Nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 34 - 43)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Nhân tố tự nhiên

2.1.1.1. Nhân tố địa lí - địa hình

a. Vị trí địa lí

Hà Giang là tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, có 277,5 km đường biên giới với Trung Quốc. Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Tọa độ địa lý: Từ 22o23’ đến 23o23’ vĩ độ Bắc và từ 104o20’ đến 105o34’ độ kinh Đông.

b. Địa hình

Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, có nhiều dãy núi cao, nơi cao nhất 2.419 m là đỉnh Tây Côn Lĩnh và nơi thấp nhất là thung lũng sông Lô (cao 80 - 100 m). Địa hình chia cắt phức tạp, nhiều sông suối và nhiều thác ghềnh đã tạo nên 3 tiểu vùng khác nhau.

- Tiểu vùng I:Vùng núi đá phía Bắc gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ

và Yên Minh nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, chủ yếu là địa hình Caster cao dốc xen lẫn núi đất. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình chia cắt phức tạp tạo nên nhiều dãy núi có độ dốc lớn trên 350, độ cao trung bình từ 700 - 1.000 m.

- Tiểu vùng II:Vùng cao núi đất phía Tây gồm có 2 huyện phía Tây là Hoàng

Su Phì và Xín Mần. Địa hình núi trung bình chủ yếu là núi đất xen lẫn là những vách đá, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam với độ cao trung bình > 700m. Có tiềm năng phát triển lâm nông nghiệp tập trung.

- Tiểu vùng III: Vùng núi đất thấp gồm 4 huyện Vị Xuyên, Bắc Mê, Bắc

Quang, Quang Bình và thành phố Hà Giang. Địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi báp úp, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình từ 300 - 500m, đất rừng còn khá tốt, khả năng tái sinh phục hồi rừng có nhiều triển vọng. Đây là vùng kinh tế, văn hoá trọng điểm của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

27

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Tỉnh Hà Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

28

2.1.1.2. Nhân tố khí hậu - thủy văn

a. Khí hậu

Khí hậu của Hà Giang mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao, mùa đông lạnh kéo dài, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, nóng nhất vào tháng 7 và tháng 8. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22- 230C, biên độ dao động nhiệt độ trong ngày từ 6 - 70C. Tổng lượng nhiệt trong năm từ 8.300 - 8.5000

C.

Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình các tháng và năm một số trạm tỉnh Hà Giang

Đơn vị: 0 C Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm TP.Hà Giang 12,4 17,2 16,8 22,8 25,8 28,2 28,8 28,1 26,9 23,9 21,6 16,4 22,4 Bắc Quang 12,5 17,4 16,9 22,8 25,7 28,1 28,8 28,0 26,7 23,8 21,5 16,2 22,4 Bắc Mê 11,3 16,3 15,9 22,0 25,6 28,6 28,7 27,9 26,3 23,3 20,8 15,8 21,9 Hoàng Su Phì 11,2 16,2 15,9 21,5 24,3 26,7 26,9 26,1 24,9 21,9 19,3 14,4 20,8

(Nguồn: Niên Giám thống kê năm 2011 tỉnh Hà Giang) [11]

Hình 2.2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng và năm một số trạm tỉnh Hà Giang

Do cấu tạo phức tạp của địa hình nên ranh giới giữa mùa mưa và mùa khô ở Hà Giang là khác nhau, hai huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì thường nắng nóng hơn các huyện khác trong tỉnh; bốn huyện phía bắc gồm Quản Bạ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

29

Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn hình thành 2 mùa mưa và khô, lượng mây ở đây khá nhiều và tương đối ít nắng. Số giờ nắng bình quân cả tỉnh khoảng 1.454,9 giờ, trong đó tháng nhiều nhất là 181 giờ và tháng ít nhất là 74 giờ.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm từ 2.400 - 2.700 mm, trong đó lượng mưa nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7. Địa phương có lượng mưa lớn nhất là huyện Bắc Quang, Quang Bình có tháng tới 1.429,2 mm và mưa ít nhất là huyện Hoàng Su Phì, có tháng chỉ 24,2 mm. Ngoài ra, Hà Giang còn có hiện tượng mưa phùn (32 ngày/năm) nhưng ít có bão. Tuy nhiên, vào mùa mưa dễ gây lụt lội, lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương.

Bảng 2.2. Lƣợng mƣa trung bình tháng và năm tại một số trạm tỉnh Hà Giang

(Đơn vị: mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm TP.Hà Giang 20.8 13.1 101.1 78.1 232.7 423.5 314.8 199.5 229.2 142.4 37.9 15.8 1.809 Bắc Quang 49.5 34.8 116.7 142.3 383.3 875.5 676.8 259.1 356.8 156.5 115 15.2 3.182 Bắc Mê 17.1 2.3 74.2 40 190.3 340.8 226 158.5 155.9 169.6 34 11.1 1.420 Hoàng Su Phì 16.9 0.6 109.4 33.7 105 172 201.2 144.1 201.2 123 30.7 15.7 1.154 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Niên Giám thống kê năm 2011 tỉnh Hà Giang) [11]

Hướng gió chính ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng, gió trong các thung lũng thường yếu với tốc độ trung bình khoảng 1 - 1,5 m/s. Ngoài ra còn xuất hiện một số hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan đó là số ngày có dông trong năm cao nhất vùng (103 ngày), sương mù trong năm khá nhiều (khoảng 40 ngày). Mặc dù vậy, Hà Giang lại là tỉnh ít bị sương muối hơn các tỉnh khác trong vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

30

Hình 2.3. Biểu đồ lƣợng mƣa trung bình tháng và năm tại một số trạm tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một trong những tỉnh có độ ẩm cao, độ ẩm bình quân là 85%, trong đó tháng cao nhất là 87% (tháng 7 và 8), thấp nhất là 81% (tháng 5).

Bảng 2.3. Độ ẩm trung bình tháng và năm tại một số trạm tỉnh Hà Giang.

Đơn vị: % Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm TP.Hà Giang 87 87 86 86 83 84 83 83 84 82 83 79 84 Bắc Quang 89 88 88 87 84 86 84 85 87 87 85 81 86 Bắc Mê 77 81 80 83 80 84 84 84 84 86 87 78 82 Hoàng Su Phì 84 79 82 75 77 81 79 79 81 81 81 79 80

(Nguồn: Niên Giám thống kê năm 2011 tỉnh Hà Giang)

Nhìn chung, thời tiết khí hậu của tỉnh thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhiệt đới và á nhiệt đới, tạo ra sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, khí hậu, thời tiết của tỉnh cũng khắc nghiệt với những đợt lũ lụt, hạn hán, rét đậm - rét hại kéo dài gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

31

Hình 2.4. Biểu đồ độ ẩm trung bình các tháng và năm một số trạm tỉnh Hà Giang

b. Thuỷ văn

Hà Giang là vùng đầu nguồn các sông chính: Sông Lô, sông Miện, sông Nho Quế, sông Chảy, sông Gâm, sông Bạc, ngoài ra còn có hàng trăm khe suối lớn nhỏ, phân bố đều khắp trên phạm vi toàn tỉnh, tạo nên lượng nước lớn cung cấp nguồn t- ưới tiêu cho đồng ruộng và xây dựng các công trình thủy điện nhỏ phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của nhân dân trong vùng, có các hệ sông chính như sau:

- Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) ở độ cao trên 1.000 m vào địa phận Hà Giang tại Thanh Thuỷ chảy qua thành phố Hà Giang về Tuyên Quang tới Việt Trì (Phú Thọ) đổ ra sông Hồng. Sông Lô chảy qua địa phận Hà Giang dài 97 km.

- Sông Chảy bắt nguồn từ Hoàng Su Phì chảy qua Xín Mần, Quang Bình (Hà Giang) đến Bảo Yên, Lục Yên, Yên Bình (tỉnh Yên Bái).

- Sông Gâm bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Đồng Văn, Mèo Vạc sang tỉnh Cao Bằng rồi lại về địa phận của huyện Bắc Mê, chảy sang Tuyên Quang và hợp với sông Lô tại Hàm Yên. Ngoài ra, còn có sông Nho Quế, sông Con, sông Chừng, sông Bạc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

32

Nguồn nước ngầm của Hà Giang tồn tại trong các khe nứt và lỗ hổng của các tầng trầm tích, chất lượng tốt. Tuy nhiên, các tầng chứa nước mới được thăm dò sơ bộ, chưa thể khai thác với khối lượng lớn. Do địa hình phức tạp, 2 bên sông suối của tỉnh thường là những mái núi dốc, thực bì che phủ đầu nguồn các khe suối bị suy giảm chưa có thời gian phục hồi rừng, về mùa mưa thường gây lũ lụt, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc trong vùng. Lòng sông hẹp, nhiều đá nổi, thác ghềnh nên khả năng vận chuyển bằng đường thuỷ trong vùng bị hạn chế.

2.1.1.3. Nhân tố địa chất và thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng tỉnh Hà Giang của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho thấy toàn tỉnh hiện có 9 nhóm đất với 19 đơn vị đất chính và 60 đơn vị đất phụ, cụ thể như sau:

- Nhóm đất phù sa (P) chiếm 1,6% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung nhiều ở khu vực ven sông Lô và các suối khác thuộc các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê.

- Nhóm đất glây (GL) chiếm 0,86% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, nhóm đất này được hình thành ở nơi có địa hình thấp luôn giữ ẩm, có nhiều tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Yên Minh, Xín Mần.

- Nhóm đất đen (R) chiếm 0,14% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, được hình thành ở chân các dãy núi đá vôi hoặc trong các thung lũng núi đá vôi thuộc các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh và Vị Xuyên.

- Nhóm đất than bùn có diện tích không đáng kể, tập trung ở xã Vô Điếm huyện Bắc Quang.

- Nhóm đất tích vôi (V): Chiếm 0,16% diện tích tự nhiên, đất được hình thành ở thung lũng đá vôi, canxi tích luỹ nhiều trong đất, phân bố chủ yếu ở huyện Vị Xuyên.

- Nhóm đất xám (X) có diện tích lớn nhất, chiếm 74,25% diện tích tự nhiên. - Nhóm đất đỏ (F) chiếm 6,04% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huỵên, thành phố trong tỉnh (trừ huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33

- Nhóm đất mùn Alit trên núi cao (AH) chiếm 0,63% diện tích đất tự nhiên, xuất hiện nhiều trên các đỉnh núi có độ cao trên 1.800 m thuộc các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần.

- Nhóm đất tầng mỏng (E) chiếm 10,86% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, nhóm đất này được hình thành ở nơi có địa hình cao, có nhiều tại các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc.

Do địa hình chủ yếu là núi cao, dốc lớn, chia cắt mạnh nên đất đai Hà Giang bị xói mòn rửa trôi mạnh, thường xuyên bị khô hạn, chua, nghèo dinh dưỡng dễ tiêu, đất bị quá trình Feralit mạnh, tích luỹ sắt, nhôm lớn.

2.1.1.4. Nhóm nhân tố khu hệ thực vật

* Các hệ sinh thái

Hệ sinh thái núi đá vôi ở Hà Giang là một hệ chức năng bao gồm các nhân tố vô sinh (đất, đá vôi...) và thế giới sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật), các hệ này có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau tạo thành một hệ thống nhất trong một hệ địa - sinh thái núi đá độc đáo, điển hình nằm ở vị trí Đông bắc Việt Nam. Hệ địa - sinh thái Hà Giang phân bố trên độ cao từ 700 - 2300m so với mực nước biển, đó là nơi đã từng tích luỹ các nguồn gen động vật, thực vật. Theo các nhà thực vật thì các loài thực vật chiếm ưu thế trên núi đá gồm Nghiến, Trai, Hoàng đàn rù, Pơmu, Kim giao giạ, Thông tre lá ngăn, Vàng tâm và một số loài thuộc họ Ficus... dưới tán rừng có thảm thực vật đa dạng. Nhờ quá trình hình thành bởi mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường sống, các nhân tố vô sinh chính là các dãy núi đá vôi luôn có mối liên hệ với nhau, trao đổi nguyên liệu thông qua chu trình vật chất và năng lượng. Các kiểu thảm thực vật rừng phân bố ở tỉnh Hà Giang, gồm:

- Kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này

gặp hầu hết đại diện các họ thực vật nhiệt đới Việt Nam đều có mặt ở đây, song rất khó xác định loài ưu thế bởi tính đa dạng, phong phú của chúng.

- Kiểu phụ Rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới phục hồi

sau khai thác, đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác có nguồn gốc từ kiểu rừng trên. Do

bị tác động mạnh qua khai thác chọn lấy đi những cây gỗ lớn, gỗ tốt và quý hiếm phục vụ cho mục đích xây dựng và thương mại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

34

- Kiểu phụ Rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới phục hồi

sau nương rẫy: phân bố gần các làng bản, các khu rừng được hình thành sau canh

tác nương rẫy, rừng đơn tầng, đường kính bình quân 10-15cm và chiều cao bình quân 6-7m. Thành phần thực vật chủ yếu là các cây tiên phong ưa sáng, sinh trưởng nhanh.

- Kiểu phụ Rừng tre nứa: có nguồn gốc từ kiểu Rừng lá rộng thường xanh

nhiệt đới ẩm, song do sự phá rừng bừa bài và hoạt động canh tác nương rẫy dẫn tới những cây gỗ không còn, tạo điều kiện cho tre, nứa phát triển, chúng thường phân bố ở độ cao dưới 1000 m.

- Kiểu phụ Rừng cây gỗ hỗn giao với tre nứa: Có nguồn gốc từ kiểu Rừng lá

rộng thường xanh nhiệt đới ẩm, song do sự khai thác kiệt và hoạt động canh tác nương rẫy thiếu kiểm soát. Kiểu rừng này có cấu trúc 2 tầng rõ rệt là cây gỗ tầng trên và tre nứa tầng dưới.

- Kiểu rùng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới núi cao: Phân bố

ở độ cao từ 700m đến 2000m. Đây là kiểu rừng nguyên sinh tuy có tác động chút ít nhưng không đáng kể, còn giữ được tính nguyên sinh cơ bản.

- Rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim: Phân bố ở độ cao từ 1800m trở lên,

thảm thực vật mang tính chất á nhiệt đới điển hình.

Những loài cây trên núi đá vôi có chất lượng gỗ rất tốt và thường sinh trưởng rất chậm. Đây là kiểu sinh cảnh rất đặc biệt, nếu bị phá hoại thật khó khăn để tái tạo lại thành rừng, nên chúng ta cần quan tâm đặc biệt để bảo vệ kiểu rừng này.

* Đa dạng sinh học

Theo thống kê tỉnh Hà Giang có 162 họ thực vật bậc cao, 501 chi và 796 loài của 6 ngành thực vật: Khuyết lá thông (Psilotophyta) lhọ, 1 chi, 1 loài; Thông đất (Lycopodiophyta) 2 họ, 2 chi, 2 loài; Ngành mộc tặc (Equisetophyta) 1 họ, 1 chi, 2 loài; Ngành dương xỉ (Polypodiophyta) 12 họ, 17 chi, 23 loài; Ngành hạt trần (Pinophyta) 5 họ, 8 chi, 10 loài; Ngành hạt kín (Magnoliophyta) 141 họ, 472 chi, 754 loài, cụ thể (Bảng 2.4).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.4. Phân bố các taxon trong các ngành thực vật bậc cao

Taxon Số họ Số chi Số loài

Dương xỉ và khuyết lá thông (Ferns and fern allies) 16 21 32

Ngành hạt trần (Pinophyta) 5 8 10

Ngành hạt kín (Magnoliophyta) 141 472 754 Lớp hai lá mầm (Magnoliopsida) 115 396 629

Lớp một lá mầm (Liliopsida) 26 76 125

Tổng 162 501 796

Các họ có nhiều loài bao gồm Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 45 loài, Họ Cúc

(Asteraceae) 44 loài, Họ Dẻ (Fagaceae) 24 loài, Họ Long não (Lauraceae) 22 loài,

Họ Đậu (Fabaceae) 22 loài, Họ Cà phê (Rubiaceae) 19 loài. Một số họ thực vật khác cũng có số lượng loài lớn như Họ Cói (Cyperaceae) 16 loài, Họ Lan

(Orchidaceae) 14 loài, Họ Cam (Rutaceae) 14 loài, Họ Gừng (Zingiberaceae) 12

loài. Đây là những họ thực vật rất quan trọng trong khu hệ thực vật tỉnh Hà Giang, nó giữ vai trò tạo nên các kiểu thảm thực vật, đặc biệt ở những đai cao.

Trong tổng số 796 loài thực vật được ghi nhận đã xác định được 60 loài thực vật quý hiếm. Trong số này có 56 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007, có 11 loài nằm trong danh mục sách Đỏ thế giới và 19 loài nằm trong danh mục của Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Mặc dù đã có sự phân chia thành các kiểu rừng khác nhau nhưng do ảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 34 - 43)