và bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế nhằm nâng cao đồng bộ về đời os61ng vật chất, tinh thần cho nhân dân
Tiếp tục tổ chức tuyên truyền nhằm quán triệt và nâng cao hơn nhận thức cho mỗi cán bộ, đảng viên; mỗi cấp ủy đảng, chính quyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chuyển đổi tư quy từ một chiều – chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua văn hóa; chỉ chú ý đến truyền thống mà bỏ qua tiếp thu cái mới dẫn tới bảo thủ, trì trệ.
Tuyên truyền nhằm chuyển cho được từ nhận thức sang thành hành động cụ thể: Tích cực đấu tranh đẩy lùi tư tưởng bi quan, dao động, giảm sút ý chí chiến đấu; nâng cao cảnh giác cách mạng, chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; Chú trọng phương pháp lấy gương điển hình tích cực, tiến bộ làm chủ thể tuyên truyền nhằm hạn chế, đẩy lùi tư tưởng cục bộ, thụ động, ích kỷ, đố kỵ, ghen ghét….tạo đà cho tự do cá nhân được phát triển hết mức, cống hiến tài năng, trí lực cho sự phát triển xã hội.
Tăng cường tổ chức, tuyên truyền và làm tốt công tác khen thưởng để động viên phong trào xã hội hóa xây dựng và phát triển phong trào văn hóa ở địa phương; nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong bảo tồn, phát huy những giá trị hoạt động văn hóa và bảo tồn, phát triển văn hóa; thúc đẩy các hoạt động văn hóa phát triển phong phú, đa dạng, lành mạnh, đúng hướng trên cơ sở chọn lọc, tiếp thu cái mới; lọc và loại bỏ cái đã củ, lỗi thời, lạc hậu của truyền thống.
Tập trung tuyên truyền, vận động công tác xã hội hóa nhằm thu hút tốt các nguồn lực phát triển sự nghiệp văn hóa. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo, nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật ở mọi nơi và với mọi hình thức; góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần trong nhân dân. Dùng phương châm “lấy sức dân chăm lo cho nhân dân” để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người và mọi người. Khi kinh tế, hay đời sống vật chất của người dân được nâng lên, tự nhiên họ sẽ có nhu cầu hưởng thụ văn hóa. Từ đó sẽ có ý thức bảo vệ, tiếp thu và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thông qua tuyên truyền, phát động rộng rãi trong toàn xã hội về ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc, tổ chức nhiều loại hình như hoạt động theo từng đối tượng, văn nghệ sĩ, cán bộ công chức, học sinh sinh viên, thanh niên (thành thị, nông thôn), giới thương nhân và quần chúng nhân dân trên toàn địa bàn tạo thành một xã hội tự động bảo tồn, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống có giá trị trong xã hội ở địa phương. Phát huy vai trò của dư luận xã hội và tạo thành phong trào rộng rãi trong việc uốn nắn những tư tưởng lệch lạc về văn hóa, thẩm mỹ; toàn dân bài trừ văn hóa độc hại, tệ nạn xã hội; lối sống không lành mạnh, không phù hợp với đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Từng bước, thông qua tuyên truyền để xây dựng, phát triển mạnh thành phong trào thi đua nâng lên những giá trị đạo đức truyền thống về lòng nhân ái, tinh thần yêu nước, đoàn kết; đạo lí uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái, sống nhân hậu nghĩa tình, yêu lao động, chăm chỉ, ham học hỏi tiếp thu cái mới, những tiến bộ trong xã hội,….là cơ sở của văn hóa truyền thống, làm nền tảng cho đời sống văn hóa mới, là lối sống văn minh phù hợp yêu cầu phát triển định hướng xã hội xã hội chủ nghĩa và trong giai đoạn mới.
Khuyến khích và coi trọng chất lượng giảng dạy các bộ môn ngữ văn, lịch sử, chính trị, pháp luật, đạo đức, nhạc, họa, giáo dục thể chất ở các trường phổ thông. Chú trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân; nêu cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức lối sống, nếp sống văn hóa. Lồng ghép, đưa chương trình giáo dục lịch sử văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống của địa phương vào chương trình học ngoại khóa, hoặc hàng tháng nên tổ chức buổi thảo luận về đề tài này cho học sinh; hay có thể tổ chức buổi nói chuyện thới sự chính trị - văn hóa xã hội để học sinh có đủ trình độ, kỷ năng và nhận thức về vai trò, giá trị của văn hóa và văn hóa truyền thống trong đời sống và trong phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đại phương. Từ đó giúp các em hiểu và nhận thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với quê hương địa phương, đất nước.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa. Khuyến khích các thành phần kinh tế góp sức xây dựng và phát triển văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuyên truyền để và nhằm nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn hóa và phong trào bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của cá loại hình văn hóa, văn học-nghệ thuật, các di sản, di tích văn hóa vật thể ở địa phương. Gắn tuyên truyền hiệu quả kinh tế từ loại hình dịch vụ - tham quan du lịch văn hóa lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả và tính thuyết phục trong nhân dân.
Tuyên truyền đề cao vai trò trách nhiệm của công dân; phát huy truyền thống tốt đẹp, thể hiện là một công dân gương mẫu, sống có đạo đức xã hội (đạo đức nghề nghiệp…), sống có văn hóa trong lĩnh vực của mình (văn hóa kinh doanh, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa ẩm thực, văn hóa thưởng thức, …); chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Phát huy tinh thần tự lực tự cường, tác phong cần cù lao động, lối sống nhân nghĩa thủy chung; tinh thần đoàn kết, sáng tạo, ham học hỏi tiếp thu cái hay, cái đẹp và loại bỏ cái lỗi thời, lạc hậu, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống; sống phù hợp với lối sống mới, văn minh, hiện đại.
Hội nhập quốc tế, phát triển hoàn thiện nền kinh tế thị trường là mục đích của Đảng và nhà nước ta, với phương châm: phát triển kinh tế là trọng tâm, xây
dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó cũng là tôn chỉ và mục tiêu cụ thể trong thực hiện yêu cầu nâng “cao đồng bộ cuộc sống vật chất và tinh thần” cho nhân dân Kiên Giang trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
KẾT LUẬN
Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong suốt quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính vì vậy, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Cho đến ngày nay, trong bối cảnh mà thế giới gần như “phẳng”, một biến động nhỏ của một quốc gia, khu vực thì gần như tức thời, nó cũng ảnh hưởng đến toàn thế giới. Đồng thời đó, sự tác động tích cực của toàn cầu hóa về kinh tế, nhưng cũng không thể phủ nhận tác động tiêu cực của nó đến các mặt đời sống xã hội của con người, và dĩ nhiên văn hóa - là lĩnh vực không bị loại trừ mà đôi khi lại bị tác động còn ghê gớm hơn, nếu bản lĩnh không đủ, nội lực không mạnh thì khó mà bảo toàn và bảo tồn nền văn hóa của mình-bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia.
Chính vì vậy, để đủ nội lực để không bị biến dạng, đồng hóa về văn hóa trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa, phải trân trọng và giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, từ đó là nhân tố nền tảng cho việc tiếp nhận tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới, chọn lọc những gì phù hợp với văn hóa truyền thống của mình, làm giàu thêm kho tàng văn hóa. Đấy cũng chính là góp phần dằn chắc thêm cho cái nền móng xã hội, cho sự phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh, có thể tự tin sách vai cùng bè bạn quốc tế.
Để làm được điều này, nhất thiết phải thừa nhận là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, tất cả các quốc gia trên thế giới đều mong muốn hội nhập để phát triển, nhưng lại không ít quốc gia sợ bị “hòa tan”, bị biến dạng thành bởi một quốc gia khác. Vì thế, để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, mỗi quốc gia dân tộc đều phải có sự chuẩn bị và coi trọng thích đáng vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống của mình, từ đó không cảm thấy ngán ngại trong hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước mình.
Việt Nam, là một dân tộc có ngàn năm văn hiến, có bề dày lịch sử với những truyền thống tốt đẹp mà theo thời gian, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt như là truyền thống văn hóa yêu nước, đoàn kết, nhân văn mà luận văn đã nêu. Và điều đáng mừng là phần lớn nhân dân Việt Nam đã, đang thừa nhận những giá trị văn hóa truyền thống ấy như một “định chế xã hội” về mặc đạo đức, tinh thần, định hướng cho họ trong cách ứng xử, cư xử và chọn lựa điều đúng sai, nên không trong hành động. Bên cạnh đó, thì những giá trị văn hóa tưởng như “bất thành văn” đã được “hành văn” cụ thể, rõ ràng qua quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta, như nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, là: giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xem phát triển văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho định hướng phát triển kinh tế-xã hội hiện tại và lâu dài.
Tuy nhiên, cũng không vì thế mà chúng ta kế thừa, bảo tồn một cách nguyên xi, khư khư ôm giữ những cái đã không còn phù hợp, gây nhiều hạn chế.
Thế nên chúng ta chỉ kế thừa và đưa vào hành trang hội nhập quốc tế của mình những gì thực sự được chắc lọc và bền vững, như là truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân văn,… Nhưng yêu nước không phải là “tự ta”, bảo thủ, cái gì của ta đều là nhất, là bất biến cho dù ngày ngay xã hội đã khác. Đoàn kết không phải là “như ta”, cho rằng cả tập thể, tổ chức, cộng đồng đều như ta, mà phải là thuận đồng, hỗ trợ, giúp nhau để ai có điều kiện thì tiến bộ và từ đó để ta tiến lên. Nhân văn, không phải là “cùng ta”, ăn cùng, ở cùng, làm cùng mới là nhân văn nhân đạo, mà phải là một người vì mọi người, mọi người vì một người, sống với nhau bằng nhân cách, tấm lòng.Có được như vậy, tin chắc rằng nền tảng tinh thần xã hội ấy sẽ ngày càng bền vững, giá trị của truyền thống văn hóa dân tộc ngày càng phát huy trong bối cảnh toàn cầu hóa, và Việt Nam ta cũng đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế nhằm mục đích phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Từ quan điểm đó, dưới góc nhìn văn hóa, nhân văn, và qua thực tế của Kiên Giang trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa truyền thống, về vai trò của văn hóa trong đời sống, tin rằng những nhà hoạch định chính sách sẽ có định
hướng phù hợp nhằm đưa đất nước ta ngày càng phát triển và phát triển bền vững,. Để dân tộc Việt Nam ngày càng xứng đáng hơn với vị thế của mình trên trường quốc tế, thì trong hành trang mang theo có giá trị văn hóa truyền thống – những giá trị mà bạn bè, nhân dân thế giới từng khâm phục.