Kết luận 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 102 - 105)

5.1. Kết luận

1. Vấn đề chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất là một yêu cầu khách quan, là một hiện t−ợng sẽ diễn ra trong suốt quá trình phát triển nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn. Theo nhận định của cá nhân thì quá trình này sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng khi có sự thu hút lao động từ các ngành khác có năng suất lao động cao hơn. Đặc biệt là thời kỳ CNH-HĐH phát triển mạnh mẽ thì quá trình tập trung ruộng đất diễn ra ở quy mô sẽ lớn hơn hiện tại.

2. Mọi sự chuyển nh−ợng đều dẫn tới tập trung ruộng đất. Tập trung ruộng đất diễn ra ở các nhóm hộ có diện tích đất lớn nh−: nhóm hộ có diện tích từ 1,5-2,25ha, nhóm hộ có diện tích lớn hơn 2,25ha.

3. Chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thay đổi hệ thống canh tác theo h−ớng áp dụng tiến bộ KHKT mới góp phần nâng cao năng suất cây trồng, là tiền đề cho công tác quy hoạch tổ chức các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa với quy mô lớn tập trung.

4. Chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất là điều kiện để tăng hiệu quả, năng suất lao động. Là cơ hội để sử dụng các trang thiết bị, công cụ, máy móc vào trong sản xuất nông nghiệp. Tiết kiệm đ−ợc sức lao động của ng−ời và súc vật trong các khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, giảm thất thoát sau thu hoạch góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.

5. Chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất tạo điều kiện tổ chức sắp xếp lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo h−ớng phân công lao động "ai giỏi nghề gì làm nghề đó", là điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống tạo việc làm mới cho ng−ời lao động.

6.Tuy nhiên, phân công lao động không bắt nhịp và theo kịp quá trình chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất thì xu h−ớng nhiều ng−ời không có việc làm trong nông thôn ngày một tăng lên. Theo đó là tình trạng phân hóa giàu

nghèo trong xã hội diễn ra một cách gay gắt, để lại trong xã hội nông thôn những bất ổn về kinh tế, an ninh, chính trị, xã hội.

5.2. Khuyến nghị

Đối với Nhà n−ớc: nên coi vấn đề chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hóa là một quá trình phát triển tất yếu. Muốn quá trình này phát triển đúng h−ớng, cần phải có sự nghiên cứu của các nhà khoa học, có sự định h−ớng, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quan tâm của chính quyền các cấp. Tạo điều kiện cho chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất phát huy hết tính tích cực vốn có của chúng và làm giảm thấp nhất tính tiêu cực xảy ra trong quá trình. B−ớc đầu mặc dù quá trình diễn ra một cách tự phát nh−ng chúng ta đã nắm bắt đ−ợc một số quy luật của chúng. Tuy nhiên chuyển nh−ợng và tập trung ruông đất là một quá trình luôn luôn vận động cho nên chúng ta cần liên tục nghiên cứu, rút ra kinh nghiệm ở mỗi vùng mỗi địa ph−ơng để có những đổi mới, bổ sung vào cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô cho phù hợp. Nếu có thể, các nhà xây dựng chính sách phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra công thức có thể xác định thời hạn, hạn mức giao đất đối với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Việc làm này tạo ra sự linh hoạt và phù hợp trong điều chỉnh mức hạn điều đối với mỗi thời kỳ nhằm chuyển sản xuất nông nghiệp theo h−ớng hiệu quả hơn. Nó cũng là một sự điều chỉnh thời hạn để đảm bảo cho ng−ời chủ sử dụng ruộng đất khi muốn sản xuất kinh doanh cây lâu năm có đủ thời gian thu hồi lại vốn đầu t− cải tạo, khắc phục tình trạng bóc lột đất đai.

Tăng c−ờng xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng l−ới giao thông, thông tin liên lạc, tạo điều kiện cho việc trao đổi, tiêu thụ nông sản hàng hóa khi sản xuất ra.

Đối với nông hộ: Cần nhận thức đúng đắn thế mạnh của mình để có những định h−ớng phù hợp với điều kiện thực tế. Hộ có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều mảnh ruộng nhỏ nên chuyển nh−ợng thành mảnh lớn tạo điều kiện tập trung đầu t− sản xuất, nên chú trọng theo h−ớng

sản xuất hàng hóa, tập trung, chuyên canh, giảm chi phí đầu t−, lao động, nâng cao năng suất lao động. Ng−ợc lại những hộ có ít ruộng đất và nằm trong tình trạng sản xuất thua lỗ cũng nên tìm h−ớng đi mới cho mình nhằm giúp cho gia đình nông hộ có cuộc sống sung túc hơn mà không nhất thiết phải giữ lại số diện tích ruộng đất ít ỏi của mình./.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)