Toàn cầu hóa và hội nhập

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 26 - 30)

Toàn cầu hóa là tiến trình lịch sử bao gồm nhiều thời kỳ khác nhau và hiện nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm khởi đấu của tiến trình này. Tuy nhiên, cùng với phần lớn quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi thống

nhất theo quan điểm là từ khi danh từ “Globalizatiion” xuất hiện vào giai đoạn cuối thập niên 1980 và được chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ 20. Toàn cầu hóa là một hiện tượng xã hội khách quan, nhưng thực chất nó là gì thì có nhiều cách tiếp cận theo quan niệm rộng, hẹp khác nhau và cả theo quan điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… nữa. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu cố gắng đưa ra định nghĩa toàn cầu hóa, nhưng từ quan điểm tiếp cận vấn đề khác nhau như vậy, nên nhìn chung vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn về khái niệm này.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, xuất phát điểm của toàn cầu hóa là toàn cầu hóa kinh tế, nhưng toàn cầu hóa về kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ tác động đến lĩnh vực khác, trong đó tất yếu là có văn hóa-điều này cách nay 150 năm đã được C.Mác và Ph.Ăngghen nhân định trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản,

Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc. Mà sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa [30, tr.602]

Toàn cầu hóa ngày nay, có thể hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa

rộng, thì đa số các học giả trên thế giới đều xác định nó như là một hiện tượng hay

một quá trình làm gia tăng mạnh mẽ các mối liên hệ gắn kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau; là sự giao lưu ngày càng nhộn nhịp về kinh tế, chính trị, văn hóa, giữa các quốc gia trong phạm vi toàn cầu. Giáo sư Lê Hữu Nghĩa,

“toàn cầu hóa, xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới…Toàn cầu hóa là giai đoạn mới, là giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế hóa đã diễn ra từ nhiều thế kỷ trước và sẽ tiếp tục diễn ra trong thế kỷ XXI [20, tr.07]

UNDP, trong báo cáo về phát triển con người năm 1999 cho rằng: “Toàn cầu hóa không mới, nhưng thời đại hiện nay của toàn cầu hóa có các tính chất riêng biệt. Sự hẹp lại của không gian và sự biến mất của các đường biên giới đang gắn kết cuộc sống của mọi người với nhau một cách sâu sắc, chặt chẽ và trực tiếp hơn bao giờ hết” [20, tr.123]. Theo nghĩa hẹp, toàn cấu hóa được hiểu là tiến trình các quốc gia, khu vực bị cô lập đã và đang hội nhập với quốc tế. Ở góc độ hẹp này, đa số các nhà nghiên cứu khi đế cập đến toàn cầu hóa, thì trước hết lá đề cập đến toàn cầu hóa về kinh tế. Theo các nhà kinh tế thuộc UNCTAD: “Toàn cầu hóa liên hệ tới các luồng giao lưu không ngừng tăng lên của hàng hóa và nguồn lực vượt qua khỏi biên giới quốc gia cùng với sự hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm vii toàn cầu nhắm quản lí các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng gia tăng đó” [dẫn theo 03, tr.44].

Còn nếu xét theo phương diện khác nhau, cũng có nhiều lí giải khác nhau. Người lí giải toàn cầu hóa từ phương diện văn hóa thì nhận định rằng, toàn cầu hóa là sự hợp nhất nền văn hóa hoặc văn minh toàn cầu, trong khoảng thời gian đó sẽ diễn ra sự đụng độ về văn hóa và cũng có cả sự hòa nhâp về văn hóa; có người xuất phát từ lập trường chủ nghĩa dân tộc, thì lại nhân định rằng toàn cầu hóa là phương Tây hóa, hay Mỹ hóa,… Như vậy, nhìn chung là chưa có ý kiến thống nhất hoàn toàn về định nghĩa khái niệm toàn cầu hóa; đồng thời cũng có đa số ý kiến đó đồng nhất toàn cầu hóa là toàn cầu hóa kinh tế. Trong khi đó, kinh tế chỉ là một lĩnh vực cơ bản của toàn cầu hóa và nó không thể tốn tại, phát triển tách rời lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa, xã hội…

Đối với chúng ta, việc nhận thức đúng đắn bản chất và nguyên nhân của toàn cầu hóa kinh tế cũng như những tác động của nó đến mặt chính trị, văn hóa, xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạch định chính sách và giải pháp về hội nhập quốc tế trong xu thế hiện nay. Cho nên, dưới góc độ triết học, xét theo quna điểm duy vật lịch sử, chúng tôi nhìn nhân toàn cầu hóa như là một xu thế vận động tất yếu của xã hội loài người theo quy luật chung từ thấp đến cao. Vận động xã hội là hình thức vận động cao nhất của thế giới vật chất. Hình thức vận động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa con người với con người làm nền tảng. Bằng hoạt động sản xuất vật chất, con người chủ động tác động vào tự nhiên, cải

biến tự nhiên, đồng thời thúc đểy sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội. Cho nến, xét đến cùng, bất kỳ một sự biến đổi, phát triển nào trong xã hội cũng là đều do con người quyết định.

Từ đó, vận dụng học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội (của chủ nghỉa duy vật lịch sử) để giải thích hiện tương toàn cầu hóa, thì theo chúng tôi, nó không phải là một hiện tượng xuất hiện ngẫu nhiên hay do ý muốn chủ quan của cá nhân một hay một nhóm người, mà là một quá trình khách quan bắt nguồi từ hoạt động sản xuất vật chất. Trong quá trình sản xuất vật chất, quna hệ giữa con người với con người được hình thành và ngày càng mở rộng. Khi lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, quan hệ giữa con người với con người chỉ bó hẹp trong một lãnh thổ nhất định, đến khi lực lương sản xuất ngày càng phát triển thì các quan hệ đó càng được mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Vậy, toàn cầu hóa đấy chính là xu hướng mở rộng các quan hệ giữa con người với con người trên phạm vi toàn cầu. vậy thì tất nhiên trong “tổng hòa các mối quan hệ” ấy, có quan hệ vế kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộ,… và các quan hệ này tồn tại trong một chỉnh thể, có tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ kinh tế giữ vai trò là nền tảng.

Từ những nhận định trên, chúng tôi cho rằng, toàn cầu hóa là một xu thế

khách quan mà theo đó sự liên kết ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,…đối với tất cả các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng, làm cho khoảng cách từng quốc gia, châu lục và cá nhân ngày càng thu hẹp và có sự tác động gắn kết nhau trong định chế quốc tế nhằm quản lí và điều chỉnh các hoạt động mang tính toàn cầu.

Với định nghĩa này, chúng ta thấy có một số vấn đề đặt ra khi hội nhập quốc tế đối với các quốc gia là, ngoài ý nghĩa là một hiện tượng vật chất, nó còn mang một ý nghĩa văn hoá, tinh thần sâu sắc. Bởi lẽ, trên thực tế, không có một công việc nào của con người, không có một hiện tượng nào trong xã hội lại chỉ mang ý nghĩa thuần tuý kinh tế. Toàn cầu hóa thể hiện ở tất cả các mặt của đời sống xã hội, mà nội dung chính của nó bắt nguồn từ lĩnh vực kinh tế, từ đó dẫn đến toàn cầu hóa về chính trị, văn hóa và xã hội.

Và đồng thời, khi hộp nhập, các quốc gia sẽ chịu một số mặt tác động của

Tích cực: Một là toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển rất nhanh và mạnh sự

phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao cho các quốc gia khi tham gia hội nhập; Hai là truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những sáng tạo khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các dân tộc; Ba là

tạo thêm khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực quan trọng, rất cần thiết cho các nước đang phát triển, như vốn, tri thức, kinh nghiệm, chiến lược hoạch định chính sách dài hạn, tổ chức tiến hành ở cả tầm vĩ mô (quốc gia) và vi mô (doanh nghiệp, hộ dân); Bốn là thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau, làm cho con người ở mọi châu lục ngày càng hiểu biết và gần nhau hơn. Đấy là bốn yếu tố tích cực cơ bản khi hội nhập quốc tế mà toàn cầu hóa đem lại.

Tiêu cực: Một là toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm bất công xã hội, khoét

sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa các nước và trong từng quốc gia; Hai là

gây bất ổn định và làm cho đời sống con người trở nên kém an toàn, cả từ trong từng con người, từng gia đình và an ninh quốc gia; Ba là quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các nhà nước – dân tộc bị thu hẹp nhất định, ảnh hưởng rung động nền tảng đời sống của các quốc gia và đặt ra những vấn đề nhạy cảm; Bốn là đặt các nước đang phát triển (như Việt Nam ta, chẵng hạn) trước những thách thức khốc liệt.

Và như vậy, theo quan điểm của chúng tôi, riêng về lĩnh vực văn hóa khi mở cửa hội nhập, các quốc gia (nhất là các nước nghèo, chậm phát triển) sẽ phải đối mặt với những ngoài những thuận lợi và nguy hiểm không thể xem nhẹ.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 26 - 30)