Về văn hóa truyền thống phi vật thể

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 85 - 89)

Ngoài những đặc trưng chung của văn hóa truyến thống dân tộc, Kiên Giang với đặc thù cùa mình, còn có nhiều loại hình văn hóa mang đậm nét vùng miền, được hình thành và gìn giữ từ thời người Việt ta xuôi Phương Nam đi mở cỏi. Điều này được thể hiện rõ qua tính cách, phong tục tập quán sống, phương thức sản xuất, loại hình sinh hoạt văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng,…như: lễ hội cổ truyền như kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; hội đua ghe ngo của đồng bào dân tộc Khmer, đua bơi xuồng ba lá của người dân vùng U Minh, hội thi đờn ca tài tử,… là những nét văn hóa độc đáo thể hiện rõ tính cách, phong tục, tâp quán truyền thống của người dân nơi đây.

+ Về phong tục tập quán sống, người Kiên Giang cũng như dân Miền Tây nói chung, sống đơn giản và phóng khoáng, không câu nệ việc nhà cửa, hình thức bên ngoài, họ rất thật thà và tình nghĩa, không chỉ với bà con họ hàng mà cả những người hàng xóm, láng giềng đều đối như nhau, luôn có tư tưởng “lá lành đùm lá rách”, sống thủy chung, thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc rất rõ. Và, họ cón thể hiện tư tưởng này cao hơn một bật, là có thể chia sẽ hoạn nạn, hy sinh cho nhau trong cuộc sống thường nhật, sẵn sàng “nhườn cơm” cho nhau không một chút đắn đo, toán tính, vụ lợi; đồng thời, tất nhiên họ rất ghét tính bủn xỉn, tham lam, ích kỷ. Ngoài ra, với cuộc sống ngày đêm phải chống chọi với thú giữ của đất rừng Phương Nam của thế hệ đầu tiên đi mở đất, và cho đến nay, đã hình thành và trở thành nét tính cách nữa của người dân vùng đất này, là nổi tiếng cương trực và dũng cảm. Chính vì thế, cùng với truyền thống yêu nước vốn có của dân tộc, người Kiên Giang cũng như dân Nam Bộ nói chung càng được hung đúc, nâng lên tầm mức tuyệt đối, mở rộng.

+ Về phương thức sản xuất, vốn được thiên nhiên ưu đãi và có điều kiện địa lí thuận lợi nên mỗi gia đình có thể khai phá cho mình một diện tích đất mà khả năng cho phép có thể canh tác được. Phương thức sản xuất chủ yếu là thủ công với sức lao động gia đình là chính. Cùng với tính cách “lãng tử” của người Phương Nam, họ không thích gò bó, gượng ép hay ép buộc, và vởi đặc tính của vùng đất Phương Nam là rất trù phú, luôn có phù sa bồi đắp và rộng lớn, nên từ xưa, người dân nơi đây sản xuất chủ yếu là dựa vào thời tiết thiên nhiên và kinh nghiệm, khoa học-kỷ thuật được áp dụng chậm và muộn, tập quán sản xuất nhỏ cá thể - hộ gia đình là chính.

Có điều, đấy chủ yếu là đối với người Kinh và Khmer, còn người Hoa chủ yếu là họ rất có năng khiếu buôn bán, kinh doanh thương mại, ít làm ruộng, sở trường của họ là làm nghề thủ công, công nghiệp nhẹ. Nên dần dần, qua quá trình cùng sinh sống trong một công đồng, những tập quán lao động sản xuất của các dân tộc cũng đã ảnh hưởng đến nhau, bổ sung những ưu điểm, thói quen trong từng phương thức sản xuất cho nhau, làm cho tư duy về tập quán lao động sản xuất, kinh doanh có sự biến đổi, dung hòa và phù hợp với đời sống xã hội của

vùng đất, con người nơi đây, làm nên nét đặc thù văn hóa mới riêng có của người Miền Tây và Kiên Giang.

+ Về loại hình sinh hoạt văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng, là rất phong phú và đa dạng bởi sự giao thoa văn hóa của các tộc người Kinh, Hoa, Khmer. Những nét văn hóa đặc sắc của người Kinh, Hoa, Khmer đã gặp nhau, đan xen và hòa quyện vào nhau để hình thành nên nét mới về văn hóa cho vùng đất này. Loại hình văn hóa sinh hoạt cộng đồng của người Kinh là đờn ca tài tử, là biểu diễn cải lương, là những điệu lí. Còn những loại hình văn hóa của người Hoa mà họ yêu thích, là hát Sáng cố, hát Quảng và hát Tiều, múa lân – sư – rồng; còn người Khmer thì thể hiện bản sắc văn hóa qua điệu múa Roămvông, hát Dù kê.

Ngoài ra, còn có nhiều loại hình văn hóa - nghệ thuật khác mà nhân dân nơi đây rất ưa chuộng và cũng là sở thích văn hóa chung, như sân khấu cải lương, ca vọng cổ, thơ, chuyện kể tiếu lâm của nông dân vùng sông nước. Và một điệu đàn trong dân ca nhạc cổ rất đặc sắc mà người ta hay gọi là “dây đàn rạch giá” (khác đôi chút so nguyên bản của điệu đàn vọng cổ xuất xứ từ Bạc Liêu), đây là ngón đàn tuyệt kỷ của những nghệ nhân đàn và có thể nói chỉ có người đàn, hát ở Kiên Giang là đằm thắm, thiết tha, lưu luyến làm lay động lòng người nhất. Với điệu lí, xin nói thêm rằng, tuy người Phương Nam phóng khoáng, giản dị trong cách sống, nhưng có thể nói, lại lãng tử và rất cầu kỳ, kỹ lưỡng trong sáng tạo và trong thưởng thức văn hóa, văn học-nghệ thuật. Riêng điệu lí, vùng đất rừng nơi đây đã có đến 20 bài tổ, theo tác giả Nguyễn Đắc Hưng, “gồm 06 Bắc (Tây thi, Cổ bản, Lưu thủy trường, Phú lục chấn, Bình bán chấn, Xuân tình chấn (hay Xuân tình điểu ngữ), 03 Nam (Nam xuân, Nam ai, Nam đảo (hay Đảo ngũ cung), 04 oán (Tứ đại oán, Phụng cầu, Giang Nam, Phụng hoàng), 07 bài lớn (Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc, Vạn giá)” [22, tr.300], mà mổi điệu lát khi ngân lên đã làm say đắm lòng người, gợi cho người ta nổi nhớ sâu lắng về quê cha đất tổ, về hình ảnh đẹp của quê hương đất nước, về tình người, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động, tình cảm thủy chung của con người nơi đây. Đặc biệt, Kiên Giang còn có loại hình nghệ thuật thơ ca bác học nổi tiếng của nhóm Chiên Anh Các, hình thành và tồn tại cùng trong khoảng thời gian

và có thể sánh ngang với các nhóm thơ ca khác ở Nam bộ, như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Trị.

Cũng là với đặc điểm chung là hội tụ dân cư mà người dân Kiên Giang hội tụ nhiều tôn giáo tín ngưỡng, hiện có 06 tôn giáo, là Phật giáo (Tiểu thửa và Đại thừa), Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa, Hồi giáo. Có một điều là nét đặc sắc của tín ngưỡng tôn giáo ở Kiên Giang, đó là các tôn giáo và tín đồ của tôn giáo luôn đoàn kết, cùng nhau chung sức thực hiện mục đích vì đạo pháp, chúng sinh, xã hội an lành với đường hướng chung “sống tốt đời, đẹp đạo”.

Đấy là một nét mới, cách tân mang đậm dấu ấn địa phương, và cùng với những nét văn hóa khác, nó thể hiện rõ một điều, đó là tinh thần yêu nước, tình đoàn kết và tính nhân văn của truyền thống văn hóa dân tộc trong mỗi người con dân đất Việt, và dù có ở đâu, điều kiện sống thế nào, thì họ cũng cố giữ lấy và bổ sung cho phù hợp để phát huy giá trị của nó, làm nền tảng tinh thần trong cuộc sống còn khó khăn, vất vả của mình, phấn đấu vươn lên để có cuộc sống tốt hơn cho từng người, gia đình và xã hội.

Tất cả những cái đó có chung dáng dấp của những giá trị văn hóa truyền thống chung của dân tộc, đồng thời hòa quyện vào đó là những nét riêng có của vùng đất, con người phương Nam, đặc biệt nhất là mang đậm tính đặc thù của miền Tây Nam bộ nói chung cũng như Kiên Giang nói riêng.

Để phát huy giá trị của lịch sử, văn hóa truyền thống đó, Đảng bộ và nhân dân Kiên Giang đã có nhiều cố gắng trong việc bảo tồn, phục dựng những di tích, xây dựng hệ thống văn bản triển khai những chỉ thị, nghị quyết, chính sách về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo thực tế địa phương. Cấp ủy, chính quyền cũng chỉ đạo các Sở ngành như kế hoạch, văn hóa, giáo dục, thông tin- truyền thông,…phối hợp tổ chức, định hướng, quy hoạch và thực hiện kế hoạch bảo tồn, phục dựng, tuyên truyền, giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử đó, nhằm để phát huy giá trị của nó, tạo nền tảng tinh thần cho xã hội. Đồng thời, gắn kết với phát triển dịch vụ du lịch, tham quan di tích lịch sử của địa phương, từng bước là cơ sở và mục tiêu chuyển đổi cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 85 - 89)