Những tác động của một số văn hóa truyền thống cơ bản qua thực tế ở Kiên Giang hiện nay

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 62 - 71)

thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở Kiên Giang hiện nay

1.3.1. Những tác động của một số văn hóa truyền thống cơ bản qua thực tế ở Kiên Giang hiện nay Kiên Giang hiện nay

Đã là giá trị văn hóa truyền thống, thì bất cứ một truyền thống văn hóa nào cũng có giá trị riêng. Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể và điều kiện đặc thù mà ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, một hay vài ba trong số những giá trị văn hóa ấy lại có tác động tích cực, chi phối đối với đời sống xã hội và con người hơn cả. Với điều kiện đặc thù của mình, đã hình thành ở con người Kiên Giang những tính cách, tập quán, lối sống, tâm lí, tư tưởng, tình cảm,…đặc trưng riêng. Và cùng với bề dày lịch sử của những truyến thống văn hóa dân tộc, thì những nét riêng ấy lại hòa quyện cùng những giá trị của văn hóa truyền thống, càng phát huy giá trị, trong giai đoạn hiện nay rõ nhất là ở những giá trị văn hóa truyền thống yêu nước, đoàn kết và nhân văn của dân tộc.

Với nhận thức, giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc được hình thành và lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước, đoàn kết và nhân văn đã trở thành nét văn hóa cao quý, bền vững nhất của dân tộc, của từng người dân Việt. Ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể, có sự khác nhau trong cách tư duy về nội hàm của “truyền thống yêu nước, đoàn

kết và nhân văn” về cách thể hiện những tinh thần ấy của từng thế hệ, nhưng nhìn

chung đó vẫn là xu hướng chủ đạo trong tư tưởng và hành động, trong tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam với quốc gia, dân tộc mình.

Trong thời chiến và thời bình, tinh thần yêu nước, đoàn kết, nhân văn ấy được thể hiện ở nội dung không giống nhau, đặc biệt hơn là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang hội nhập quốc tế, thì tinh thần ấy lại thể hiện ở khía cạnh khác, ở tất cả các góc độ, từ kinh tế, chính trị, quốc phòng-an ninh và xã hội. Nhận định vấn đề, Đảng ta khẳng định,

nước ta đang đứng trước nhiều thử thách lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tục hậu xa hơn về kinh tế so nhiều nước trong khu vực và

trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng, Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”… hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta [06, tr.68]

cũng như, trong xu thế toàn cầu hóa ở thế kỷ XXI này, thì lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX hoàn toàn giữ nguyên giá trị: “Thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng và lạc hậu còn khó khăn hơn nhiều” [19, tr.350]. Và tinh thần nhân văn cao cả của dân tộc ngày nay thể thể hiện ở mục đích của công cuộc xây dựng đất nước có xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”, “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

Quán triệt những quan điểm của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Kiên Giang xác định rằng, phải phát huy những giá trị của những truyền thống cơ bản của dân tộc, tạo cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế ở đại phương là nhiệm vụ hàng đầu, vừa cấp thiết, vừa lâu dài, và nó cũng có hạn chế cần lọc bỏ. Với nhận thức như thế trong tổ chức thực hiện, kết quả thực tế đạt được nhìn thấy rõ được từ các góc độ sau:

Từ góc độ kinh tế, nếu trước đây, các giá trị văn hóa truyền thống như yêu

nước, đoàn kết, nhân văn thể hiện ở việc là lấy mục tiêu giành độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân làm mục tiêu cao nhất. Thì ngày nay, đó chính là đóng góp trí lực, sức lực, vật lực để góp phần cho quê hương, đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển nhằm mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế là mặt trận hàng đầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia. Chúng ta đã giành được độc lập, tự do, nhưng nếu chúng ta bị rơi vào sự “đô hộ kiểu mới”, đó là lệ thuộc vào kinh tế bởi toàn cầu hóa hiện nay đang bị thao túng bởi các nước tư bản phát triển; và chúng ta cũng không đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh nếu không tạo được tiềm lực kinh tế vững chắc. Cũng với góc độ tiếp cận này, nhân dân Kiên Giang đã và đang tích cực phát huy tinh thần cách mạng, vượt qua khó khăn của điều kiện nội tại, cùng nhau đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động, tuân thủ

và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và cũng là góp phần cho xã hội phát triển; tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm khoảng 2%/năm, hiện Kiên Giang có hàng chục tập thể, cá nhân đạt danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

- Mặt tác động tích cực của văn hóa truyền thống cơ bản ở Kiên Giang

Với nhận thức, phát huy giá trị truyền thống ngày nay là góp phần phát triển kinh tế, Kiên Giang đã huy động tốt các nguồn lực xã hội cho đầu tư, xây dựng kết cầu cơ sở hạ tầng cho phát triển. Hàng năm, các nguồn huy động cho đầu tư phát triển tăng khá mạnh. Năm 2010 đã huy động các nguồn vốn đầu tư trên 57.914 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so 5 năm trước. Kinh tế tư nhân, cá thể phát triển mạnh, hiện có hơn 5.254 doanh nghiệp, vốn đăng ký 7.053 tỷ đồng và 33.500 hộ kinh doanh (tăng 9.700 hộ so năm 2005). Thu hút 12 dự án nước ngoài (FDI), vốn đầu tư đăng ký 2,1 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 964 USD gấp 1,6 lần với năm 2005.

Từ góc độ chính trị, yêu nước, đoàn kết, nhân văn ngày nay là nâng cao lòng

tự tôn và tự hào dân tộc, tin tưởng vào tương lai của cách mạng Việt Nam, vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc, không bi quan, tự ti, thoái chí. Trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Tự giác chấp hành nghiêm mọi đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Để đạt mục tiêu này, việc thực hiện trong từng địa phương tốt là một thành tố quan trọng. Trong chỉ đạo, thực hiện nghị quyết, chính sách, tùy vào điều kiện thực tế từng ở địa phương mà người cán bộ lãnh đạo phải linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán, có tinh thần trách nhiệm cao, dám làm dám chịu và khách quan; vững vàng, không bị vật chất chi phối bở tác động của kinh tế thị trường thời kỳ hội nhập quốc tế. Hiện nay, Kiên Giang có 34.198 đảng viên, chiếm

2,11% dân số; trong đó hầu hết cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp đều có trình độ đạt chuẩn về chuyên môn là đại học hoặc tương đương và cử nhân, cao cấp chính trị. Tinh thần đoàn kết nội bộ cao, luôn có sự nhất trí cao trong hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt phần lớn thể hiện tốt vai trò, chức trách nhiệm vụ của mình, tinh có thần trách nhiệm, không bè phái, cục bộ. Tỷ lệ cán bộ đảng viên có vi phạm đều giảm hàng

năm, chưa có đảng viên nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì làm trái quy định, pháp luật của nhà nước, lợi dụng chức vụ quyền hạn và tham nhũng.

Với quan điểm chính trị của mình, cán bộ lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có phát huy tốt tính gương mẫu trong công tác, tác phong, đạo đức, lối sống,… thì cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức mới phục, quần chúng nhân dân mới tin tưởng, từ đó tạo đồng thuận cao trong các giai tầng. Một khi có sự đồng thuận của các giai tầng xã hội, được quần chúng nhân tin tưởng thì chính trị-xã hội ổn định, tạo điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế nhanh và vững chắc.

Từ góc độ quốc phòng-an ninh, trong giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế

là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt thì vấn đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó mật thiết với nhau. Và trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay, xây dựng và bảo vệ xâm nhập nhau đến mức xây dựng là gốc của bảo vệ và bảo vệ là bộ phân hợp thành của xây dựng. Mặt khác, xây dựng là nâng cao cảnh giác, sẳn sàng đối phó góp phần làm thết bại mọi mọi âm mưu của các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá chế độ ta với “diễn biến hòa bình”. Nhận thức rõ điều này, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo các lực lượng vũ trang của tỉnh, phối hợp với các lực lượng đóng quân trên địa bàn thực hiện tốt, với nhận thức: Chỉ có thể là xây dựng nền kinh tế phát triển, nền chính trị ổn định, lực lương vũ trang tinh nhuệ trang bị hiện đại và xây dựng một lòng tin vững chắc của nhân dân vào sức mạnh nội lực của chính mình, thì không có khó khăn, thử thách, nguy hiểm nào là không thể vượt qua; là kiểu xây dựng dân-quân-chính hợp thành trong thời bình-thời kỳ phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang của tỉnh luôn tuân thủ nghiêm mọi quy định, điều lệ; có tinh thần trách nhiệm cao, sẳn sàng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, bình yên cho nhân dân. Tình quân dân luôn “như cá với nước” luôn được phát huy trong mọi thời điểm, nhất là trong thiên tai, lũ lụt, quân đội luôn là lực lượng nòng cốt, đi đầu cùng dân quân tự tại chỗ giúp dân trong đắp đê chống lũ, di dời nhà cửa, bảo vệ tài sản, tính mạng cho nhân dân; cùng nhân dân trong lao động sản xuất, thu hoạch nông sản tránh lũ. Với 02 cửa khẩu quốc tế cùng với đường biên giới dài hàng chục kilômét giáp các nước bạn Campuchia, và giáp Vịnh Thái lan, lực lượng biên phòng của tỉnh luôn đề cao cảnh giác, thực hiện

tốt nhiệm vụ của mình; hàng năm, mức độ nghiêm trọng của nạn buôn lậu, hàng quốc cấm giảm.

Ngoài ra, với bờ biển dài hơn 200km, nguồn lợi thủy sản khai thác trên 300 ngàn tấn mỗi năm, bộ đội biên phòng còn một nhiệm vụ luôn được quan tâm thực hiện, là hướng dẫn tàu thuyền và ngư dân nơi tránh trú bảo; bảo vệ ngư dân trước sư uy hiếp, de dọa của các lực lượng nước ngoài để bà con ngư dân yên tâm bám biển sản xuất. Đồng thời, lực lượng biên phòng địa phương sẳn sàng đi vào vùng bảo nguy hiểm, không ngại khó khăn, hy sinh để lay dắt tàu ngư dân của ta cũng như của nước khác khi bị nạn. Đáng biểu dương là đến nay, lực lượng hữu quan của Kiên Giang đã cứu hàng chục ngư dân nước ngoài bị tai nạn do mưa bão gây hư hỏng, chìm tàu, và nhiều hỗ trợ điều kiệp pháp lí cho tàu cá nước bạn lân cận vào địa phận Kiên Giang tránh trù bão an toàn. Và quần chúng nhân dân cũng góp phần cho công tác bảo vệ biển, biên giới trên biển bằng những phát hiện, thông tin kịp thời về tàu lạ xâm nhập lãnh hải, về những vụ tập kết hàng để buôn lậu qua biên giới,… để lực lượng biên phòng của ta có kế hoạch chủ động đối phó.

Cho đến nay, Kiên Giang không có hoạt động phản động, chống phá Đảng, Nhà nước ta có tổ chức hay do đảng phái nào cầm đầu; không có cán bộ, đảng viên nào vi phạm và bị truyền thống cứu trách nhiệm hình sự vì vi phạm quy định về phát ngôn, bí mật quốc gia. Trong nhân nhân, những gia đình có người trong độ tuổi quân sự đều rất sẳn sàng ùng hộ, động viên người thân của mình thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ công dân vì sự bình yên của nhân dân, trật tự, an ninh, an toàn xã hội. Tỷ lệ thanh niên chấp hành nghĩa vụ quân sự hàng năm luôn đạt 100% cả về quân số lẫn chất lượng; công tác diễn tập quân sự, dự bị động viên, dân quân tự vệ hàng năm đều được các cấp ủy, ngành chuyên môn quan tâm tổ chức, thực hiện đạt chỉ tiêu, đáp ứng yêu cầu sẵn sáng chiến đấu khi có tình huống.

Trong đấu tranh, phòng chống và trấn áp tội phạm có bước tiến rõ rệt. Án hình sự, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hàng năm có xu hướng giảm, tỷ lệ phá án thành công luôn đạt chỉ kế hoạch, đặc biệt là án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 95%. Đồng thời, mặc dù điều kiện hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu, nhưng với công tác tuyên truyên, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật về trật tự, an toàn khi tham gia giao thông của các cơ quan chức năng, đoàn

thể xã hội, nhìn chung ý thức của người dân trong tham gia giao thông ngày được nâng lên, chấp hành tốt quy định và ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông, từ đó góp phần làm giảm tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra trên địa bàn. nguyên nhân chủ yếu cũng là nhờ làm tốt công tác dân vận, tuyên truyền trong nhân dân và qua đó, quần chúng nhân dân tham gia tố giác tội phạm; tinh thần cảnh giác đối với các loại tội phạm của nhân dân là rất cao.

Đó là tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, tình quân dân, tính nhân văn truyền thống trong cuộc sống của nhân dân Kiên Giang được thể hiện, vì mục tiêu ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vì cuộc sống bình yên, ấm no cho mọi người. Từ đó, góp phần tạo tiền đề ổn định cho mục tiêu phát triển kinh tế của từng hộ gia đình cũng như của địa phương, hòa bình, hữu nghị hợp tác quốc tế.

Từ góc độ xã hội, giá trị văn hóa truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân văn

là thể hiện tinh thần đấu tranh cái xấu, cái bảo thủ, trì trệ trong nếp nghĩ, cách làm; chống hủ tục, thói quen lạc hậu, phản khoa học; chống kiều làm ăn gian lận, bất chính; có lòng nhân ái bao dung,… Đặc biệt, yêu nước trong giai đoạn hiện nay, phải dũng cảm đấu tranh chống lại quan liêu, tham nhũng và các tiêu cực, tệ nạn xã hội khác. Mặt này, những giá trị cốt lõi của văn hóa truyền thống ở Kiên Giang vẫn giữ nguyên và phát huy tốt giá trị, ở chỗ Đảng bộ Kiên Giang đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ đảng viên có trách nhiệm cao trong công việc, luôn thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước; mỗi người luôn có tinh thần tự giác - phải tự mình chống lại sự cám dỗ của vật chất, quyền lực bởi mặt trái của kinh tế thị trường; quần chúng nhân dân, các giai tầng xã hội chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật và làm tốt mọi nghĩa vụ công dân của mình, để góp phần vào xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương, làm cho nhân dân và chính bản thân mình có cuộc sống an lành, hạnh phúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến nay, đời sống vật chất của một bộ phận người dân Kiên Giang tuy chưa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 62 - 71)