Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan chức năng đối với yêu cầu phát triển văn hóa và giữ gìn di sản, bảo tồn, phát

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 105 - 107)

chức năng đối với yêu cầu phát triển văn hóa và giữ gìn di sản, bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa truyền thống

Các cấp ủy đảng cần có sự nhận thức và quan tâm đúng mức về vai trò và tầm quan trọng của văn hóa và việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Cần có sự nhìn nhận và đánh giá sâu hơn nguyên nhân và kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đặt ra; từng bước triển khai và thực hiện có hiệu quả một số giải pháp đồng bộ, từ công tác hoạch định chính sách; lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Có cơ chế chính sách phù hợp, đồng bộ cho việc tổ chức thực hiện.

Trong hoạch định chính sách; lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quan tâm đầu tư đúng mức cho phát triển văn hóa bên cạnh đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp; nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân về vai trò, ý nghĩa của tiếp thu văn hóa mới, bảo tồn văn hóa truyền thống trong phát triển kinh tế-xã hội là nhằm mục đích nâng cao cuộc sống vật chất, tinh thần cho chính nhân dân.

Xây dựng hoàn thiện văn bản quy phạm nhằm đáp ứng tốt yêu cầu quản lí chặt hoạt động văn hóa theo tiêu chí tiêu chuẩn, nhưng đồng thời tạo sự thuận lợi trong các hoạt động truyền bá văn hóa truyền thống, lấy “bảo tồn” làm gốc cho việc “tiếp thu”. Rà soát, bổ sung những nhiệm vụ, giải pháp hiệu quả phù hợp với thực tiễn tình hình. Xây dựng những giá trị văn hóa mới, bảo tồn giá trị truyền thống, tạo nên giá trị – sức lan tỏa của dư luận về chuẩn đạo đức xã hội, bài trừ, đấu tranh chống lại những tư tưởng, hành vi sai trái với thuần phong, mỹ tục của người Việt; nói “không” với mọi nội dung và hình thức văn hóa độc hại, phản giá trị văn hóa.

Các cấp chính quyền cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm những chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về văn hóa. Vận dụng, thể chế hóa các chính sách đảm bảo đủ kinh phí, phương tiện vật chất cho hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa. Triển khai thực hiện đồng bộ giữa yêu cầu phát triển kinh tế và văn hóa; gắn bảo tồn giá trị văn hóa (vật thể, phi vật thể) với phát triển kinh tế, tạo sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Suy cho cùng, khi con người có được ăn no, mặc ấm thì sẽ nảy sinh nhu cầu văn hóa, thể hiện văn hóa - phát huy giá trị văn hóa đạo đức, lễ nghĩa, lối sống văn minh và tiếp thu văn hóa mới; thúc đẩy phong trào bài trừ văn hóa độc hại, tệ nạn xã hội và ổn định chính trị, trât tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Cơ quan quản lí tăng cường các hoạt động kiểm tra, ngăn chặn, bài trừ việc sản xuất, tàng trữ, lưu hành các sản phẩm văn hóa độc hại, các vi phạm trong hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa. Khảo sát, tìm, nắm tư liệu thực tế, chính xác để có kế hoạch cụ thể trong thực hiện công tác bảo tàng, trùng tu, bảo dưỡng, phục chế, phục dựng, trưng bày,…các hiện vật, di tích lịch sử, văn hóa. Có chính sách hỗ trợ các nghề truyền thống đã trở thành nét văn hóa truyền thống riêng có của địa phương. Trong đó cần chú trọng công tác bảo tồn truyền thống văn hóa phi vật thể, bởi đặc thù của loại hình này nếu mai một, mất đi sẽ rất khó khôi phục.

Nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ cốt cán toàn ngành văn hóa-thông tin. Trong đó chú trọng hơn nữa công tác giáo dục, đào tạo nâng cho đội ngũ cán bộ văn hóa và làm công tác quản lí văn hóa nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ chuyên môn tiêu biểu, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức sâu về văn hóa,

có kỷ năng quản lí chuyên ngành và quy hoạch, có trách nhiệm cao và có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan thông tin đại chúng; báo chí, xuất bản theo hướng chính quy, hiện đại nhằm góp phần định hướng tư tưởng chính trị, điều chỉnh luồng thông tin, dư luận xã hội, phát huy và nêu gương những điển hình, mô hình tiên tiến trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, hành động cách mạng ở địa phương gắn với tiếp tự thực hiện tốt nghị quyết trung ương 5 khóa VIII, cụ thể trong thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở".

Xây dựng đề án đi sâu nghiên cứu, giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc, bảo tồn di tích văn hóa riêng có của địa phương nhằm gắn bảo tồn, bảo tàng với phát huy vai trò văn hóa – dụ lịch. Quan tâm đúng mức chú trọng phát triển văn hóa – giáo dục nhằm khuyến khích, tận dụng tốt tài năng và sáng tạo của cá nhân trong sự nghiệp văn hóa cũng như các lĩnh vực khác trong xã hội để.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 105 - 107)