Thực trạng chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 47 - 48)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1. Thực trạng chung

Bảng 4.1: Tình hình ruộng đất qua các giai đoạn từ 1990 đến nay

Chỉ tiêu ĐVT 1990-1995Giai đoạn 1995-2000 Giai đoạn 2000 đến nayGiai đoạn Diện tích nông nghiệp ha 47.564,34 47.482,68 47.363,58

Tổng số mảnh mảnh 252.751 165.963 112.314

Diện tích BQ/ 1 mảnh ha 0,19 0,29 0,42

Nguồn: Số liệu phòng Địa chính huyện

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đ−ợc coi là mốc quan trọng cho thời kỳ đổi mới trong nông thôn. ở Miền Bắc việc đổi mới nông thôn khi có nghị quyết 10 ra đời đã đem lại cho nông thôn miền Bắc một thay đổi lớn lao. Trong sản xuất nông nghiệp việc giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, khai thác hợp lý tiềm năng lao động, đất đai, tăng nhanh sản l−ợng và sản l−ợng hàng hóa trong nông nghiệp. Tuy nhiên trong đó cũng gặp phải vấn đề trong tổ chức sản xuất, có địa ph−ơng mỗi năm rũ rối và chia lại ruộng đất một lần. Tình hình đó làm cho ng−ời nông dân không yên tâm đầu t− vào sản xuất, dẫn tới việc ruộng đất bị khai thác, bóc lột độ màu mỡ một cách cạn kiệt. Việc luôn rũ rối chia lại làm cho ruộng đất manh mún. Đối với ĐBSCL nói chung và Ô Môn nói riêng thì điều này hoàn toàn đ−ợc khắc phục và đặc biệt từ năm 1993 khi Luật Đất đai ra đời với việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp cùng với việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp thì ruộng đất ở Ô Môn hoàn toàn phù hợp với việc sản xuất hàng hóa và dần

chuyển sang sản xuất hàng hóa lớn với quy mô diện tích ruộng đất/ mảnh tăng dần. Qua bảng 4.1 chúng ta có thể thấy giai đoạn 1990 đến 1995 toàn huyện có hơn 47.564 ha đất nông nghiệp đ−ợc chia thành 252.751 mảnh và bình quân mỗi mảnh là 0,19 ha thì đến giai đoạn từ 1995 đến 2000 số mảnh ruộng đã giảm chỉ còn 165.963 mảnh và diện tích bình quân một mảnh đã tăng lên là 0,29 ha. Nông dân Miền Nam quen với sản xuất hàng hóa lớn và đặc biệt với quan điểm "ai giỏi nghề gì thì làm nghề đó" cho nên nông dân Miền Nam không nhất thiết cứ phải bám vào ruộng đất để sản xuất sinh sống với mục đích tự cung tự cấp. Họ sẵn sàng nh−ợng lại ruộng đất để làm việc khác nếu thấy sản xuất nông nghiệp với diện tích ít, chi phí tốn kém và không mang lại hiệu quả so với công việc khác. Chính vì thế cho nên khi Luật Đất đai sửa đổi và bổ sung năm 1998, 2001 cho phép chuyển nh−ợng quyền sử dụng đất thì số mảnh ruộng ở giai đoạn từ năm 2001 trở lại đây giảm hẳn chỉ còn 112.314 mảnh với quy mô diện tích bình quân mỗi mảnh đã tăng lên 0,42 ha cho một mảnh. Việc giảm số mảnh và tăng quy mô diện tích bình quân trong giai đoạn 2000 đến nay ở Miền Bắc là do việc tiến hành chủ tr−ơng dồn điền đổi thửa, chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Đối với Ô Môn thì nh− đã nói ở trên là đã khắc phục đ−ợc tình trạng manh mún từ tr−ớc cho nên việc giảm số mảnh và tăng quy mô diện tích là do việc tiến hành chuyển nh−ợng quyền sử dụng ruộng đất giữa các hộ từ khi luật đất đai cho phép và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay diễn ra rất mạnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)