Kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế là vấn đề mang tính tất yếu khách quan và những vấn đề

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 71 - 80)

cảnh hội nhập quốc tế là vấn đề mang tính tất yếu khách quan và những vấn đề đặc ra

Không có cái mới nào lại ra đời từ hư vô, và cũng không có cái quá khứ nào mất đi mà không để lại một dấu vết nào. Sự kế thừa là sự biểu hiện khuynh hướng

phát triển đi lên của sự vật, hiện tượng.Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều luôn nằm trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển không ngừng theo những quy luật nhất định. Một trong những quy luật chung biểu hiện khuynh hướng của sự phát triển là quy luật phủ định của phủ định, mà trong đó, quy luật kế thừa là một đặc trưng cơ bản. Tính kế thừa thực chất chính là “mối liên hệ tất yếu khách quan giữa mới và củ trong quá trình phát triển” [24, tr.269]. Cụ thể hơn, tính kế thừa chính là mối liên hệ giữa các giai đoạn hay cấp độ khác nhau trong sự phát triển của sự vật, sự kế thừa biểu hiện ở chỗ một hay nhiều yếu tố của sự vật được bảo tồn khi sự vật chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Như vậy, kế thừa là nhân tố bên trong của sự phát triển. Không thể nói đến sự phát triển mà nếu bỏ đi tính kế thừa, cũng như không thể nói đến kế thừa mà tách rời sự phát triển. Kế thừa là sự bảo tồn những đặc điểm, đặc tính của một sự vật, hiện tượng củ trong quá trình phát triển. Phát triển là sự bảo tồn và bổ sung, hoàn thiện và nâng cao về chất những đặc điểm, đặc tính vốn có trong sự vật, hiện tượng. Do đó, “để phát triển được bao giờ cũng cần có sự kế thừa, tức là bảo tồn, giữ lại những đặc điểm, đặc tính của đố tượng để trên cơ sở đó mở rộng, nâng cao trình độ, còn phát triển chính là kế thừa tốt nhất, tích cực nhất” [45]. Mặt khác, trong kế thừa phải luôn gắn với lọc bỏ và đổi mới. Nếu kế thừa mà không gắn với đổi mới và lọc bỏ thì sự kế thừa đó không thể làm xuất hiện cái mới, cái tiến bộ, hoàn thiện và phù hợp hơn cái củ được.

Kế thừa là một quá trình mang tính quy luật, biểu hiện đặc trưng của sự phát triển, bất kể đó là sự phát triển trong tự nhiên, xã hội hay tư duy. Tuy nhiên, tính quy luật của sự kế thừa trong tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn kế thừa trong lĩnh vực xã hội, mặc dù vẫn mang tính khách quan nhưng lại gắn liền với hoạt động có mục đích, có ý thức của con người. Cho nên những cái củ chỉ khi mang lại lợi ích nào đó ở hiện tại và tương lai thì mới được con người chủ động kế thừa và làm cho nó trở thành nhân tố trong sự hình thành cái mới. Và kế thừa giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế theo xu thế toàn cầu hóa cũng không là một ngoại lệ.

Kế thừa giá trị văn hóa truyền thống, thực chất là giữ lại, bổ sung, phát triển

những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử mới.

Cho nên cũng có thể nói “kế thừa và phát triển” cũng chính là một nghĩa ở góc độ khác của “bảo tồn và phát huy” những cái gì là giá trị của truyền thống dân tộc. Tính khách quan và quy luật của sự kế thừa văn hóa truyền thống là ở chỗ, trong giai đoạn phát triển mới của dân tộc, cái nào đã trở nên lạc hậu, lỗi thời, gây cản trở sự phát triển mới của dân tộc thì tất nhiên sẽ bị loại bỏ, truyền thống nào còn giá trị sẽ được bảo tồn và phát huy. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình chọn lọc, bảo tồn và phát huy giá trị của truyền thống lại không phải diễn ra một cách đơn giản như vậy.

Vì là một hiện tượng xã hội, việc bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống phải gắn với một chủ thể nhất định, đó là con người với những hoạt động có mục đích, có ý thức phục vụ những nhu cầu, những lợi ích của chính họ. Một truyền thống văn hóa nào có gái trị hay không là đối với con người và do chính con người đánh giá. Nhưng trong xã hội, lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp, các cộng đồng người không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau; và mặt khác, không phải khả năng đánh giá của họ về giá trị thực sự của một truyền thống nào đó lúc nào cũng khách quan, chính xác. Cho nên, có những truyền thống đã lỗi thời, không còn phù hợp nhưng vẫn còn được lưu giữ và cũng có những truyền thống vẫn còn giá trị tích cực lại bị lãng quên do mục đích, suy nghĩ riêng của con người.

Toàn cầu hóa hiện nay đã tạo ra cho thế giới một diện mạo mới mẽ và khác xa so những giai đoạn trước đây. Trong toàn cầu hóa, có những việc trước đây người ta chưa từng biết, chưa từng làm; có những mối quan hệ trước đây chưa hề có; có những phương tiện trước đây người ta chưa hề được biết đến; có những yêu cầu trước đây người ta chưa bao giờ phải thực hiện, có những chuẩn mực trước đây chưa từng đặt ra,…

Trong điều kiện như vậy, giá trị văn hóa truyền thống có còn có ích đối với đời sống con người hay không, hay đã trở nên lỗi thời? Theo chúng tôi, câu trả lời là, trong toàn cầu hóa hiện nay cần đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, bởi lẽ:

Thứ nhất, như đã trình bày ở phần trên, toàn cầu hóa có hai mặt, một mặt,

tạo cơ hội làm phong phú thêm hệ giá trị của mỗi dân tộc, mặt khác, cũng đem nguy cơ đồng hóa văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa truyền thống của các nước nghèo, nước chậm phát triển bị lấn át dần mất đi bản sắc riêng bởi những yếu tố văn hóa từ nước giàu, các nước phát triển.

Hai là, toàn cầu hóa luôn đạt ra yêu cầu khắc khe ở mọi lĩnh vực, văn hóa

cũng không ngoại lệ mà chúng ta phải thực hiện nếu muốn tồn tại và phát triển khi hội nhập. Văn hóa giúp chúng ta khai thác sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần của dân tộc. Chính vì vậy, chúng ta cần biết khai thác sức mạnh của những giá trị văn hóa truyền thống – sức mạnh đã làm nên những thành tựu vĩ đại trong quá khứ, những gợi ý cho tương lai để chúng ta vững bước vào tương lai.

Ba là, kế thừa, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống là đảm bảo chức năng

định hướng, điều chỉnh hoạt động của con người nhằm đạt ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Và chính nền tảng tinh thần ấy tạo nên bản lĩnh dân tộc khi tiếp xúc với văn hóa ngoại lai, tạo cho mỗi người Việt Nam đủ sức lực chọ, tiếp thu các nhân tố tiến bộ, thích hợp và nó cũng là bộ lọc để mỗi người lọc bỏ những nhân tố độc hại, không thích hợp với văn hóa của dân tộc.

Vì vậy, lãng quên giá trị truyền thống dân tộc, không chỉ để mất đi bản sắc của dân tộc mà còn là đánh mất đi sức mạnh nội sinh của dân tộc mình, bởi lẽ, mất bản sắc, không còn sức mạnh nội sinh, chúng ta có thể đánh mất đi chính mình trong cơn lốc của toàn cầu hóa. Cho nên, dù mỗi quốc gia dân tộc, mỗi người chúng ta muốn hay không, dù nhận thức được hay chưa nhận thức được sâu sắc, thì bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống cũng đều phải thực hiện để đạt đến sự phát triển bền vững.

Trong điều kiện toàn cầu háo hiện nay, những giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam đang chịu sự thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, của yêu cầu và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và lịch sử mới. Cần nhận thức rằng, Việt Nam cần phải hội nhập với khu vực và toàn cầu nhưng không phải bằng mọi giá, không chỉ vì mục tiêu kinh tế mà giẫm đạp, phá đi, loại bỏ tất cả, không thể vì sự tăng trưởng kinh tế mà phải hy sinh văn hóa với các giá trị truyền thống cùng bản sắc của dân tộc. Cần nghiêm khắc nhìn và phê phán, không thể chấp nhận một mô

hình xã hội thừa mức tiện nghi vật chất mà văn hóa què quặt hay được chấp nối thô kệch khiến cho trí tuệ, tâm hồn, phong cách, tâm lý, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tập quán,…đã tạo thành bản sắc dân tộc của chúng ta bị chôn vùi dưới hình thức văn hóa, nghệ thuật, lối sống lai căn và phức tạp. Nhưng cũng không thể ca ngợi, tôn sùng tất các giá trị văn hóa mặt tinh thần của dân tộc mà thiếu sự quan tâm thích đáng đối với đời sống vật chất.

Chính vì vậy, Đảng ta đã khẳng định: “Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác” [05, tr.30], “phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc” [05, tr.111]. Như vậy, kế thừa không phải là bảo tồn một cách tuyệt đối, nguyên xi tất cả mọi truyền thống mà phải có chọn lọc, gạn lọc lấy những cái gì còn giá trị, loại bỏ mặt hạn chế so hiện tại. Bởi truyền thống, bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu, không phải là không có mặt trái của nó.

Ví dụ như, chúng ta thấy rằng, tinh thần cộng đồng làng xã nếu đẩy đến mức thái quá sẽ dẫn đến tâm lí phủ định cá nhân, san bằng cá tính, dẫn đến chủ nghĩa bình quân, địa phương, cục bộ, bè phái, “phép vua thua lệ làng” và xa hơn là hình thành tâm lí “vô chính phủ”, thói quen không tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, mỗi nơi một kiểu miễn là có lợi cho tập thể, địa phương, làng xã mình là được. Hay sống thiên về tình cảm, cũng là một nết đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, nhưng lối sống này cũng đễ dẫn đến hành động thiên về tình cảm, cảm tính, nể nang, thiếu duy lí, không lôgic, và đi xa hơn làdám thẳng thắn đấu tranh vì lẽ phải, vì sự công bằng bởi cả nể, thậm chí có thể bẻ cong pháp luật với tư tưởng “trăm cái lí không bằng tí cái tình”.

Hoặc như yêu nước, yêu làng cũng là một giá trị cao đẹp của văn hóa truyền thống, nhưng nó cũng chứa đựng nhiều khả năng dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tâm lí cố thủ, bám lấy quê cha đất tổ, không dám vươn lên, vươn xa để khám phá cái hay cái mới. Coi trọng kinh nghiệm thì dễ dẫn tới kém phát triển tư duy lý luận, tôn sùng tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, bảo thủ, thiển cận, trì trệ, công

thần, độc đoán, gia trưởng. Tư duy tượng trưng sẽ dẫn đến tệ nói thay làm “mồm mép đỡ chân tay”, bàn cãi suông, kém tổ chức và trong hành động thực tế, giáo điều, sùng bái cá nhân, không có chính kiến. Nếu quá cần cù, chịu đựng cũng dễ dẫn đến tư duy kỹ thuật kém, không năng động sáng tạo, châm đổi mới và tiếp thu đổi mới. Bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế tiểu nông và tinh thần đoàn kết “quá mức” cũng đẻ ra những tiêu cực có thể coi là phản giá trị. Cụ thể như: tính cục bộ, địa phương, tâm lí bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ cào bằng, ghen ghét, đố kỵ những người vượt trội hơn mình với tư tưởng “xấu đều hơn tốt lõi”; thái độ cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ lẽ, manh mún, không biết lập kế hoạch dài hạn trong sản xuất; thiếu tư duy phân tích, thực nghiệm và lý luận.

Một số học giả phương Tây đánh giá cao truyền thống cộng đồng, tinh thần đoàn kết của người Việt, và họ cho rằng đấy là cơ sở của tinh thần yêu nước, là sự thể hiện gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, làng xã, đất nước,… Nhưng chính nó lại có mặt trái, mà theo Cađiêre nói, thì: “đó là một nền luân lí thô mộc, trong đó ý thức lương tâm đóng một vai trò mờ nhạt, còn dư luận ý kiến của người khác thì được coi là thống soái” [17, tr.53]

Đấy là những mặt tiêu cực không đơn thuần chỉ làm trì trệ, kéo chậm lại sự phát triển theo đà vận động đi lên của xã hội, mà nó còn là những “điều cấm kỵ” trong nền kinh tế thị trường, trong toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - nơi mà ở đấy chỉ dành cho sự cạnh tranh bằng sự sáng tạo, khả năng vươn lên, tiềm lực hiện có; là tác phong công nghiệp, là quy luật của sự phát triển theo xu thế “tất cả cùng thắng” trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp.

Dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mặt trái của kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, thì những thách thức đối với giá trị văn hóa truyền thống cũng gia tăng. Các nấc thang giá trị có sự thay đổi sâu sắc, làm cho việc phân biệt “đúng - sai”, “tốt - xấu” trong nhiều trường hợp trở nên hết sức phức tạp. Những yếu tố ngoại lai, lai căng có điều kiện xâm nhập, phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa tinh thần xã hội. Những “nọc độc” về văn hóa, chính trị thâm nhập vào bằng nhiều con đường, với nhiều hình thức tinh vi khác nhau, làm cho tư tưởng, đạo đức, lối sống con người dễ bị nhiễm độc; vấn

đề “bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội” được đặt ra một cách gắt gao hơn. Chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, lối sống vì đồng tiền, làm giàu bằng mọi giá, các tệ nạn xã hội… có điều kiện phát triển. Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống phù hợp, cũng như loại bỏ những yếu tố tiêu cực của văn hóa truyền thống, thì sự ảnh hưởng này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Chính vì vậy mà trong giai đoạn phá triển hiện nay của đất nước – giai đoạn đổi mới toàn diện, giai đoạn hội nhập với khu vực và toàn cầu, giai đoạn đột phá vươn lên thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu – hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải biết gạn đục khơi trong, mạnh dạn loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời; đồng thời phải kế thừa, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tích cực, làm cho truyền thống đó trở thành động lực mạnh mẽ, là nền tảng tinh thần cho xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, cái khó là làm sao chúng ta có được một cái nhìn khách quan, chính xác trong đánh giá về giá trị thực sự của truyền thống, cái nào còn giá trị, cái nào đã lỗi thời, phản giá trị văn hóa là một vấn đề không dễ dàng. Để làm được điều này, chúng ta và mỗi người phải vượt qua hạn chế của người đương thời trong nhìn nhận và đánh giá về giá trị văn hóa truyền thống; đồng thời, phải vượt qua được sức ỳ của tâm lý do tính bảo thủ cố hữu của con người, không phải dễ dàng bỏ đi một tập quán, thói quen mặt dù biết rõ nó đã không còn phù hợp, không còn giá trị.

Bài học từ nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 71 - 80)