Một số giải pháp cơ bản đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Kiên Giang hiện nay

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 102 - 105)

truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Kiên Giang hiện nay

Như đã nói, con người đất Phương Nam nói chung, Kiên Giang nói riêng, rất trọng tình nghĩa, sống hào phóng, thật thà, giản dị đến đơn giản, không bon chen, vội vã. Đó là ưu điểm, nhưng cũng là hạn chế trong kinh tế thị trường. Với tập quán, lối sống vốn có của mình, người nông dân có thói quen canh tác nông nghiệp nhỏ lẽ, theo hộ gia đình là chủ yếu, chưa chú trọng vào khâu cơ giới hóa nông nghiệp, mà nông nghiệp lại là cơ cấu kinh tế chủ yếu của tỉnh (với hơn 70%

dân số của tỉnh là nông dân, các gia tầng còn lại đều xuất phát từ nông dân, và cơ cầu dân số nông thôn, thành thị cũng tương tự, là 73% và 29%).

Phần lớn người dân nông thôn chưa có điều kiện hưởng thụ văn hóa nói chung cũng như có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những di sản văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo tàng, nhà văn hóa, sách báo,… nên đã vô hình chung, tạo một dòng tư duy trong một số không nhỏ quần chúng nhân dân, là “có hay không, hiểu hay không bản sắc, văn hóa” cũng thế thôi! Đó là một thực tế, bởi người nông dân không gì quan trọng hơn là cái ăn, cái mặt, xong mới tới học hành, vui chơi. Như vậy, văn hóa ngoại lai không ảnh hưởng nhiều đến vùng nông thôn, nhưng văn hóa truyền thống cũng không phát huy tác dụng.

Mặc khác, trình độ dân trí còn chưa cao của đại bộ phân người dân nên chuyển đổi mô hình sản xuất, áp dụng khoa học – kỷ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng xuất lao động trong nông nghiệp; tay nghề, kỷ năng lao động tác phong công nghiệp để tăng năng xuất lao động trong dây chuyền chưa

được quan tâm đúng mức trong nhân dân, cũng như trong một số cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương chưa nhận thức hết tầm quan trọng của nó.

Bên cạnh đó, một số cấp ủy Đảng, cán bộ chủ chốt các cấp chưa nhận thức đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức về vai trò của văn hóa và giá trị của văn hóa đối với xã hội và giá trị của văn hóa truyền thống đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. Tư duy cục bộ địa phương, thiển cận, bảo thủ; đố kỵ, bè cánh, công thần; không cởi mở, ngại tiếp thu cái mới; sống nhịp chậm, không bắt kịp thời đại, …. là những rào cản cho triển nhanh bền vững, cả về văn hóa cũng như kinh tế-xã hội.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa về kinh tế, đã làm đảo lộn nhiều giá trị đã từng được xem là chuẩn mực trong đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều người không ý thức được rằng; các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc đều có sức sống riêng, tạo nên bản sắc, tính đa dạng và sự khác biệt của chính dân tộc ấy, chính vì vậy mà người ta tiếp thu các tư tưởng văn hóa ngoại bang một cách ồ ạt, không có chọn lọc, không biết “gạn đục, khơi trong”.

Hậu quả đương nhiên xét ở lĩnh vực văn hóa là dễ tạo ra thói quen quên lãng truyền thống, mất phương hướng trong thưởng thức, cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật, lối sống gấp gáp, không tình không nghĩa, không còn lý tưởng,…Một điều đáng lo ngại hơn nữa là, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước suy thoái đạo đức, lối sống, thiếu tinh thần trách nhiệm. Đã có không ít cán bộ, đảng viên vin vào “yêu nước”, thể hiện tư duy thiển cận, tư tưởng cục bộ, hẹp hòi, công thần, hoài cổ, bài ngoại triệt để, không thiện chí học hỏi, tiếp thu cái mới theo xu hướng phát triển xã hội.…Họ cho rằng kinh nghiệm mới là cái tốt nhất đễ xã hội tiếp thu và lấy đó làm nền tảng, kim chỉ nam cho hành động thực tiễn; tuyệt đối hóa ưu điểm của truyền thống, trong khi truyền thống là lĩnh vực tư duy thuộc kiến trúc thượng tầng, nó cũng sẽ thay đổi theo sự vận động đi lên của xã hội; nó phải phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể mới phát huy tác dụng. Từ đó dẫn đến cản trở sự tiến bộ và của địa phương.

Một số khác lại có tư tưởng lệch lạc trong nội hàm “đoàn kết”-một truyền thống tốt đẹp nữa, của dân tộc. Họ cho rằng đoàn kết là bình quân, cào bằng, ghen

ghét, đố kỵ bởi cá nhân xuất sắc, bởi tư tưởng “xấu đều hơn tốt lõi”. Điều này đã triệt tiêu sự sáng tạo của cá nhân trong khi xã hội đang vận động với nền kinh tế tri. Hoặc hay lợi dụng đoàn kết để bè phái, câu kết, bao che, không đấu tranh (và cả không dám đấu tranh) chống biểu hiện tiêu cực, dấu hiệu vi phạm mà đôi khi đã dẫn tới tiêu cực và vi phạm. Đây là hạn chế phổ biến không ít trong nội bộ cán bộ, tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền mà hiện nay nó là một hạn chế, như là mặt trái của tấm huy chương sáng ngời-truyền thống yêu nước của dân tộc, trong sự tác động của kinh tế thị trường, khi mà quyền lợi luôn có không ít người đặt trên nghĩa vụ.

Bên cạnh đó, với truyền thống đoàn kết, nhân văn nhân ái của dân tộc như “bán anh em xa mua láng giềng gần”, “tối lửa tắt đèn có nhau”, “nhưỡng cơm sẽ áo” đã và đang dần mờ phai, đã biến tướng bởi sự chi phối của mặt trái kinh tế thị trường, và đôi khi, chính vì những tập quán tốt đẹp-chia sẽ, tương trợ ấy, đã làm lợi cho một số ít người. Đã không hiếm trường hợp lợi dụng lòng tin, tín nhiệm của nhau mà chiếm đoạt tài sản, xâm phạm cá nhân,… Hay bi hài hơn, lợi dụng cứu trợ, ủng hộ người nghèo, có người đã trao, tráo hàng thật (chất lượng) bằng hàng đã quá đát, kém chất lượng phân phát đến tay người nhận. Cũng không ít nông dân vì lợi nhuận mà không tuân thủ quy trình kỷ thuật trong nuôi trồng, doanh nhân vì lợi nhuận kinh doanh không sòng phẳng, gian dối, kể cả xả thải gây ô nhiễm môi trường-gần như một loại đầu độc tương lai; cũng không loại trừ tín đồ tôn giáo bị mua chuộc, hoạt động tín ngưỡng không vì đường hướng của giáo lí, không vì từ tâm “tốt đời đẹp đạo”, mà lợi dụng tự do tín ngưỡng để tuyên truyền trái phép, gây rối trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Những điều đó là trái ngược với truyền thống văn hóa dân tộc, làm suy giảm giá trị của văn hóa truyền thống, hoàn toàn xa lạ với tư duy, lối sống, với ý thức, phong tục, tập quán của người Việt nói chung, cũng như nét văn hóa riêng có của Kiên Giang.

Chính vì vậy, muốn phát triển kinh tế nhanh và bền vững phải có sự gắn kết, đồng bộ với phát triển văn hóa và bão tồn giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, để được như thế không thể duy ý chí, chủ quan trong hoạch định chính sách, đưa chỉ tiêu và bằng mọi giá đạt được, là được. Phải có kế hoạch căn cơ, phát triển

kinh tế phải đi từ cái gốc, là nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân, của xã hội về việc định làm ấy, để người dân hiểu, tự động thực hiện vì lợi ích của chính họ. “Có thực mới vực được đạo”, nhân dân ta cũng thế, chưa có dư ăn thì không thể làm gì khác chứ đừng nói đến học tập, nâng cao trình độ. Đây là cái vòng tròn, đòi hỏi chúng ta phải từng bước, nhưng trước tác động của kinh tế thị trường, điều làm nên thành công chính là phát triển văn hóa-nền tảng của xã hội, động lực thúc đẩy kinh tế, “cần câu luôn lơn con cá” là vậy.

Qua thực tế như thế, ở Kiên Giang hiện nay, muốn bảo tồn văn hóa, giữ gìn phát huy giá trị truyền thống dân tộc trước đòi hỏi bức thiết khi đất nước đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế một cách biền vững, nhất thiết phải có những chủ trương, giải pháp đồng bộ. Như vậy, từ nguyên nhân và kết quả cho thấy một số giải pháp đã đặt ra, cần có sự tập trung thực hiện có hiệu quả như sau:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 102 - 105)