Những thuận lợi và khó khăn trong tổ chức, thực hiện bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Kiên Giang hiện nay

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 95 - 102)

giá trị văn hóa truyền thống ở Kiên Giang hiện nay

- Những ưu điểm và thuận lợi

Văn hóa và những vấn đề về tầm quan trọng của văn hóa, từ lâu đã được Đảng và Bác Hồ chú trọng và xem trọng, trong cả thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và cả trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 đã đề cập. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết TW 5 khóa VIII về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Đảng ban hành. Và đồng thời, với đường lối đổi mới của Đảng về kinh tế, về xu thế hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho việc tổ chức, thực hiện việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng như của địa phương một cách đồng bộ, căn cơ và bền vững.

Với nét văn hóa truyền thống đặc thù riêng của tỉnh, với nhận thức, bên cạnh phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thì văn hóa được chú trọng như là một nền tảng của xã hội, Kiên Giang đã vận dụng và đề ra nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể chỉ đạo ngành chuyên môn tổ chức thực hiện nhiệm vụ; và đồng thời chỉ đạo lồng ghép vào nhiều “cuộc vận động” của TW và địa phương nhằm thực hiện việc giáo dục, tuyên truyền về giá trị truyền thống trong lĩnh vực văn hóa, bảo tồn và phát huy một cách đồng bộ. Nội dung chủ yếu: Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; đổi mới tư duy và về vai trò của giá trị văn hóa truyền thống, phát huy tư tưởng chính trị lành mạnh; xây dựng nếp sống văn minh, củng cố thiết chế văn hóa xã hội trên cơ sở tuân thủ pháp luật; xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp và an toàn; xây dựng các thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Gắn với triển khai Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng bộ Kiên Giang có sự chỉ đạo triển

khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết khác của Trung ương có liên quan, như: “xây dựng và chỉnh đốn Đảng gắn với nâng cao chất lượng cán bộ”, “an ninh tư tưởng gắn với bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới”, “cải cách hành chính gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” nhằm tăng hiệu quả thực hiện và phát huy vai trò của giá trị văn hóa truyền thống, làm mục tiêu của phát triển kinh tế bền vững.

Là tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, nhưng tất cả đều phát huy rất tốt tinh thần đoàn kết, ý thức được việc giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc mình không những là giữ gìn bản sắc của riêng dân tộc mình, mà còn là giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam, nên cùng nhau lưu giữ những gì là văn hóa truyền thống của dân tộc mình, nhưng đồng thời cũng cùng lưu giữ những truyền thống văn hóa chung, tạo ra sự giao lưu và trở thành nét văn hóa hết sức độc đáo và phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi cho giữ gìn nét văn hóa riêng, đặc trưng của người Miền Tây Nam bộ cũng như Kiên Giang, góp phần vào sự đa dạng của văn hóa dân tộc. Đồng thời, với nhiều tôn giáo lớn đoàn kết và cùng hoạt động theo đường hướng tôn chỉ “tốt đời, đẹp đạo” trên địa bàn, tín đồ các tôn giáo

chiếm khoảng 25% dân số tỉnh, cũng là thuận lợi cho việc tuyên truyền thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phát triển kinh tế, bảo tồn những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc như đoàn kết, nhân văn, từ đó góp phần ổn định xã hội ở địa phương.

Một thuận lợi trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ở địa phương là, với phần lớn bộ phận nhân dân Kiên Giang có nguồn gốc nhiều đời định cư ở địa phương, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (vốn như bao đời nay và hiện vẫn là thế mạnh của tỉnh), vị trí địa lí các xa các trung tâm thành phố lớn, điều kiện giao thông trên địa bàn cũng không thuận tiện cho việc đi lại, nhất là những vùng sâu, xa trung tâm tỉnh. Đây cũng là điều kiện không thuận lợi cho xu hướng văn hóa ngoại, không lành mạnh xuất hiện quá nhiều trên sách báo, tạp chí hay trong xã hội. Nên trào lưu văn hóa ngoại lai, sính ngoại, chưa ảnh hướng nhiều đến tầng lớp chính của nó – thanh thiếu niên chưa xuất hiện một cách lan tràn, khó kiểm soát. Đồng thời, với truyền thống cách mạng trải qua hàng mấy mươi năm, thế hệ ông, cha, tầng lớp cao tuổi ở địa phương vẫn mang một tư duy “cộng sản

nòi”. Từ đó, đã đóng góp không ít cho việc giáo dục thế hệ trẻ, cũng như trong hoạch định chính sách phát triển ở địa phương, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân văn vốn có của dân tộc, kết hợp với tinh thần cách mạng đã tạo nên một nét truyền thống mang đậm bản sắc của địa phương.

Bên cạnh đó, một thuận lợi cơ bản nữa là, có sự hưởng ứng và tham gia của từ tổ chức đến cá nhân, từ trong cán bộ đảng viên đến quần chúng nhân dân trong tổ chức và thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc trước bởi nhận thức sâu sắc được sự tác động của toàn cầu hóa, của mặt trái nền kinh tế thị trường đến đời sống toàn xã hội. Với văn hóa truyền thống bao đời, cùng với hiệu quả của chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp, đã tạo điều kiện cho nhân dân tự nguyện tham gia ngày càng nhiều hơn trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của mình. Phong trào xã hội hóa đầu tư, phát triển văn hóa ở địa phương được thực hiện khá tốt, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã tự đầu tư, phát triển loại hình văn hóa yêu thích hoặc là loại hình văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương, dân tộc mình, cùng với đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng phát triển, dần đã tạo thành phong trào phát triển mạnh mẽ ở địa phương.

Nguyên nhân những thành tựu đó chính là do các cấp ủy đảng, chính quyền

nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết; quan tâm hơn đến việc bảo vệ, xây dựng và phát triển văn hóa. Trong lãnh đạo, chỉ đạo có đổi mới và ngày càng coi trọng phát triển văn hóa gắn liền với tăng trưởng kinh tế; bộ máy, cán bộ văn hóa được quy hoạch, đào tạo và ngày càng hoạt động có hiệu quả. Đó cũng chính là do thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng; tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, hệ thống chính trị của tỉnh ổn định và trên đà phát triển, tạo điều kiện nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân. Nhưng quan trọng hơn hết, chính là do sự tự giác của mỗi người dân trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tích cực tham gia xây dựng cuộc sống, môi trường văn hóa lành mạnh; đã phát hiện, đấu tranh loại trừ nhiều vụ việc trên lĩnh vực văn hóa có biểu hiện thiếu lành mạnh, vi phạm pháp luật; giúp chính quyền các cấp và ngành Văn hóa-Thông tin đẩy lùi nhiều tệ nạn xã hội.

Tuy nhiên, đôi khi, ở một góc độ khác của vấn đề, những ưu điểm cũng bao

hàm hạn chế, trong thuận lợi bao giờ cũng có mặt khó khăn, và trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc ở địa phương (Kiên Giang) cũng vậy. Đây là mâu thuẫn biện chứng.

- Những khó khăn và hạn chế

Là tỉnh nghèo, đầu tư ngân sách nhằm phát triển lĩnh vực này chưa đúng mức và chưa đáp ứng yêu cầu, cho cả về đào tạo con người làm chuyên môn và cả bảo tồn di tích, hiện vật: Việc quy hoạch đầu tư về trùng tu, bảo quản văn hóa vật thể, phát triển ấn phẩm đọc và nghiên cứu về văn hóa truyền thống chưa được đầu tư đúng mức, phương tiên, kỷ thuật không đáp ứng bảo tồn, lưu giữ hiện vật văn hóa vật thể. Các đề tài khoa học xã hội và nhân văn được nghiên cứu nhưng triển khai hiệu quả chưa cao; các đề tài nghiên cứu giải quyết các vấn đề mang tính bức xúc của đời sống xã hội còn ít, khoa học cơ bản còn yếu cả về chất lượng và số lượng do ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng yêu cầu. Không có đủ kinh phí dành cho công tác quản lí, trùng tu, bảo dưỡng những di sản di vật văn hóa lịch sử, truyền thống đồng bộ, đúng kỷ thuật và định kỳ yêu cầu.

Bên cạnh đó, việc xây dựng, ban hành những chế độ, chính sách khuyến khích khơi dậy hoạt động các loại hình văn hóa nghệ thuật ở cơ sở, nhằm từng bước khắc phục dần chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân giữa các vùng khác nhau trong tỉnh chưa đồng bộ. Một hạn chế nữa là công tác cán bộ và đào tạo cán bộ chuyên môn chưa được quan tâm chú trọng, chính sách cho khuyến khích cán bộ chuyên môn phục vụ trong ngành văn hóa cũng hạn chế. Đồng thời, sự tham gia phối hợp của các cấp, các ngành chưa chặt chẽ trong quy hoạch, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ. Các thiết chế văn hóa nhất là ở huyện, xã chưa được cấp có thẩm quyền quan tâm đúng mức. Một số cán bộ công tác trong ngành cũng chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, không gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ. Trong chuyên môn, việc tổ chức lễ hội, hoặc nặng về phần “lễ”, hoặc nặng về phần hội mà chưa có kế hoạch tổ chức hài hòa, hiệu quả mang lại chưa cao, chưa mang tính quần chúng rộng rãi nên không phát huy được tối đa hiệu quả ý nghĩa của lễ hội văn hóa truyền thống. Quản lý trùng tu một số di tích chưa tốt, có di tích sau khi trùng tu đã biến dạng, không giữ được giá trị lịch sử thẩm mỹ ban đầu, đưa

vào khai thác không đạt hiệu quả mong muốn. Từ đó, chất lượng của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống còn nhiều mặt hạn chế.

Tư duy cục bộ địa phương, đố kỵ, thiển cận không cởi mở, tiếp thu cái mới cũng là rào cản cho triển nhanh bền vững, cả về văn hóa cũng như kinh tế-xã hội. Thực tế vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa trong đời sống xã hội; từng lúc, từng nơi còn thiếu quan tâm thường xuyên công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đạo đức, lối sống; thiếu các biện pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng. Cán bộ, đảng viên, nhất là ở cơ sở chưa dành thời gian nhiều cho nghiên cứu, học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao hiệu quả công tác. Một số cán bộ, đảng viên còn vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm; thiếu tiêu biểu, gương mẫu trong thực hiện kỷ cương, kỷ luật của tổ chức; tinh thầ đấu tranh xây dựng nội bộ chưa mạnh dạn, còn biểu hiện nể nang, an phận; thiếu quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ.

Tăng trưởng kinh tế chưa đi đôi với phát triển văn hóa-xã hội, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về giá trị văn hóa và bảo vệ, giữ gìn, phat huy văn hóa truyền thống chưa được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, với văn hóa truyền thống dân tộc và sự đa dạng của các loại hình văn hóa đặc thù của địa phương, và với nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, nhưng việc phát triển văn hóa trong từng khu vực và nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số cũng còn nhiều hạn chế. Bản sắc văn hóa dân tộc chưa được bảo tồn và phát huy đúng mức; một số loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc Hoa, Khmer; một số tập quán, lối sống tốt đẹp của vùng, nghề truyền thống đặc trưng,… đang bị mai một. Mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào nhìn chung còn thấp và mức hưởng thụ văn hóa còn chênh lệch khá xa giữa các vùng, nhất là giữa thành thị với vùng nông thôn sâu, xa, biên giới, hải đảo. Y tế, vệ sinh môi trường nhiều vùng chưa đảm bảo, tỷ lệ sinh và trẻ em suy dinh dưỡng còn cao so với cộng đồng dân cư. Đời sống nhân dân còn nghèo, dân trí còn thấp nên nhân dân chưa (hoặc chưa có điều kiện) xem trọng vai trò của văn hóa và giá trị của văn hóa truyền thống.

Tập quán, lối sống đơn giản, chưa ý thức hết giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc. Tập quán sản xuất và sinh hoạt lạc hậu trong nhân dân chậm được đổi mới, một bộ phận đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên chưa ý thức và xem trọng vai trò của văn hóa. Nhiều tệ nạn xã hội không giảm, như mê tín, mại dâm (dưới nhiều hình thức), trộm cướp, bạo lực (gia đình và xã hội); vi phạm về an toàn giao thông; thuần phong mỹ tục bị biến dạng hoặc mờ đi bởi tư tưởng coi trọng đồng tiền, lối sống thực dụng, sự cố kết công đồng, tình nghĩa láng giềng giảm xúc; tư tưởng sính ngoại, đua đòi theo thời, sống vô trách nhiệm, thiếu ý chí học tập, vươn lên nhất là đối với lớp trẻ thành thị; sống vô cảm trước đồng loại và xã hội mà còn có chiều hướng gia tăng. Những giá trị truyền thống đạo đức có biểu hiện xuống cấp, các vụ việc khiếu kiện tranh chấp đất đai, tài sản trong thân tộc có biểu hiện gia tăng. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc có việc làm không ổn định khá phổ biến, phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh ở cả thành thị và nông thôn.

Nói đến khó khăn trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, thì ở Kiên Giang thấy rõ nhất qua hai nguyên nhân, khách quan và chủ quan.

Về khách quan, bên cạnh những thuận lợi cũng không ít khó khăn cho việc

bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Bởi trên thực tế, không có một sự đồng đều về tư duy, nhận thức của tất cả mọi người, cũng không có một giá trị nào lại được sự đồng thuận tuân theo của toàn bộ cộng đồng người trong xã hội. Quyền lợi đi liền với nghĩa vụ, đã là xã hội thì không thể có sự công bằng tuyệt đối về quyền lợi với tất cả giai cấp. Đồng thời, kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu hướng tấy yếu, nhưng điều này có mặt trái của nó, mà đôi khi còn lớn hơn nhiều so chúng ta tưởng, nhất là ma lực của tiền, cái mà giá trị đôi khi, với không ít người là cao hơn giá trị thật của nó. Đó là những khó khăn khách quan không thể cưỡng của vấn đề hài hòa giữa lợi ích kinh tế và văn hóa; giữa tăng trưởng và công bằng xã hội; giữa tư duy khoa học và tư tưởng bảo thủ, cục bộ.

Bên cạnh đó, do đặc thù địa lí của tình xa trung tâm thành phố đô thị lớn; sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; dân trí thấp; cái nôi cách mạng cùng tư duy “cộng sản đỏ” của thế hệ tiền bối tiền nhiệm và đương nhiệm cũng như của đông

đảo tầng lớp nhân dân;…mà đôi khi trong vấn đề nhận thức còn chủ quan, bảo thủ, hoài cổ, một chiều, rập khuôn triệt để. Hoặc trái ngược lại, là vồ vập đón nhận cái mới trong khi chưa nhận thức được điều mới ấy có phù hợp với thực tế, điều kiện sống, với nền tảng vật chất và tinh thần hiện tồn của đời sống xã hội ở địa phương mình, hay không. Đấy là những nguyên nhân vừa khách quan vừa chủ quan kéo

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay (Trang 95 - 102)