Nguyên nhân biến động theo hướng tích cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 84 - 90)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nguyên nhân biến động theo hướng tích cực

3.2.1.1. Trồng, chăm sóc và tái sinh rừng

a. Trồng, chăm sóc rừng

Trồng rừng có vai trò quan trọng trong sự phát triển thảm thực vật rừng. Trồng rừng được coi là yếu tố tích cực, chủ động trong quá trình biến đổi thảm thực vật rừng theo chiều hướng tăng lên.

Diện tích có rừng năm 2010 tăng thêm 71.703,5 ha, tăng 19,3% so với năm 2000; trong đó rừng tự nhiên tăng 38.336,7 ha, chủ yếu là do kết quả khoanh nuôi phục hồi rừng. Diện tích rừng trồng tăng thêm 33.366,8 ha. Rừng trồng tăng lên về diện tích (79,3%), nhưng chất lượng rừng không đồng đều; rừng trồng thuộc các

77

Công ty lâm nghiệp do được đầu tư thâm canh nên năng xuất rừng đạt từ 80-120 m3/ha, rừng trồng của các hộ gia đình đầu tư thấp do trồng quảng canh nên năng suât bình quân đạt khoảng 50 m3/ha, chất lượng rừng không đều.

Theo Báo cáo tổng kết Dự án 661 của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang. Kết quả trồng rừng từ năm 1998 - 2010 toàn tỉnh trồng được: 91.316 ha; bình quân trồng được 9.000 ha/năm. Trong đó :

- Trồng từ nguồn hỗ trợ ngân sách:

+ Tổng diện tích trồng mới: 66.484,9 ha/46.620 ha kế hoạch Trung ương giao (trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 29.900,2 ha, trồng rừng sản xuất: 36.584,6ha) đạt 142,6% chỉ tiêu kế hoạch Trung ương giao.

+ Diện tích thành rừng: 21.050,4 ha (rừng phòng hộ, đặc dụng: 16.120,8 ha; rừng sản xuất: 4.929,6 ha).

+ Diện tích chưa thành rừng: 44.667,6 ha, là những diện tích rừng trồng hiện đang đầu tư chăm sóc chưa đủ thời gian theo quy định để nghiệm thu thành rừng.

- Kết quả trồng mới rừng sản xuất bằng vốn vay, vốn tự có 24.832,0 ha. - Loài cây trồng: Keo các loại, Bạch đàn, Bồ đề, Sấu, Giổi, Lát, Thông, Sa mộc, Tống quá sủ, Chè Shan và một số loài cây bản địa khác.

Trồng rừng là một nguyên nhân tích cực, trực tiếp, chủ động tác động tới diễn biến rừng cũng như đời sống của người dân vùng rừng và môi trường sinh thái. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu, quyết định gia tăng diện tích rừng của tỉnh Hà Giang. b. Tái sinh rừng

Hiện nay, diện tích rừng được khoanh nuôi, bảo vệ và tái sinh rừng chủ yếu là các khu rừng bị khai thác kiệt quệ, nhưng do áp dụng các biện pháp lâm sinh đúng đắn như dặm rừng, dọn vệ sinh, bảo vệ rừng đã làm cho rừng chậm rãi phục hồi. Bên cạnh đó, Hà Giang là một tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều, đất đai thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng và phát triển, là điều kiện tốt cho phục hồi rừng tự nhiên. Bên cạnh đó, việc giao đất, giao rừng cho người dân ngày càng được đẩy mạnh, ý thức chăm sóc, bảo vệ rừng của người dân ngày càng tăng làm cho rừng phục hồi và sinh trưởng tốt. Các rừng phục hồi này tuy chưa đem lại ngay hiệu quả kinh tế song lại có ý nghĩa rất lớn đến môi trường sinh thái, đặc

78

biệt trong việc nâng cao độ che phủ của thực vật, bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa nguồn nước và bảo vệ đa dạng sinh học.

Giai đoạn 2000-2010, tổng diện tích thực hiện 77.307,1 ha; thành rừng 50.674,5 ha tỷ lệ đạt 65,5%, diện tích 26.632,6 ha còn lại đang trong giai đoạn đầu tư chưa đủ thời gian công nhận thành rừng. Số lượt ha rừng được khoanh nuôi, phục hồi được 320.147,4 ha (kế hoạch Trung ương giao 281.986 ha), bằng 113,53% kế hoạch giao (319.627,4 ha rừng khoanh nuôi phục hồi tái sinh tự nhiên; 520,0 ha khoanh nuôi có trồng bổ sung).

Kết quả theo dõi diễn biến rừng toàn quốc chu kỳ 4 trên địa bàn tỉnh Hà Giang do Viện Điều tra Quy hoạch rừng thực hiện cho thấy: Tái sinh trên đất trống cây bụi (Ib), đất trống cây gỗ tái sinh (Ic) có mật độ cây tái sinh 400- 3.000 cây/ha. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng (H>1m) chiếm 52,5%. Thành phần loài cây tái sinh chủ yếu là cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh như Kháo, Tống quá sủ, Bồ đề, Sao, Chẹo tía, Thẩu tấu, Màng tang....Nhìn chung, tình hình tái sinh ở trạng thái này với mật độ và thành phần loài đa dạng, khả năng phục hồi thành rừng rất khả quan nếu được tiến hành khoanh nuôi bảo vệ tốt. Thành phần loài cây tái sinh gồm: Giẻ, Kháo, Màng tang, Bồ đề, Hu đay, Trám, Tống quá sủ, Chẹo tía....

Tái sinh rừng có thể coi như là một biện pháp lâm sinh hiệu quả, tốn ít vốn, tiết kiệm nguồn nhân lực chăm sóc rừng, có thể áp dụng cho các vùng cao, vùng sâu, trên mặt đất dốc. Khoanh nuôi, tái sinh rừng có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển thảm thực vật rừng nói chung và với rừng phòng hộ đầu nguồn nói riêng ở Hà Giang.

3.2.1.2. Tác động của các công tác đổi mới các chính sách quan trọng

a) Chính sách giao đất lâm nghiệp và giao khoán bảo vệ rừng

Thực hiện Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994, Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP /NĐ-CP ngày 16/11/1999 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ... công tác giao khoán rừng trên địa bàn tỉnh được triển khai chủ yếu là giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ và đặc dụng; rừng trồng thuộc Chương trình 327, Dự án 661. Trên 50% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh đã có chủ quản lý bảo vệ; những diện tích rừng được giao khoán bảo vệ được bảo vệ tốt, chất lượng rừng không ngừng tăng lên, phát huy tốt tiềm năng về kinh tế, phòng hộ của rừng.

79

Phần lớn diện tích rừng phòng hộ đã được giao khoán bảo vệ rừng. Tính đến nay toàn tỉnh đã giao khoán bảo vệ rừng được trên 40 nghìn ha, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng được 77,3 nghìn ha, trong đó thành rừng được 50,6 nghìn ha đạt 65,6%. Trồng rừng phòng hộ được trên 29,9 nghìn ha. Do vậy, đã cải thiện môi trường sinh thái, điều hoà nguồn nước, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố cơ cở hạ tầng chung cho các huyện và các xã vùng núi của tỉnh. Giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã được triển khai khá tốt. Tính đến nay, gần 54,1% diện tích đất lâm nghiệp đã được giao cho các chủ quản lý. Trong đó:

- Giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình 226.692,0 ha;

- Giao cho 3 Công ty lâm nghiệp: Công ty Cầu Ham: 3.414,7 ha, Công ty Vĩnh Hảo: 3.835,06 ha, Công ty Ngòi Sảo: 2.950,3 ha;

- Giao cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, Phong Quang, Tây Côn Lĩnh, Du Già và ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Khau Ca được 49.524,4 ha.

Việc giao khoán rừng tới tận tay những người có trách nhiệm đã làm giảm và hạn chế tới mức thấp hiện tượng phá rừng, khai thác rừng trái phép. Bên cạnh đó, từ khi được giao rừng và làm chủ trên đất rừng, các chủ sử dụng đất đã hướng các hoạt động sản xuất rừng theo hướng đa dạng hóa với các mô hình trang trại đồi rừng, vườn rừng, hình thức nông - lâm kết hợp, thâm canh các loài cây mọc nhanh... đã góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng sinh học của rừng. Từ đó góp phần nâng cao mức sống của người dân trồng rừng, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

b) Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

Đến nay, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân: 142.117,46ha/275.347,2 ha đạt 51,6% đất rừng sản xuất.

80

c) Chương trình định canh, định cư, quy hoạch nương rẫy

Các chương trình định canh, định cư cho đồng bào dân tộc ít người ở vùng núi, vùng sâu, đặc biệt là tuyến biên giới đã được chú trọng thực hiện từ những năm 1998. Những chương trình này được thực hiện chủ yếu đầu tư, hỗ trợ sản xuất, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu. Việc di dân, giãn dân, tách hộ đã góp phần xóa các "vùng trắng" trên dọc tuyến biên giới của tỉnh, Các hộ định canh, định cư ở vùng giáp ranh biên giới đã cơ bản ổn định về đời sống và sản xuất, góp phần giữ đất, giữ rừng, đảm bảo an ninh vùng biên giới.

d) Chính sách đối với người trồng rừng và bảo vệ rừng

Người dân là những lực lượng cơ bản tham gia vào quá trình quản lý, bảo vệ, trồng và phát triển rừng, nhưng đời sống còn khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhiều nơi các đồng bào dân tộc còn lâm vào tình trạng đói ăn, thiếu lương thực. Đứng trước thực tế đó, trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm đầu tư cho người dân miền núi, hỗ trợ về vốn, kĩ thuật, chỉ đạo sản xuất với các mô hình xóa đói giảm nghèo và nguồn vốn vay từ ngân sách của tỉnh.

Lực lượng kiểm lâm đã hướng dẫn, tổ chức diễn tập thành công các công tác xây dựng phương án bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh; công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao ý thức ảo vệ rừng của người dân cũng được chú trọng thực hiện… Nhờ đó, nhận thức của người dân về rừng được nâng cao rõ rệt, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng đã giảm đáng kể.

Các dự án trồng rừng được thực hiện trong tỉnh đều mang lại hiệu quả nhất định cho các hộ gia đình nhận rừng và đất rừng. Các phương thức tổ chức quản lý mới và tiên tiến được áp dụng. Theo đó, người dân tham gia các dự án được giao được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất trong 50 năm và được hưởng toàn bộ sản phẩm rừng trồng dự án của gia đình mình. Các hộ được tập huấn kỹ thuật trồng rừng, làm vườn rừng, cung cấp vật tư (gồm cây giống, phân bón miễn phí). Họ được tham gia lựa chọn loại cây trồng phù hợp điều kiện đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác của mình, được xây dựng phương án trồng rừng với nhà đầu tư. Cách làm này đã làm cho người dân miền núi thấy rõ đây là tài sản của mình, rừng là của mình chứ không phải là của chung nên hăng hái và tận tình tham gia trồng, chăm sóc, và bảo vệ rừng.

81

Bên cạnh đó, các hộ gia đình, các cá nhân khi nhận rừng nhưng thiếu vốn sản xuất đã liên doanh, liên kết với các lâm trường để trồng rừng. Phương thức liên doanh, liên kết với các lâm trường rất đa dạng tùy theo mức độ và khả năng đầu tư của các hộ gia đình: tư vấn, cung cấp kĩ thuật, cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm; hỗ trợ vốn, cây giống, mua lại sản phẩm theo mức thỏa thuận; thuê quyền sử dụng đất, trả thù lao theo công đoạn, bao tiêu sản phẩm. Với các phương thức như trên người trồng rừng có thể thu lợi từ rừng nên rất được người dân ủng hộ và có thể phát triển rộng rãi.

3.2.1.3. Những nguyên nhân khác

- Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: UBND tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nghiêm cấm mọi tổ chức cá nhân xử lí lớp thực bì bằng phương pháp đốt, tổ chức trực phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt vào mùa khô, tổ chức các cuộc diễn tập phòng chống cháy rừng, ngăn chặn có hiệu quả các vụ cháy rừng có thể xảy ra. Trong những năm gần đây, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã vận động được nhiều hộ dân tham gia ký cam kết bảo vệ rừng, các thôn bản đã xây dựng hương ước, quy ước theo Thông tư số 70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Công tác kiểm tra, bảo vệ rừng: Phát hiện và xử lí kịp thời các hành vi vi phạm pháp lệnh bảo vệ rừng, xóa bỏ các địa điểm khai thác, buôn bán lâm sản trái phép, từng bước đẩy lùi nạn phá rừng.

- Sự chỉ đạo của các cấp chính quyền: Là một trong những tỉnh có diện tích và độ che phủ rừng lớn, các cấp lãnh đạo tỉnh Hà Giang rất quan tâm tới vấn đề khai thác, bảo vệ và trồng rừng. Điều này được thể hiện thông qua các quyết định, nghị quyết của tỉnh như: Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 6/4/2007 của UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng đô thị khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Giang đến năm 2020; Quyết định số 1656/QĐ-UBND ngày 05/7/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về Quy hoạch phát triển rừng sản xuất tỉnh Hà Giang giai đoạn 2007- 2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 2104/QĐ-UBND ngày 01/08/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về phê duyệt Kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Hà Giang...

82

Như vậy, trong các nguyên nhân gây biến động rừng theo chiều hướng tích cực, có thể nhận thấy công tác trồng rừng và tái sinh rừng mang tính chất quyết định đến sự duy trì và phát triển lớp phủ thảm thực vật rừng. Tuy nhiên, yếu tố này lại bị chi phối bởi các chính sách của nhà nước và của tỉnh, đặc biệt liên quan mật thiết tới ý thức chăm sóc, bảo vệ rừng của người dân. Do vậy, để có thể phát triển rừng theo hướng tích cực, cần xem xét tổng hợp các nguyên nhân cả về mặt trực tiếp cũng như gián tiếp. Đồng thời những biến động tài nguyên rừng của tỉnh Hà Giang là sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, bào gồm yếu tố tự nhiên và hoạt động kinh tế xã hội của con người.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)