Một số giá trị văn hóa truyền thống cơ bản cần được bảo tồn và phát huy trong xu thế hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay, qua thực tế ở

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 51 - 62)

phát huy trong xu thế hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay, qua thực tế ở Kiên Giang

Văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam là một bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, với rất nhiều những giá trị tốt đẹp, và chính những giá trị truyền thống ấy đã làm nên cốt cách, bản lĩnh con người Việt Nam, làm bên bản sắc của dân tộc, như đã trình bày ở phần trên. Xong trong luận văn này, chúng tôi chỉ nêu lên 03 giá trị văn hóa truyền thống cơ bản, mà chúng tôi cho rằng nó có thể chi phối những giá trị văn hóa khác, đó là giá trị văn hóa truyền thống yêu nước, giá trị văn hóa truyền thống đoàn kết, giá trị văn hóa truyền thống nhân văn, mà qua thực tế ở Kiên Giang, trong điều kiện cho phép (của đề tài luận văn), cũng giúp chúng nhận thấy rõ tác động tích cực lẫn tiêu cực trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống cơ bản trong xu thế tòan cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

* Giá trị truyền thống yêu nước

Yêu nước có thể hiểu là một trạng thái tình cảm thể hiện lòng trung thành và

sự yêu thương, gắn bó của con người đối với quê hương đất nước. Và yêu nước, cũng là tình cảm và tư tưởng phổ biến vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ

không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, tình cảm ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và thái độ biểu hiện, chiều hướng phát triển thế nào lại tùy thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Ở Việt Nam ta, yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên mó nó còn chính là sản phẩm của lịch sử.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là lịch sử của chuỗi dài chống ngoại xâm với kẻ thù hung bạo đễ giành và giữ độc lập, tự do, cơm ăn, áo mặc cho toàn dân tộc. Thế nên đối với Việt Nam, thì yêu nước đã hình thành như tự nhiên trong mỗi thế hệ người và song hành cùng lịch sử phát triển của dân tộc. Và, Giáo sư Trần Văn Giàu: “Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam”, “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lí xã hội và nhân sinh của người Việt Nam” [12, tr.101]

Trên thế giới, đành rằng, không chỉ riêng dân tộc Việt Nam là phải trải qua những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập bở chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã đặt chân đến khắp các châu lục trên hành tinh. Như ở châu Á, các nước Trung Quốc, Inđônêxia, Malaixi, Mianma, Ấn Độ,…cũng lần lược bị tư bản như Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật,….xâm lược và nhân dân các nước đó cũng đã anh dũng chống xâm lược giành độc lập dân tộc. Không phủ nhận tinh thần yêu nước của các dân tộc đó.

Nhưng có lẽ khó kiếm ra nhiều nước như nước ta, nhiều dân tộc như dân tộc ta đã lam bấy nhiêu cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ, đã lam bấy nhiêu cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh chống xâm lược, lại là khởi nghĩa và chiến tranh trực diện đương đầu với những cường quốc to lớn hơn mình gấp mấy chục lần! Cái chuỗi dài khởi nghĩa và chiến tranh đó tất nhiên đã góp phần nhào năng tâm hồn Việt Nam, trước hết là xây dựng một tâm lí, một tư tưởng, một chủ nghĩa yêu nước hết sức rắn rỏi, kiên trì… [12, tr.111-112]

Cho nên, trong điều kiện nước ta đang hội nhập quốc tế theo xu thế toàn

cầu hóa hiện nay, tinh thần yêu nước truyền thống rất cần được kế thừa, bảo tồn và phát huy giá trị ở cấp độ cao hơn, sâu hơn. Bởi vì:

Một mặt, do đòi hỏi của chính quá trình nước ta tham gia hội nhập quốc tế

ngày càng sâu rộng như hiên nay. Chúng ta biết, nước ta bước vào hội nhập trong điều kiện đất nước đã độc lập, nhân dân sống trong hòa bình; tuy không còn nỗi nhục mất nước nhưng nỗi nhục nghèo đói, lạc hậu vẫn còn. Cho nên yêu nước ngày nay, thể hiện ở bản lĩnh của chúng ta, từng người dân Việt Nam trong “cuộc chiến đấu” chống nghèo nàn, lạc hậu, đưa đất nước ta bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để làm được điều này cũng không hề có sự đơn giản. Toàn cầu hóa là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa các quốc gia vì lợi ích và vị thế của mình, cho nên các nước bằng mọi cách nâng cao uy tín, “thương hiệu” của mình càng nhanh và càng nhiều càng tốt. Việt Nam chúng ta là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, đó là một thuận lợi, Việt Nam cần phát huy bản lĩnh, trí tuệ và mọi nguồn lực nắm bắt cơ hội, đồng thời vượt qua thách thức hội nhập để đưa đất nước phát triển. Đây là thời kỳ đầy khó khăn, thử thách và gay go, quyết liệt không kém gì so thời chiến tranh giành độc lập dân tộc. Ví như khi đó, kẻ thù hiển hiện rõ ràng, bằng da bằng thịt, còn hiện nay, đối thủ lại vô hình, “trên thương trường” mức độ rủi ro, nguy hiểm còn sâu xa hơn do chúng ta khó nhận diện giữa bao nhiêu “bạn” ấy, đâu là bạn thật sự, đâu là “ kẻ thù giấu mặt”.

Đồng thời, trong quá trình hoàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, lợi ích kinh tế

của đa số người dân không tách rời lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đây là yếu tố rất quan trọng để người dân tích cực tham gia vào các hoạt động đem lại lợi ích cho quốc gia thông qua việc thực hiện lợi ích của chính bản thân mình. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự tác động có tính hai mặt của toàn cầu hóa, với một nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần, đa dạng về hình thức sở hữu như nước ta hiện nay thì sự thống nhất về lợi ích kinh tế tuyệt đối là không thể. Vì lợi ích trước mắt của cá nhân, không ít người đã đứng trên lợi ích của quốc gia, dân tộc. Cũng không hiếm những cán bộ ở đủ các cấp suy thoái biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, điều kiện công việc thuận lợi được tổ chức tin tưởng, tín nhiệm giao

cho để tham nhũng, lãng phí, thu vén cho cá nhân, trong khi đáng lẽ ra họ phải là những công bộc của dân, thể hiện phải chính lòng yêu nước qua sự thanh liêm, trách nhiệm với công viêc để góp sức mình cho sự phát triển của đất nước.

Với lòng tự tôn, tự hào dân tộc, muốn làm một cái gì đó có ích cho dân tộc, đất nước chính là vượt qua mọi khó khăn, đem sức lực, tiền của, trí tuệ,… của mình đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước chứ không riêng gì cho bản thân; đó là thể hiện ở tinh thần lao động, là vượt qua tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, là tuân thủ pháp luật và suy nghĩ, hành động vì cộng đồng xã hội là thể hiện tinh thần yêu nước và cũng là giá trị cốt lõi của truyền thống yêu nước trong giai đoan hiện nay.

Vậy nên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, trước sức hút và sự chi phối của đồng tiền trong kinh tế thị trường, giá trị văn hóa truyền

thống yêu nước đang đối mặt với những thử thách không nhỏ trong khi đây vẫn là một giá trị vô cùng quý báu và cần thiết, rất cần được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Có nghĩa là trong kề thừa, bảo tồn đó, chúng ta không phải áp nguyên xi hình thức và nội dung của nó như thời kỳ trước đây, mà theo chúng tôi, trong bối cảnh đất nước hiện nay, chúng ta chỉ giữ lại cái cốt lõi, những yếu tố bất biến qua các giai đoạn lịch sử. Đó chính là tư tưởng, tình cảm thể hiện lòng trung thành và yêu quê hương đất nước; là ý chí kiên định, bản lĩnh vững vàng trong hành động và lao động, cống hiến cho quốc gia, dân tộc; đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; vì sự phát triển chung của xã hội. Nói chung, dù ở góc độ nào, thì cái gốc của tinh thần yêu nước vẫn không thay đổi, đó là làm tất cả những gì có

thể để đem lại những điều tốt nhất cho đất nước, quê hương và bản thân gia đình của mỗi người.

* Giá trị truyền thống đoàn kết

Đoàn kết, theo nghĩa chung nhất, đó là sự đồng tâm, hợp lực của một cộng

đồng người cùng vượt qua khó khăn, gian khổ nhằm đạt tới mục đích chung nhất định. Cùng với tinh thần yêu nước, thì tinh thần đoàn kết được xem là một trong bốn giá trị truyền thống văn hóa có thể nói là cơ bản nhất, vô cùng quý giá của dân tộc.

Xuất phát từ điều kiện địa lí-kinh tế-xã hội của mình mà dân tộc Việt Nam, với điều kiện địa lí không thuận lợi, ít tài nguyên; thiên nhiên khắc nghiệt, hạn hán, bão lũ, dịch bệnh… của một xứ sở nhiệt đới gió mùa và thường xuyên xảy ra. Trong khi đời sống kinh tế-xã hội của nước ta xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước, phải cùng nhau hợp sức để trị thủy, khơi đào kênh mương, chống hạn, chống lục phục vụ sản xuất nông nghiệp, nên người ta phải cố kết lại với nhau. Bên cạnh đó, họa ngoại xâm luôn hiển hiện đe đọa cuộc sống tự do, độc lập của tổ quốc. Để chống lại thiên tai địch họa và ngoại xâm, giành độc lập tư do và giữ lấy ấm no cho dân tộc và để phát triển, thì không cách gì tốt hơn là phải đoàn kết thống nhất cùng nhau, không thể trong tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

Từ đó, cùng với truyền thống yêu nước, thì đoàn kết đã trở thành một trong những giá trị văn hóa truyền thống quý giá trong lịch sử phát triển của dân tộc, làm nên một điểm đặc sắc mà không phải quốc gia nào cũng có được. Từ ngàn xưa, ca dao tục ngữ đã có câu “chị ngã em nâng”, “một cây làm chẳng nên non, ba cây dụm lại nên hòn núi cao”, cho đến thời đại ngày nay, của thế kỷ XX, với riêng dân tộc ta, gọi là thời đại Hồ Chí Minh, thì Người đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” và Đảng ta đã khẳng định: “Đoàn kết là truyền thống quý báo của Đảng và nhân dân ta, là di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta, là nguồn sức mạnh tất thắng của cách mạng” [13, tr.131]. Thật vậy, chúng ta nhận thấy rõ, trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, tinh thần đoàn kết đã thể hiện rõ nét – nhân dân Việt Nam đã đồng loạt đứng lên chống lại kẻ thù vì một mục tiêu chung, đó là giành độc lập dân tộc. Tinh thần đó đẽ trở thành sức mạnh vô bờ bến, thành một khối mà không có gì chia rẽ nổi; nó tạo nên một sức mạnh tổng hợp đủ để đánh bại bất cứ một thứ vũ khí tối tân nhất, hiện đại nhất, mưu đồ đen tối nhất của mọi kẻ thù, điển hình như Mỹ, mà sau đó gần 30 năm, một nhà chiến lực quân sự Mỹ đã chua chát viết trong hồi ký là thua Việt Nam ở tinh thần dân tộc. Đó là sức mạnh tinh thần – là văn hóa yêu nước và đoàn kết dân tộc của người Việt vậy.

Vì thế, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đoàn kết vẫn là một truyền

thống văn hóa quý báu còn nguyên giá trị cần được bảo tồn, kế thừa và phát huy, trước hết là phục vụ mục tiêu phát triển đất nước trong xu thế hội nhập. Bác Hồ đã

dạy: “thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng và lạc hậu còn khó khăn hơn nhiều” [18, tr.350]. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thử thách của toàn cầu hóa là không nhỏ, thì chúng ta càng phải đoàn kết, nhưng trước đây, nhân dân ta đoàn kết, tự lực, tự cường, kiên trì trường kỳ kháng chiến cứu nước đến thắng lợi, thì ngày nay đoàn kết phải rộng rãi hơn, là đoàn kết tất cả người Việt Nam ở nước ngoài thuộc mọi lứa tuổi, tôn giáo, mọi nghề nghiệp, mọi chính kiến để phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm mục tiêu chung, cao nhất là chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu. Hạn chế của truyền thống đòan kết là tư tưởng hẹp hòi, thù hằn dân tộc, bảo thù, bài ngoại, tâm lí bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ cào bằng, ghen ghét, đố kỵ những người vượt trội hơn mình với tư tưởng “xấu đều hơn tốt lõi”. Do đó, trong xu thế hội nhập quốc tế, để đạt mục tiêu này, thì cần phải phát huy hơn nữa giá trị của truyền thống đoàn kết và loại bỏ những hạn chế, tiêu cực của nó.

Mặc khác, cần tiếp tục thực hiện tố hơn nữa chính sách đại đoàn kết dân

tộc, cũng cố sự đoàn kết trong Đảng, toàn quân và toàn dân, làm cho mọi tầng lớp

trong xã hội yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ủng hộ sự nghiệp cách mạng của đất nước. Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, nước ta đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong khí trong nước với nền kinh tế thị trường (có thể nói là chưa hoàn thiện; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực sự là một mô hình khá mới mẽ, chưa có tiền lệ hoàn

thiện), cùng với nhiều nguyên nhân khác, xã hội đang có sự phân hóa khá rõ. Trong khi đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang tìm cách chống phá chế độ ta bằng âm mưu chia rẽ dân tộc, lợi dụng tôn giáo, kích động nhân dân gây rối,…và đồng thời, vật chất của mặt trái của cơ chế thị trường là một tác động không nhỏ đến tinh thần đoàn kết truyền thống của dân tộc. Đó là những “kẻ thù khó thắng”, nếu không cảnh giác, không tin tưởng, một lòng đoàn kết, chúng ta dễ bị rơi vào âm mưu của các thế lực thù địch. Cho nên nói, tinh thần đoàn kết vẫn là một giá trị văn hóa cần được bảo tồn và phát huy trong hiện tại và tương lai.

* Giá trị truyền thống nhân văn

Nhân văn, hiểu theo nghĩa chung nhất là lòng yêu thương con người, sự

hạnh phúc cao cả của con người. Trong thang giá trị của truyền thống văn hóa dân tộc, nhân văn mang một giá trị đáng quý và cao cả nhất.

Có thể khẳng định rằng nhân văn là bật thứ ba trong bật thang giá trị về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ chính điều kiện của dân tộc – luôn chịu mất mát, đau thương do chiến tranh xâm lược của phong kiến, đế quốc nên nhân dân Việt Nam hiểu rất rõ ràng giá trị của hòa bình, cái quý giá của cuộc sống yên bình. Bên cạnh đó, dân tộc Việt Nam qua ngàn năm bắc thuộc mà không bị đồng hóa về văn hóa, trái lại còn chọn lọc và tiếp thu những cái hay, một trong những biểu hiện đó, chính là tư tưởng “Nhân” của Khổng Tử và một số tư tưởng tiến bộ, phù hợp văn hóa của người Việt qua Nho giáo, từ đó làm dầy thêm giá trị truyền thống, tinh hoa văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, dân tộc ta luôn thể hiện lòng thương đối với con người, sống khoang dung, độ lượng; luôn có ý thức chống lại cái ác, điều dữ, hướng tới cái thiện, cái đẹp và trên hết là tự do, hạnh phúc con

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w