

Rừng núi đá 3.929.172 12,6 II. Rừng trồng - Gỗ - Tre nứa 2.533.594 2.530.071 3.523 8,101 8,09 0,011 (Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Hà Giang)

55 Rừng tự nhiên có 28.490.403 m3

gỗ và 272.775 nghìn cây tre nứa chiếm 91,13% tổng trữ lượng. Tuy nhiên, trữ lượng của các loại rừng lại có sự khác biệt; trong đó, rừng phục hồi có trữ lượng lớn nhất 14.514.965 m3, chiếm 46,4% cơ cấu trữ lượng rừng của toàn tỉnh. Rừng trung bình có trữ lượng 4.704.603 m3, chiếm 15,1% cơ cấu trữ lượng rừng của toàn tỉnh. Rừng núi đá có trữ lượng 3.929.172 m3, chiếm 12,6% cơ cấu trữ lượng rừng của toàn tỉnh. Rừng nghèo và rừng tre nứa thuần loại có trữ lượng không lớn, rừng giầu không còn. Rừng trồng có trữ lượng 2.533.594m3 chiếm 8,09% cơ cấu trữ lượng rừng của toàn tỉnh (rừng trồng gỗ 2.530.071 m3, rừng tre nứa 3.523 nghìn cây).

Nhìn chung, trữ lượng rừng của tỉnh Hà Giang có sự thay đổi không lớn, tăng lên về tổng trữ lượng, điều này phản ánh công tác sự tiến bộ trong công tác bảo vệ, trồng và tái sinh rừng. Song bên cạnh đó, rừng gỗ chưa có trữ lượng còn lớn, có diện tích 22.344,9 ha chiếm 6,08% diện tích rừng tự nhiên và chiếm 5% diện tích rừng của toàn tỉnh. Điều đó đòi hỏi phải có thời gian dài để chăm sóc, bảo vệ mới có thể trở thành rừng có trữ lượng.

Như vậy, thông qua phân tích hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang năm 2000 và 2010 cho thấy đến năm 2010 mặc dù có sự biến động về diện tích và chất lượng rừng của một số loại rừng nhưng xét một cách tổng quát về diện tích và trữ lượng rừng có xu hướng tăng lên, đặc biệt là rừng trồng tăng lên mạnh. Đây chính là kết quả của việc thực hiện các dự án, chương trình về trồng mới, bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh.

Tiểu kết chƣơng 2

Thảm thực vật rừng tỉnh Hà giang chịu tác động mạnh mẽ của các nhân tố, bao gồm các nhân tố tự nhiên như địa hình, khí hậu - thủy văn, địa chất và thổ nhưỡng và các khu hệ thực vật, nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm: dân số - dân tộc, các hoạt động kinh tế, việc thực thi các chương trình, dự án liên quan. Điều này được thể hiện rõ qua hiện trạng thảm thực vật rừng Hà Giang giai đoạn 2000 – 2010 về diện tích, sự phân bố, cơ cấu và trữ lượng. Đây là cở sở để xây dựng mô hình biến động tài nguyên rừng, và tìm hiểu nguyên nhân gây biến động rừng tỉnh Hà Giang.

56

Chƣơng 3

BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH HÀ GIANG - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)