Kết quả đạt được trong việc tổ chức, thực hiện việc bảo tồn, phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống ở Kiên giang trong thời gian qua

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 89 - 95)

những giá trị của văn hóa truyền thống ở Kiên giang trong thời gian qua

Ngay từ khi đường lối đổi mới của Đảng thực sự đi vào cuộc sống xã hội trong thập niên cuối của thế kỷ XX, cũng là thời kỳ mà kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII của Đảng cũng ra đời, nhằm định hướng cho công tác tư tưởng văn hóa, cho việc xác lập văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Để văn hóa truyền thống có thể song song cùng phát triển, làm nền tảng cho phát triển kinh tế trước tác động của kinh tế thị trường trong xu thế toàn cầu hóa. Đó là bước đi chiến lược trong đường lối của Đảng ta, thể hiện tầm nhìn sâu sắc của Đảng, cũng như những tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và tầm quan trọng của văn hóa truyền thống dân tộc trong mọi thời đại.

Quán triệt sâu sắc ý nghĩa này, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã có chỉ đạo, tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện theo tinh thần chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Trong những năm qua, với lịch sử truyền thống và di sản văn hóa đặc trưng của mình, đồng thời với việc tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII của Đảng "về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", Kiên Giang đã tổ chức thực hiện việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn. Bước đầu, đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, là nền tảng tiền đề bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương ở hiện tại và những năm tới. Và một số mặt công tác được tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện là:

Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục ý thức thực hiện việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của địa phương

Thời gian qua, Kiên Giang sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng; qua các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, đặc biệt hiệu quả nhất là qua Tổ nhân dân tự quản nên công tác tuyên truyền giáo dục chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của đảng bộ và nhân dân trong tỉnh; phát huy tinh thần tự lực tự cường, tính năng động, sáng tạo, dám phê phán cái sai, bảo vệ cái đúng được các cấp ủy đảng chú trọng làm tốt.

Nội dung tuyên truyền giáo dục, chú trọng: quan tâm xây dựng, rèn luyện cán bộ, đảng viên công chức phẩm chất đạo đức, có hành động "vì dân vì nước", có lối sống văn minh; thật sự là tấm gương tiêu biểu cho con người mới, nếp sống mới xã hội chủ nghĩa; nâng cao trách nhiệm đảng viên trong việc quản lý gia đình chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong thực hiện xây dựng gia đình văn hóa. Đối với nhân dân, tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật về sản xuất; giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn tình làng nghĩa xóm, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống; xây dựng mỗi gia đình, từng người có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng...

Hiệu quả thiết thực mang lại là góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng đã củng cố hơn niềm tin vào tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội,

vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Các phong trào thi đua trong học tập, công tác, lao động sản xuất, làm giàu chính đáng được phát động, như các hoạt động: tuổi trẻ lập thân lập nghiệp - khuyến khích thanh niên phát huy tính năng động, sáng tạo trong học tập và lao động; nông dân sản xuất giỏi - khuyến khích nông dân áp dụng khoa học – kỹ thuật, thay đổi tập quán sản xuất; doanh nhân năng động - doanh nghiệp vì môi trường để phát triển bền vững; các chương trình xóa đói giảm nghèo – vì an sinh xã hội; xây dựng phong trào gia đình văn minh – nghĩa tình, thủy chung, gia giáo, hiếu học...

Từ đó, các giai tầng xã hội phát huy tốt tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau; chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, và đã trở thành tiền lệ. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp về ý thức cộng đồng, đạo đức xã hội, về lối sống, tập quán tốt đẹp của dân tộc đã từng bị lu mờ do tác động của mặt trái kinh tế thị trường từng bước được khôi phục và phát huy giá trị. Truyền thống uống nước nhớ nguồn, tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái, lễ nghĩa, thủy chung trong gia đình và xã hội được củng cố; khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo được phát huy. Đặc biệt, đã góp phần tạo nên một thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, đóng góp tích cực xây dựng quê hương, xây dựng hệ thống chính trị ngày thêm vững mạnh, góp phần thiết thực trong phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc

Với truyền thống lịch sử của mình, cùng với những giá trị văn hóa của địa phương, công tác nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn, sáng tác và phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật có nội dung giáo dục tư tưởng, truyền thống lịch sử cách mạng được chú trọng qua khai thác tốt nguồn đề tài sáng tác phong phú từ phong cảnh đẹp, kho tàng văn hóa cả vật thể và phi vật thể nhằm đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu hưởng thụ văn hóa trong nhân dân. Các hoạt động văn hóa văn nghệ được khuyến khích năng động hơn trong việc tìm đề tài sáng tác, trong dàn dựng, tổ chức biểu diễn. Nội dung, chất lương sản phẩm văn hóa nghệ thuật trong sáng

tác, trình diễn và xuất bản trong tỉnh nâng lên về chất lượng, tăng nhanh về số lượng; phát triển loại hình truyện tiếu lâm đặc trưng của người Phương Nam nhưng mang nội dung ca ngợi quê hương, yêu lao động, sống nhân nghĩa, thủy chung,… gần gũi với người dân.

Xây dựng được đội ngũ văn nghệ sĩ có trình độ chính trị nhất định, có chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ tốt yêu cầu, nhiệm vụ. Từ đó, nghệ thuật quần chúng như các hội thi, hội diễn được tổ chức thường xuyên; các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp tăng cường hoạt động phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,… thu hút quần chúng nhân dân tham gia thưởng thức. Qua đó, góp phần định hướng luồng tư tưởng xã hội, phát huy giá trị của văn hóa nghệ thuật truyền thống, tạo thói quen chọn lọc và hưởng thụ văn hóa lành mạnh trong nhân dân, xây dựng phong trào đọc sách, báo để tìm, nắm thông tin và nâng cao kiến thức.... nhằm hạn chế sự tác động của những loại hình văn hóa không lành mạnh, khơi dậy lòng yêu nước, yêu quê hương; giữ gìn và phát huy khá tốt sắc thái văn hóa địa phương.

Quan tâm, chú trọng đầu tư cho sưu tầm, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa; vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa phát huy tính giáo dục truyền thống với nhiều dự án khôi phục các di tích được tích cực triển khai và bắt đầu phát huy tác dụng như: căn cứ cách mạng Hòn Đất, nhà tù Phú Quốc, căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng, di tích lịch sử núi Bình San, di tích văn hóa đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Văn hóa phi vật thể được quan tâm chăm lo, các lễ hội có tính truyền thống ở địa phương được duy trì và phát huy. Văn hóa cộng đồng các dân tộc được chú ý phát triển; đã triển khai thực hiện một số đề án, đề tài khoa học phát huy truyền thống, sắc thái văn hóa dân tộc Hoa, Khmer trên địa bàn.

Công tác phát triển giáo dục-đào tạo, tiếp thu khoa học – công nghệ được tăng cường nhằm tạo mặt bằng dân trí đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển tỉnh nhà trong giai đoạn mới. Các đề tài khoa học xã hội nhân văn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương được quan tâm triển khai bằng mở rộng phạm vi, nâng cao mức đầu tư kinh phí và chú ý hơn tính văn hóa trong nghiên cứu, triển khai các đề tài về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; về truyền thống lịch sử của địa phương; về tổ chức và quản lý kinh tế-xã hội... Qua đó đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và làm

luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển văn hóa, lấy văn hóa là nền tảng và động lực cho phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.

Xác định các cơ quan thông tin đại chúng, các tờ thông tin chuyên ngành, các phương tiện cổ động trực quan trong tỉnh... là lực lượng trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương; cấp ủy đảng, chính quyền đã chỉ đạo việc thực hiện chức năng tuyên truyền, định hướng tư tưởng, phổ biến chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước; tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa; Đồng thời, phê phán những tiêu cực và tệ nạn xã hội, góp phần hạn chế những thói hư, tật xấu, trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức truyền thống của người Việt Nam.

Việc củng cố kiện toàn về bộ máy, tổ chức ngành văn hóa thông tin được chú trọng; thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động công tác văn hóa. Trường nghiệp vụ văn hóa, nghiệp vụ thể dục thể thao đang được xúc tiến nâng cấp thành trường trung học nhằm tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ để đủ sức làm công tác này. Các thiết chế văn hóa được tăng cường đầu tư xây dựng mới cùng với việc nâng cấp những cơ sở hiện có, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa trong nhân dân.

Công tác bảo tàng, trưng bày di sản và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

Số liệu 2010, Kiên Giang có 38 di tích được xếp hạng (12 cấp quốc gia và 26 cấp tỉnh); có 13 thư viện (có 1 thư viện tỉnh, 12 thư viện huyện, thị, thành phố) với tổng số sách hiện có trong hệ thống thư viện lên 186.000 bản. Bình quân thư viện tỉnh phục vụ 9.600 lượt bạn đọc/năm, lượt sách phục vụ 10.200 lượt/năm; Tại cơ sở có 180 tủ sách, điểm, phòng đọc sách, 134 điểm Bưu điện văn hóa xã, 1.479 tủ sách pháp luật. Có 02 viện bảo tàng, trong đó có 01 Viện bảo tàng của tỉnh với 21801 hiện vật, hàng năm thu hút trên 62.000 lượt người xem; 01 là bảo táng Cội Nguốn của tư nhân với 3884 hiện vật, thu hút trên 71.000 lượt người xem, (có 10% là du khách quốc tế) và 5 nhà truyền thống; có 02 đoàn nghệ thuật biễu diễn (Kinh và Khmer), hàng năm phục vụ cho hơn 392 ngàn lượt người xem; và hàng trăm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử - một lọai hình sinh hoạt văn nghệ đặc thù của nhân dân vùng Tây Nam bộ, cùng hàng chục nhóm, câu lạc bộ hát múa của đồng bào dân tộc

Kh’mer do quần chúng nhân dân tự lập ra và duy trì sinh hoạt. Đặc biệt, phát huy hiệu quả mô hình xã hội hóa lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật qua các đêm “biểu diễn gây quỹ vì người nghèo”, và phong trào này đã thu được 5 tỷ 664 triệu đồng, cất được 3.464 căn nhà đại đoàn kết, đóng góp vào quỹ khuyến học của địa phương, góp phần thực hiện tốt Quyết định 170 của Chính phủ về chính sách ưu đãi hưởng thụ đối với những vùng đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, Kiên Giang hiện có nhiều di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn, gắn với phát triển kinh tế du lịch như: Lễ hội Ok-om- bok (Gò Quao), Lễ hội Dinh Cậu (Phú Quốc), Lễ hội Nghinh Ông (Lại Sơn – Kiên Hải), Lễ hội giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (cấp quốc gia), Làng văn hóa tiêu biểu Vĩnh Hòa Đông, đề tài khoa học “Tập tục, lễ tết, trò chơi dân gian và một số nghề thủ công

truyền thống tiêu biểu của Kiên Giang”…và đang phát huy giá bản sắc văn hóa

dân tộc ở Kiên Giang. Năm 2010, lượng khách du lịch đến với Kiên Giang có 4.320.680, trong đó, khách tham quan các khu du lịch: 2.085.365 lượt, khách lễ hội: 1.355.045 lượt, khách đến với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: 880.270 lượt. Và trong số đó khách quốc tế 118.969 lượt. Tổng doanh thu dịch vụ-du lịch danh lam thắng cảnh, văn hóa – lịch sử đạt 561 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khá so GDP của toàn tỉnh.

Với những nghề thủ công sản xuất ra dụng cụ phục vụ cho đời sống và sản xuất vật chất đậm sắc đặc trưng của vùng rừng U Minh Thượng có từ bao đời nay, như đóng xuồng ba lá, đan đệm, giỏ xách, nóp bằng cây lát, bàng để làm vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày, và dùng nan tre làm các phương tiện đánh bắt cá nước ngọt, làm nhà ở bằng cây tràm và lá dừa nước… và cả những câu hò, điệu lí, những truyện kể vui dân giang phục vụ cuộc sống tinh thần của cư dân bản địa lấy bối cảnh, con người, sự việc thật trong quá trình hình thành lịch sử vùng đất khi ông cha đi khai hoang mở đất chốn phương Nam….được phục dựng, tái tạo và phát triển thành làng nghề với nét văn hóa truyền thống. Các loại hình này phù hợp với yêu cầu thân thiện môi trường như hiện nay và gắn với phục vụ du lịch. Bởi tất cả những cái đó đã từ lâu trở thành một nét văn hóa truyền thống riêng không dễ lẫn lộn đang được lưu giữ và hiện nay, có thể phát triển nhằm phục vụ cho du lịch trong điều kiện phá triển kinh tế nay, ở địa phương.

Đó là những kết quả thu được trong bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống ở địa phương; là kết quả của phát huy những giá trị văn hóa ở cả mặt vật chất lẫn tinh thần của những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là thiết thực góp phần cho tổ chức thực hiện mục tiêu ổn định xã hội, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 89 - 95)