Sự tác động của toàn cầu hóa đối với các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam khi hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 30 - 51)

Việt Nam khi hội nhập quốc tế.

Như đã trình bày, đến nay, hầu hết mọi người đều thừa nhận toàn cầu hóa là một thực tế khách quan không thể cưỡng lại. Nó có nhiều mặc tích cực, thấy rõ nhất là về mặt kinh tế nhưng cũng không ít mặt hạn chế trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Khi quyết định mở cửa và tham gia hội nhập quốc tế, Đảng ta đã nhận định và đánh giá về toàn cầu hóa, là: “xu thế khách quan, lôi cuốn nhiều nước tham gia…chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh” [07, tr.64]

Xét về lĩnh vực văn hoá, toàn cầu hoá không chỉ tạo ra cơ hội cho các quốc gia, dân tộc mở rộng sự giao lưu, hiểu biết và xích lại gần nhau, mà còn đặt những giá trị văn hoá của mỗi dân tộc trước nhiều thách thức to lớn. Riêng đối với văn hóa hay là giá trị văn hóa truyền thống thì nó có những tác động tích cực và tiêu cực đan xen nhau rất khó phân định rạch ròi trong một thời gian ngắn hoặc với tư tưởng chủ quan hay bảo thủ. Để giữ gìn văn hóa dân tộc, bảo tồn bà phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của mình, chúng ta cần phải tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống cách mạng của dân tộc cùng với đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật và đồng thời xác lập bản lĩnh văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Thật vậy, trong bối cảnh quốc tế hiện thời, toàn cầu hoá không chỉ mang lại thời cơ lớn, mà còn tạo ra những thách thức không nhỏ đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát triển trong trào lưu hội nhập quốc tế. Toàn cầu hoá đang đặt chúng ta trước những thách thức lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực văn hoá. Đảng và nhân dân Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng, đối với một nước đang phát triển như nước ta thì thách thức nhiều hơn là thời cơ, khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, văn hoá Việt Nam có cơ hội hội nhập và giao lưu với các nền văn hoá khác của thế giới để làm giàu và khẳng định bản sắc của mình. Song, hơn lúc nào hết, đây cũng là giai đoạn mà văn hóa nói chung và các mặt đời sống xã hội phải đối diện với những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá.

Theo số liệu điều tra năm 2000 của FAO thuộc Liên hợp quốc, hàng năm có ít nhất 5 triệu trẻ em bị chết đói, 852 triệu người đói kinh niên; trong số khoảng 4,4 tỷ người ở các nước đang phát triển, có tới 60% thiếu các phương tiện vệ sinh cơ bản, 33% không được tiếp cận nước sạch, 25% không có nhà ở kiên cố, 20% không được tiếp cận dịch vụ y tế, 20% trẻ em không được học đến lớp 5 [20, tr.470].

Với điều kiện như vậy, không khó khăn gì cho mưu đồ bá chủ thế giới và đồng hóa văn hóa thế giới theo văn hóa Mỹ, bởi phần thắng thuộc về kẻ mạnh – “ai thống trị kinh tế kẻ đó có thể chi phối mọi thứ” theo ý mình! Cho nên, vì lợi ích của mình, phương Tây buộc thế giới phi phương Tây phải khuất phục hoàn

toàn, trong đó văn hóa là một “mặt trận” không hề được xem nhẹ, như ngày nay, các quốc gia dân tộc càng nhận thức sâu sắc rằng, văn hóa chính là nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, là “chứng minh thư” cho sự khác biệt của quốc gia, dân tộc này với quốc gia, dân tộc khác trong điều kiện ranh giới giữa các quốc gia ngày càng xóa nhòa, thế giới gần như là “ngôi nhà chung” trong toàn cầu hóa.

Hội nhập quốc tế đang là một nhu cầu khách quan; nó đòi hỏi chúng ta phải mở cửa, giao lưu với cộng đồng thế giới để đón nhận và tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên, một dân tộc nào đó sẽ không còn là chính mình nếu đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Theo đó, hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là những nhu cầu tất yếu, khách quan để một dân tộc có thể tồn tại và phát triển trong xu thế toàn cầu hoá. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là hai mặt thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, đối với Việt Nam, việc nhận thức rõ vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc nói riêng và phát triển đất nước nói chung.

Đến năm 2010, Việt Nam đã ký 242 điều ước quốc tế song phương và đa phương về văn hóa với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực (trong đó có 84 điều ước hiện đang có hiệu lực); ký kết và gia nhập 13 điều ước quốc tế nhiều bên trong lĩnh vực văn hóa. Trong quá trình hội nhập quốc tế, riêng trong lĩnh vực văn hóa, chúng ta đã tổ chức thành công việc quảng bá hình ảnh đất nước, như: ngày Việt Nam ở các nước; phát động và hưởng ứng bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thế giới; tổ chức Festival hoa Đà Lạt; Festival Huế; Lễ hội Đền Hùng; tổ chức chương trình Duyên dáng Việt Nam ở châu Âu, nhiều “tuần lễ văn hóa” Việt Nam được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới…Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có 11 di sản văn hóa được UNESCO công nhận, trong đó có 06 vi sản văn hóa vật thể (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, quần thể di tích Cố đô Huế, Khu di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long) và 05 di sản văn hóa phi vật thể (nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiên Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hội Gióng Phù Đổng).

- Mặc tác động tích cực của hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa đối

với văn hóa

Trong xu thế hội nhập, giao lưu văn hóa chính là điều kiện thuận lợi nhất đễ đưa đất nước nhanh chóng phát triển kinh tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao nền văn hóa dân tộc tạo tiền đề cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa thuộc bản sắc dân tộc. Có điều, cần lưu ý rằng, khi hội nhập quốc tế trong toàn cầu hóa, thì các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội một mặt, chịu sự quyết định bởi kinh tế; mặt khác, lại có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với kinh tế. Vì vậy, trong hội nhập quốc tế sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, văn hóa nói chung và các giá trị văn hóa truyến thống nói riêng, cùng lúc chịu sự tác động trực tiếp của nhiều yếu tố, mà trước hết là kinh tế. Kinh tế có thể trực tiếp hoặc thông qua chính trị mà tác động đến các giá trị văn hóa truyền thống.

Mặt khác, bản thân văn hóa lại có quy luật vận động nội tại riêng của nó làm cho giá trị văn hóa truyền thống của tất cả các dân tộc trên thế giới tác động lẫn nhau thông qua giao lưu văn hóa với nhiều hình thức và con đường khác nhau. Bởi lẽ văn hóa bao giờ cũng mang tính lịch sử cụ thể, một mặt, nó là sản phẩm của sự phát triển kinh tế-xã hội, mặt khác, lại luôn chịu sự tác động của chính bản thân văn hóa. Điều đó khẳng định rằng, Đảng ta xác định lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần và động lực cho phát triển xã hội là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn. Trước đây, để phát triển kinh tế, người ta thường nhấn mạnh và khai thác yếu tố lao động của con người cho sự phát triển. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội.

Trong thời đại ngày nay, một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay ít lao động, vốn, kỹ thuật và tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yếu ở chỗ có khả năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không? Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong ý chí tự lực, tự cường và khả năng hiểu biết, trong tâm hồn, đạo lý, lối sống,

trình độ thẩm mỹ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Điều này không phải ngẫu nhiên mà có, cũng không phải học được trong thời gian ngắn, mà nó là bản sắc, là đặc trưng của mỗi dân tộc thông qua việc giữ gìn và kế thừa những giá trị của văn hóa truyền thống, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một chính sách phát triển đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người: văn hóa trong sản xuất, văn hóa trong quản lý, văn hóa trong lối sống, văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trong sinh hoạt gia đình, ngoài xã hội, văn hóa trong giao lưu và hợp tác quốc tế… Nói cách khác, hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập quốc tế đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam có được bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, có mặt được nâng cao và điều này đã có tác động tích cực đối với việc bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội. Đây chính là cơ hội để Việt Nam thực hiện đường lối “muốn là bạn của tất cả các nước”, phát huy truyền thống lâu đời của dân tộc trong giao lưu văn hóa.

Phải thừa nhận rằng, từ khi đi vào đổi mới và đến khi bắt đầu hội nhập quốc tế, mà tiêu biểu là gia nhập WTO, thì đất nước ta đã có sự phát triển vượt bật và khá toàn diện. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên. Việt Nam từ một nước nghèo, kém phát triển đã vươn lên thành nước phát triển trung bình. Trình độ dân trí của nước ta đã và đang tiến dần đến phổ cập trung học phổ thông. Điều này chứng minh cho chính sách phát triển đúng đắn đó, trên cơ sở nhận thức đúng về vị trí, thực lực của Việt Nam trong hội nhập cùng với một thái độ hợp lí khi nhìn nhận về thuận lợi và khó khăn khi gia nhập vào kinh tế quốc tế, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước.

Những hoạt động kinh tế trong toàn cầu hóa như: tự do thương mại và đầu tư, sự hoạt động mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia, việc chuyển giao khoa học-công nghệ, xuất khẩu lao động,… đã làm cho số lượng người, hàng hóa, sản phẩm công nghệ,… mang những yếu tố văn hóa được lưu chuyển từ nước này sang nước khác ngày càng nhiều, thông qua đó mà giá trị văn hóa truyền thống của

các dân tộc có cơ hội tiếp xúc, giao lưu nhiều hơn, và cũng tiếp biến nhiều hơn. Đây là vấn đề khách quan và cũng là sự cần thiết phải có để mỗi dân tộc có thể hội nhập quốc tế một cách có hiệu quả cao nhất. Và đấy không chỉ là nhu cầu tự thân của văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống, mà là sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hiện nay. Đồng thời đó, phải công nhận rằng, việc sản xuất và kinh doanh những sản phẩm văn hóa, du lịch không chỉ vì mục đích muốn giới thiệu, quảng bá nền văn hóa của một dân tộc mà xét đền cùng, đó là vì lợi nhuận.

Theo báo cáo phát triển người của UNDP năm 1999, từ 1980 đến 1998, các sản phẩm và dịch vụ văn hoá tăng lên gấp 5 lần. Trong quá trình toàn cầu hoá, công nghiệp văn hoá trở thành một ngành kinh tế; các dịch vụ và sản phẩm văn hoá như là một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Năm 2000, gần một nửa những ngành công nghiệp văn hoá được đặt cơ sở tại Mỹ, 30% được đặt tại châu Âu và phần còn lại đang có mặt ở châu Á. Về mặt phim ảnh, 85% các bộ phim có mặt trên thế giới được sản xuất ở Hollywood, trong khi đó ở châu Phi, mỗi năm trung bình chỉ có 42 bộ phim được xuất xưởng. Ở Chi Lê và Costa Rica, 95% các bộ phim được nhập khẩu từ Mỹ, và ngành này của Mỹ có tổng thu nhập lên tới 30 tỷ USD năm 1997 [03, tr.167].

Việt Nam, mặc dù có một nền văn hóa lâu đời và đa dạng, nhưng nhìn chung ngành công nghiệp điển ảnh gần như còn bỏ ngỏ, tuy nhiên về lĩnh vực du lịch thì ngày càng tăng trưởng khá. Tuy nhiên, có điều thú vị là, riêng năm 2010, chúng

ta đã đón hơn 05 triệu lượt khách quốc tế, tổng doanh thu do du lịch mang lại gần 96 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ tương đương 4,5% tổng GDP năm 2010 của cả nước. Điều này khẳng định là, văn hóa Việt Nam nói chung (vật thể và phi vật thể) cũng như những truyền thống văn hóa - lịch sử nói riêng của con người Việt Nam chúng ta có giá trị rất lớn, có sức hút mạnh mẽ đối với thế giới. Hội nhập, là cơ hội tốt cho chúng ta quảng bá văn hóa nước nhà, đồng thời cũng thuận lợi cho giao lưu, tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện làm phong phú hơn, giàu hơn bản sắc văn hóa dân tộc, và cũng là góp phần cho phát triển kinh tế của đất nước.

+ Hội nhập mở ra cơ hội giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa cũng là góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ tư duy khoa học của xã hội công nghiệp, thể hiện ở việc phổ biến giá trị văn hóa, các loại hình hoạt động văn hóa mới phục vụ tốt hơn cho việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân;

Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực phát triển xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân là phát triển bền vững. Đó là xác định và khẳng định của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Chúng ta đều biết rằng, khi nói dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay thì rất khó thể tách khỏi mối quan hệ này với thế giới. Và chúng ta cũng đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa đời sống con người. Đó là xu thế khách quan, tất yếu mang tính thời đại, trước hết trong lĩnh vực kinh tế. Xu thế này tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau, kéo gần khoảng cách địa lí, và cả vị thế của nhau trên trường quốc tế qua việc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần hợp tác cùng có lợi.

Việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong xu thế hội nhập quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi nó không chỉ làm phong phú thêm hệ giá trị truyền thống của văn hóa của mỗi dân tộc, mà trên cơ sở đó, còn là động lực cho sự phát triển kinh tế. Chúng ta đã từng nghe rằng, khi giải thích về sự phát triển thần ký của Nhật Bản và những nước được mệnh danh là “con rồng châu Á”, đã có không

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 30 - 51)