bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Trước tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng các dân tộc trên thế giới sinh sống trong điều kiện tự nhiên và xã hội không hoàn toàn giống nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Chính và vậy mà ở mỗi dân tộc hình thành một nền văn hóa với những phong tục, tập quán, tư tưởng, tâm lý, thói quen, chuẩn mực đạo đức,… (những ý thức xã hội) khác nhau phản ánh tồn tại xã hội của chính dân tộc đó. Và trong nền văn hóa của mỗi dân tộc chứa đựng hệ giá trị truyền thống tiêu biểu làm nên bản sắc văn hóa, làm nên cốt cách tinh thần, hình thành nên nét độc đáo riêng có của dân tộc ấy.
Vì vậy, hệ giá trị chính là yếu tố cơ bản phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, và cũng chính nó góp phần làm cho nền văn hóa chung của nhân loại trở nên đa dạng, phong phú. Điều này được khẳng định với lưu ý thêm rằng, khi toàn cầu hóa chưa xuất hiện, các dân tộc ít có cơ hội giao lưu văn hóa với nhau. Họ sống và
lao động bằng những suy nghĩ, phong tục, tập quán, thói quen,…những truyền thống…của chính dân tộc mình với tất cả những gì mà tổ tiên đã để lại. Họ không biết và cũng tất ít có cơ hội biết đến văn hóa của những dân tộc khác, hoặc có biết thì cũng biết mơ hồ. Vì thế mà nền văn hóa của mỗi dân tộc được xem như một thế giới riêng-có thể nói như vây, và tất nhiên, điều này cũng có hai mặt của nó. Nhưng, khi xu thế toàn cầu hóa xuất hiện thì tình hình đã thay đổi, nhất là trong giai đoạn hiện nay.