Xu hướng biến động rừng trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 30 - 32)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Xu hướng biến động rừng trên thế giới và Việt Nam

Rừng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của Trái Đất. Dân số tăng nhanh, nhu cầu đất trồng và khai thác nguyên liệu ngày càng lớn, hậu quả là làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng. Vào đầu thế kỉ XX có khoảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

23

6 tỉ ha rừng, đến đầu 1973 còn 3.8 tỉ ha, năm 1995 còn 2.3 tỉ ha và hiện nay còn khoảng 1,4 tỉ ha rừng nguyên sinh.

Trong nghiên cứu "Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu" của LHQ công bố ngày 5/10/2010 đã cảnh báo đa dạng sinh học rừng đang bị lâm nguy trên phạm vi toàn cầu do tốc độ mất rừng, suy thoái rừng và diện tích rừng nguyên thuỷ giảm quá nhanh trên thế giới. Trong thời gian từ năm 2000-2010, mỗi năm diện tích rừng bị chuyển đổi thành diện tích đất nông nghiệp và các mục đích sử dụng khác, hoặc bị mất do các nguyên nhân tự nhiên đã giảm từ 16 triệu hécta trong những năm 90 của thế kỷ trước xuống còn 13 triệu hécta. Diện tích rừng nguyên thuỷ toàn cầu với các hệ sinh thái đa dạng và phong phú nhất về các loài sinh vật, với khoảng 1,4 tỷ hécta, chiếm 36% tổng diện tích rừng toàn cầu, cũng giảm trung bình hàng năm hơn 40 triệu hécta, với tốc độ 0,4% mỗi năm. Khu vực Nam Mỹ bị mất rừng nguyên thuỷ lớn nhất, sau đó là châu Phi và châu Á.

Nghiên cứu trên chỉ rõ các mối đe doạ khác đối với đa dạng sinh học rừng là do việc quản lý rừng không bền vững, biến đổi khí hậu, cháy rừng, thảm hoạ tự nhiên, dịch bệnh và do sự phá hoại của các loài côn trùng và các sinh vật xâm thực. LHQ còn cảnh báo hiện trạng săn bắn vì mục tiêu thương mại do nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố cũng đang đẩy nhiều loài vật hoang dã tới nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai. Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu các nước không thực hiện những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn.

Nếu trên thế giới trong vòng một thế kỉ mất đi gần 2/3 diện tích rừng thì ở Việt Nam, tài nguyên rừng cũng bị suy giảm mất một nửa chỉ trong vòng 50 năm. Năm 1943, tổng diện tích rừng co 14.3 triệu ha (độ che phủ 43%) thì tới 1995 chỉ còn 9.3 triệu ha (độ che phủ 28,1%), trung bình mỗi năm mất khoảng 100 tới 140 nghìn ha rừng. Nguyên nhân do khai hoang, đốt nương làm rẫy, khai thác gỗ bừa bãi luôn vượt quá mức tái sinh của rừng, vì vậy, nhiều tỉnh miền núi Bắc Bộ độ che phủ còn rất thấp, đặc biệt khu vực Tây Bắc dưới 10%, một số nơi như Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) hầu như không còn rừng chỉ trơ ra núi đá tai mèo.

Hiện nay, diện tích rừng của nước ta đã tăng lên đáng kể do công tác khuyến khích trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc. Năm 2005, diện tích rừng của nước ta là 12.6 triệu ha (độ che phủ đạt 37%), năm 2010, diện tích rừng đạt 13.4 triệu ha (độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

24

che phủ 39,5%). Tuy diện tích rừng tăng lên đáng kể nhưng chất lượng rừng lại giảm sút. Nếu năm 1943, rừng của Việt Nam có 70% diện tích là rừng giàu và rừng nguyên sinh thì năm 2005, 70% diện tích rừng là rừng nghèo thứ sinh và rừng trồng. Tuy đã có rất nhiều cố gằng trong công tác tăng diện tích cũng như độ che phủ rừng nhưng vẫn chưa bù đắp lại được nạn mất rừng, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh, chất lượng rừng giảm sút mạnh, lại nằm ở vùng thưa dân, tốc độ xói mòn rửa trôi mạnh, dẫn đến tình trạng thoái hóa đất ở nhiều vùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)