Tập trung ruộng đất dẫn đến phân công lao động trong nông thôn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 88 - 92)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.4.Tập trung ruộng đất dẫn đến phân công lao động trong nông thôn.

Sống trong khu vực nông thôn, ít ruộng đất hoặc không có ruộng đất canh tác đối với một hộ nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên cũng không phải là hộ đó không thể kiếm đ−ợc việc làm, thu nhập cho cuộc sống ngay tại nơi ở của mình. Chúng ta có thể thấy có rất nhiều công việc làm khác nhau có thể mang lại nguồn thu nhập trực tiếp cho nông dân. Trên đây chúng tôi liệt kê một số công việc chính, phổ biến mà bất cứ ng−ời nông dân nào cũng có thể làm đ−ợc để có nguồn thu nhập phục vụ cho cuộc sống của họ.

Qua bảng 4.17 ta thấy, do không có đất hay quá ít đất nên cuộc sống của những nông hộ này chủ yếu phục thuộc vào những việc làm phi nông nghiệp. Sau khi trừ đi các chi phí ngoài công lao động, để có đ−ợc nguồn thu nhập từ những việc làm phi nông nghiệp (13,9 triệu đồng/năm) hộ không có đất phải làm rất nhiều loại công việc khác nhau. Nh−ng chúng ta thấy công việc cho một ng−ời lao động ở nông thôn chủ yếu là làm m−ớn.

Thu nhập từ làm m−ớn ở hộ không có đất chiếm tới 44,44%, hộ có diện tích nhỏ hơn 0,75 ha chiếm hơn 47% tổng thu nhập khác của nông hộ. Bình quân một hộ không có đất một năm có thể thu tới 6,2 triệu đồng. Nguồn thu nhập từ làm thợ thủ công (đan lát, mộc...) cũng chiếm tới gần 30% tổng thu nhập khác của nông hộ. Ngoài ra một số nông hộ không có đất còn có thu nhập khác từ việc buôn bán.

Tuy nhiên do sống ở nông thôn, buôn bán hàng xén, nhỏ lẻ cho nên thu nhập từ công việc này rất ít, chỉ chiếm hơn 11% thu nhập khác với số l−ợng bình quân 1,5 triệu đồng một hộ một năm. Thu nhập từ buôn bán đối với nhóm hộ có diện tích 0,75-1,5 ha thì khá hơn. Hơn 5 triệu đồng bình quân cho mỗi hộ thu đ−ợc từ buôn bán, chiếm gần 50%, cộng với các khoản thu khác bình quân một năm mỗi một hộ ở nhóm này thu hơn 10 triệu đồng từ thu khác. Khác với các nhóm hộ khác, 2 nhóm hộ có diện tích từ 1,5 đến lớn hơn 2,25 ha nguồn thu nhập khác của hộ chủ yếu là sử dụng máy móc. Hai nhóm hộ này mua máy móc phục vụ cho công việc sản xuất nông nghiệp của nhà là chính. Tuy nhiên, ngoài công việc của nhà ra một năm bình quân mỗi hộ trong 2 nhóm hộ này cũng đem lại cho gia đình từ 6,5-7,5 triệu đồng.

Để có đ−ợc thu nhập từ công việc phi nông nghiệp, bình quân một hộ không có đất phải bỏ ra 261 ngày công lao động, hộ nhóm nhỏ hơn 0,75 bỏ ra 140 ngày công, hộ nhóm lớn hơn 2,25 ha bỏ ra 195 ngày công. Tuy nhiên ta thấy thu nhập/ngày công giữa các nhóm hộ là khác nhau. Do có ít hoặc không có đất cho nên hai nhóm hộ này chú ý rất nhiều vào nguồn thu nhập khác, vì nó là nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho nông hộ. Chính vì nó là nguồn thu chính cho nên hai nhóm hộ này rất chăm chỉ trong các công việc này đảm bảo sao cho thu nhập/ ngày công lao động của họ đ−ợc cao nhất. Mặc dù là thu nhập khác nh−ng thu nhập/ ngày công lao động của hai nhóm hộ này là rất cao so với các nhóm hộ khác. Nhóm hộ không đất bình quân thu nhập 53,26 ngàn một ngày công, nhóm nhỏ hơn 0,75 ha bình quân thu nhập 62,30 ngàn/ ngày công.

So với thu nhập/ ngày công lao động trong làm ruộng thì bình quân thu nhập/ ngày công ở nguồn thu nhập phi nông nghiệp cao hơn rất nhiều đối với nhóm hộ nhỏ hơn 0,75 ha. Điều này lý giả những lý do "thích làm m−ớn, không thích làm ruộng ..."của những hộ bán đất, cố đất khi sản xuất thua lỗ, ruộng đất ít, nhỏ lẻ kết hợp với tâm lý ngại suy nghĩ đầu t− sản xuất. Ng−ợc lại nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp lớn thì ít chú ý đến nguồn thu này do bình quân cho ngày công lao động là rất ít (38,75 ngàn/ ngày công) và coi nh− là một nguồn thu nhập phụ. Nhóm hộ này th−ờng dành thời gian, ngày công lao động tập trung cho sản xuất nông nghiệp của gia đình nhiều hơn.Với hai suy nghĩ khác nhau cho nên mục tiêu nguồn thu nhập cho gia đình cần h−ớng tới ở các nông hộ này là khác nhau. Chính vì thế cho nên sự phân công công việc giữa ng−ời làm thuê và ng−ời làm chủ dần đ−ợc hình thành trong khu vực nông thôn khi chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất diễn ra mạnh. Tuy nhiên việc phân công lao động này cần phải diễn ra song song với thời kỳ CNH-HĐH đất n−ớc. Phân công công việc là việc làm cần thiết trong một xã hội CNH-HĐH, nó rất cần cho sự phát triển. Nh−ng n−ớc ta đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ CNH-HĐH. Vấn đề chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất diễn ra mạnh sẽ ảnh h−ởng không nhỏ tới bộ phận nông dân không có đất và ít đất ở vùng nông thôn. Công việc làm m−ớn tuy có mang lại thu nhập cho nhóm hộ này, nh−ng những công việc này chỉ là tạm thời, làm theo tính chất mùa vụ, dẫn tới tình trạng sống của nông hộ không có đất bấp bênh. Chuyển nh−ợng tập trung diễn ra càng mạnh thì ngày càng có nhiều ng−ời không có việc làm trong nông thôn. Chúng ta có thể thấy bình quân một hộ không có đất hay một hộ có diện tích nhỏ hơn 0,75 ha một năm có thể cung cấp hơn 800 ngày công lao động trong khi đó nhóm hộ không có đất chỉ dùng 261 ngày công cho công việc làm m−ớn. Ngoài ra còn lại 639 ngày công lao động ch−a biết sử dụng vào công việc gì.

Tóm lại: mặc dù chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất với quy mô lớn sẽ làm cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng tốt các yếu tố đầu vào, tăng hiệu quả đầu t− và đem lại lợi nhuận lớn hơn nhiều so với sản xuất quy mô nhỏ lẻ. Nh−ng chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất cần phải đúng lúc, đúng thời điểm nếu không sẽ làm cho cuộc sống xã hội ở vùng nông thôn bị ảnh h−ởng rất lớn tr−ớc mắt là tăng số nông dân không có việc làm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 88 - 92)