Những di sản văn hóa truyền thống vật thể

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 81 - 85)

Kiên Giang có khá nhiều di tích mà ở đó gắn liền với tên đất tên người, những câu chuyện như huyền thoại của những thế hệ đầu tiên đi xuôi về Phương Nam mở đất, cho đến thời kỳ chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm

lược, và cho đến ngày nay. Đó là những di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng như: di chỉ khảo cổ Ốc Eo – Phù Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè Một) – là một chứng tích lịch sử chứng minh từ rất xa xưa, thời kỳ của vương quốc Phù Nam, từ thế kỷ thứ II-VII, là một nền thủ công nghiệp phát triển và nền thương nghiệp phát triển, có phạm vi rông lớn. Vùng đất này đã từng có cuộc giao lưu văn hóa rộng lớn với những nền văn minh Ấn Độ, Địa Trung Hải và Trung Đông và với văn hóa Trung Hoa, mà từ đó cũng góp phần hình thành nên nét văn hóa đặc sắc của người Nam bộ, làm phong phú thêm cho kho tàn văn hóa truyền thống của dân tộc, sau này.

Còn Mũi Nai, Thạch Động - chùa Hang, theo truyền thuyết, đấy là nơi chàng Thạch Sanh bắn đại bàn cứu công chúa và bị Lý Thông lắp vùi miệng hang. Ần sau câu chuyện là tính nhân văn, là sự thủy chung, nghĩa nhân, là cái thiện, cái cao cả bao giờ cũng thắng cái ác, cái gian trá thấp hèn, cũng là khẳng định cho tính cách sống của con người nơi đây. Hòn Phụ Tử, nói lên truyền thống nhân văn của dân tộc, là đức tính hy sinh, sống vì mọi người của người dân vùng sông nước Phương Nam qua câu chuyện dân gian, nói về sự dũng cảm chiến đấu với thủy quái để cứu nhân dân trong vùng của hai cha con người đánh cá, cũng như sự hiếu thảo của người con với cha, sự thương yêu của cha giành cho con. Sau khi kết thúc cuộc chiến, giết chết ác thú, nhưng vì bị thương và dính máu quái vật nên cả hai đã biến thành hai cột đá, một cao một thấp bên nhau giữa trời nước bao la, để con cháu đời sau nêu gương mà sống tốt. Còn về sự thủy chung và đạo nghĩa vợ chồng, thể hiện tình cảm gia đình và nhẫn tâm, độc ác của sự ghen ghét, lòng đố kị, ích kỷ xấu xa là Chùa Phù Dung. Đấy cũng là nơi nói lên sự tàn nhẫn, lạc hậu của phong tục “trai năm thê bảy thiếp” của xã hội phong kiến, cũng đồng thời nói lên lòng vị tha, nhân hậu của dân tộc. Và còn nhiều những địa danh khác nữa, là những địa danh lịch sử văn hóa của địa phương gắn với những câu chuyện, giai thoại về thời kỳ đầu tiên người Việt xuôi Phương Nam mở đất, ở Kiên Giang. Tuy có truyền thuyết mang tính thần thoại, nhân hóa đôi chút, nhưng tất cả những câu chuyện gắn với những địa danh này đều thể hiện rõ văn hóa, tính cách của người dân vùng đất Kiên Giang, là dũng cảm, cương trực, nhân nghĩa, đạo đức, vì mọi người, thể hiện rõ tinh thần yêu nước, đoàn kết và nhân văn của truyền thống dân tộc.

Đến những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, sau đó là đế quốc Mỹ, thì những cái tên đất tên người như núi Tô Châu, Đá Dựng, Bình San, động MoSo, Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, liệt sỹ Phan Thị Ràng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng quân đội như Huỳnh Tấn Thủ, Quảng Trọng Phụng, Phạm Thành Lượng … là những cái tên làm rạng danh cho vùng đất, con người Kiên Giang cũng như Tổ quốc.

Với núi Tô Châu, Đá Dựng, Bình San, động MoSo đại danh gắn liền với những cuộc chiến đấu gay go, ác liệt nhưng cũng rất anh dũng, thể hiện rõ tinh thần yêu nước, quyết bảo vệ độc lập chủ quyền của quốc gia, đặc biệt là chiến tranh biên giới Tây Nam, giúp nhân dân nước bạn Campuchia chống bọn diệt chủng Pôn-pốt. Rừng U Minh Thượng, là căn cứ kháng chiến bất khả xâm phạm của cách mạng, nơi mà quân Mỹ, ngụy điên cuồng với khẩu hiệu “nhổ cỏ U Minh” nhưng đã thất bại thảm hại - “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Cùng với những di tích Ngã Ba Cây Bàng, là nơi mà chỉ có mấy chục chiến sĩ cách mạng cùng với quân dân du kích địa phương đã chiến đấu, loại khỏi vòng chiến đấu cả tiểu đoàn ngụy. Ngã Ba Tàu – là nơi chôn xác tàu chiến Mỹ bằng bom tự chế của quân dân vùng đất U Minh.

Rừng tràm Ban Biện Phú là nơi nói lên sự thảm khốc của Luật 10/59 với khẩu hiệu “thà giết lầm hơn bỏ xót” của Mỹ, ngụy đối với quân cách mạng và nhân dân Kiên Giang nói riêng cũng như các tỉnh miền Tây nói chung, mà cho đến nay vẫn đang đươc khai quật tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, và có hố chôn tập thể khi phát hiện, quy tập được hàng mấy chục bộ hài cốt. Với khu tập kết 200 ngày kinh xáng Chắc Băng, là nơi mà chiến sĩ cách mạng lìa bỏ gia đình, làng quê, ra Bắc – bên kia vĩ tuyến 17 để thi hành Hiệp định Gơnevơ 1954 với mục tiêu 10 năm sẽ quay về đễ giải phóng quê hương, giành độc lập tự do cho dân tộc, nhưng mại 20 năm sau điều đó mới thành hiện thực. Khu di tích căn cứ Tỉnh uỷ, Quân khu 9. Khu Tây Nam bộ… làm nên quần thể di tích căn cứ địa cách mạng với là những di tích lịch sử văn hóa gắn liền với tinh thần yêu nước, đoàn kết và nhân văn của con người Kiên Giang một cách rõ ràng; là những nơi ghi dấu ấn về tinh thần yêu nước, tình đoàn kết, anh hùng của nhân dân Kiên Giang trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, bắt đầu từ những năm đầu thời Pháp thuộc. Khu trưng bày một số hiện vật

chứng tích chiến tranh tại Hòn Me nói lên tính khốc liệt của chiến tranh mà mảnh đất và con người Kiên Giang phải gánh chịu trong chiến tranh chống Mỹ, nhà tù Phú Quốc là nơi nói lên tinh thần yêu nước, tình đoàn kết của người chiến sĩ cách mạng và sự tàn bạo của đế quốc Mỹ.

Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, là nơi để nhân dân thể hiện sự tri ân của mình đối với vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, người đã lập căn cứ chống Pháp ở những vùng đất của Kiên Giang, trong quá trình đánh Pháp, ông cùng nghĩa quân đã đánh thắng nhiều trận vang dội, và ông là người đầu tiên đốt cháy tàu giặc trên sông Nhật Tảo, làm nức lòng dân, từ đó thúc đẩy tinh thần yêu nước của quần chúng nhân dân và tham gia cùng nghĩa quân đánh giặc; tháp 4 Sư, nơi mà những nhà sư yêu nước đã hy sinh vì việc đời – chúng sinh; công trình văn hóa tại khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng - người nữ liệt sỹ đã đi vào sử sách như một huyền thoại, là nhân vật “chị Sứ” trong tác phẩm của nhà văn Anh Đức.

Ngoài ra, với đặc điểm địa lí của vùng đất Nam Bộ là kênh rạch chằng chịch, bãi bùn, sình lầy với cây cỏ um tùm, nên nói về nét văn hóa vật thể, thì một nét văn hóa không thể thiếu của vùng đất Kiên Giang này là chiếc xuống ba lá, cây cầu khỉ – đã trở thành hình ảnh không thể thiếu của người dân nơi đây. Cũng từ những đặc điểm đặc thù địa lí như thế, đã hình thành nên một số nghề truyền thống mà ngày nay đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đó là chằm là dừa nước, đan lát cỏ bàng, làm mắm cá đồng, đóng phương tiện và rèn công cụ làm nông nghiệp,… mà chỉ ở Miền Tây mới có, đặc trưng có thể nói là ở Kiên Giang và phù hợp với điều kiện địa lí, phong tục, tập quán sống và sản xuất của người dân nơi đây.

Bên ca cạnh đó, một số di tích văn hóa vật thể tiêu biểu cho văn hóa đặc thù của Nam bộ và Kiên Giang là những ngôi chùa, đặc biệt là của người Khmer, đây là nơi thờ tự ngoài tín ngưỡng tôn giáo, còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Khmer, là nơi lưu giữ những phong tục, những giá trị văn hóa tinh thần và cả vật chất của đồng bào Khmer, là nét văn hóa độc đáo của người dân vùng đất này.

Kiên Giang còn là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng mang giá trị di sản văn hóa vật thể, gắn liền với nó, mang trong mình nó là những giá trị văn

hóa phi vật thể…mà ngày nay, ngoài giá trị văn hóa, còn là tiềm năng phát triển kinh tế du lịch hiệu quả. Phú Quốc: có địa hình tự nhiên với đầy đủ sông, suối,

núi, biển, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp như Bãi Trường (dài 20 km), Bãi Cửa Lấp – Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi Hòn Thơm... và xung quanh còn có 26 đảo lớn nhỏ khác nhau. Theo chủ trương của Chính phủ đảo Phú Quốc được xây dựng thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc tế chất lượng cao. Đặc biệt là Phú Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng, như: nước mắm phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm... Hà Tiên – Kiên Lương là vùng đất với nhiều thắng cảnh biển, núi như: bãi biển Mũi Nai, núi Tô Châu, đầm Đông Hồ, sông Giang Thành, khu di tích lịch sử văn hoá núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, quần đảo Hải Tặc,… đều rất đẹp, với môi trường sinh thái còn khá tự nhiên, rất thích hợp cho phát triển du lịch văn hóa và nghĩ dưỡng. Rừng U Minh với nhiều loại sinh vật phong phú, ngoài là khu di tích lịch sử cách mạng, còn chứa đụng trong nó là những nếp sống của người Phương Nam, như về nếp sống, món ăn, kiểu cách làm nhà ở, phương tiện đi lại và bắt cá,…là những nét văn hóa rất đặc trưng của người Phương Nam từ khi mở đất được truyền giữ đến ngày nay, thuận lợi và có tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa-lịch sử, vừa tuyên truyền, giáo dục văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc, cũng là điều kiện góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w