0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHUYỂN NHƯỢNG, TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN Ô MÔN TỈNH CẦN THƠ (Trang 97 -102 )

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.3. Các giải pháp chủ yếu

4.3.3.1 Đổi mới chính sách đất đai

Việc thừa nhận hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ và giao ruộng đất cho hộ sử dụng ổn định, lâu dài với các quyền: chuyển đổi, chuyển nh−ợng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng là một b−ớc tiến quan trọng trong chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà n−ớc ta, tạo điều kiện cho ng−ời lao động gắn với t− liệu sản xuất và sử dụng nó ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện Luật Đất Đai trong những năm qua ở cả n−ớc nói chung và ở ĐBSCL nói riêng, đã cho thấy nhiều điều ch−a hợp lý, ch−a thật phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị tr−ờng. Để cho đất đai vận động đúng quy luật, việc sử dụng ruộng đất ngày càng có hiệu quả, Nhà n−ớc cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi lại chính sách ruộng đất. Cần thiết phải đổi mới chính sách, pháp luật đối với chuyển nh−ợng quyền sử dụng ruộng đất và tập trung ruộng đất, hình thành kinh tế trang trại ở ĐBSCL. Chúng tôi cho rằng, trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị tr−ờng, tập trung ruộng đất vào tay những hộ biết kinh doanh với một mức độ hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Với tinh thần đó, cần tính lại quy mô hạn điền đối với ĐBSCL, chuyển kinh tế hộ nông dân biết sản xuất và kinh doanh có hiệu quả thành kinh tế trang trại, chủ yếu là trang trại gia đình,

đầu t− cho các hộ biết làm ăn để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn. Chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh chóng hơn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân không có đất, thiếu đất, nh−ng tuyệt đối không để cho quá trình này diễn ra một cách tự phát, tự do, mà Nhà n−ớc phải có sự kiểm soát, điều tiết và quản lý chặt chẽ, nhất là những quy định về quan hệ lao động. Đổi mới chính sách ruộng đất, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai ngày càng hợp lý và hiệu quả. Trong đó, chú ý từng b−ớc nới rộng mức hạn điền một cách hợp lý. Với mức hạn điền (không quá 3ha ở vùng đồng bằng) hiện nay đã làm cho vấn đề chuyển nh−ợng, tập trung đất đai diễn ra chậm lại. Khi CNH-HĐH phát triển, ngành sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, cần nhiều lao động trong nông thôn thì mức hạn điền này cũng cần phải dỡ bỏ và quy định ở mức cao hơn cho phù hợp với tiến trình phát triển của đất n−ớc. Thời hạn sử dụng đất cũng là một vấn đề, thời hạn giao đất trồng cây hàng năm không quá 20 năm theo Luật Đất đai. Cho nên hộ gia đình th−ờng lo lắng khi đầu t− vào hạ tầng cơ sở (đ−ờng xá, hệ thống thủy lợi...) để tạo ra những vùng tập trung chuyên canh sản xuất hàng hóa, nhất là đối với các loại đất trồng cây ngắn ngày. Một khi chính sách ruộng đất sửa đổi hợp lý, đất đai đ−ợc sử dụng tốt hơn sẽ tạo ra nhiều sức sản xuất mới trong nông nghiệp, các hộ nhiều đất yên tâm đầu t− nâng cao hiệu quả sử dụng đất, các hộ không có đất sẽ có thêm nhiều việc làm, thu nhập sẽ đ−ợc nâng cao và ổn định hơn.

4.3.3.2. Giải pháp phát triển khu vực nông thôn

Việc chuyển nh−ợng, tập trung ruộng đất mang lại lợi ích rất lớn cho những nhóm hộ có quyền sử dụng một diện tích đất đai lớn. Tuy nhiên nó cũng mang lại cho xã hội những lợi ích nhất định nh− chúng ta đã biết ở trên. Chính vì thế cho nên cần tạo điều kiện để quá trình chuyển nh−ợng, tập trung ruộng đất diễn ra một cách lành mạnh, mau chóng và đạt hiệu quả lợi ích cho xã hội một cách cao nhất. V−ớng mắc cơ bản nhất của quá trình chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất ở đây là thực trạng và đời

sống của các hộ không có đất hoặc thiếu đất. Muốn đẩy mạnh quá trình chuyển nh−ợng, tập trung ruộng đất cần phải khắc phục tình trạng này bằng những giải pháp:

Về đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Phát triển hệ thống thuỷ lợi, bảo đảm t−ới tiêu một cách chủ động cho cả ba vụ lúa trong năm, góp phần chống úng, lũ lụt. ĐBSCL nếu thuỷ lợi làm tốt, năng suất cây trồng, con vật nuôi sẽ tăng lên nhiều đặc biệt là năng suất lúa.

- Phát triển hệ thống giao thông, nhất là giao thông đ−ờng bộ. Đ−ờng bộ ở Ô Môn hiện tại quá ít, thực tiễn phát triển của huyện mấy năm qua đã cho thấy đ−ờng bộ đi đến đâu thì kinh tế đ−ợc mở ra đến đó, tạo điều kiện rất quan trọng cho việc thu hút lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ng−ời dân.

- Đầu t− phát triển hệ thống các tr−ờng, các trung tâm dạy nghề tại địa ph−ơng. Để giúp cho ng−ời lao động trong vùng, tr−ớc hết là những ng−ời không có đất, ít đất có cơ hội tìm kiếm việc làm, đặc biệt là việc làm trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, việc làm ở các thành phố lớn, ở các trung tâm công nghiệp hoặc đi xuất khẩu lao động ở n−ớc ngoài, cần phải quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng các tr−ờng, các trung tâm dạy nghề tại địa ph−ơng. Chỉ có phát triển giáo dục và dạy nghề chúng ta mới hy vọng đào tạo cho huyện nói riêng cho ĐBSCL nói chung một nguồn nhân lực đáp ứng đ−ợc yêu cầu của CNH-HĐH.

Phát triển mạnh mẽ sản xuất nông lâm ng− nghiệp trên toàn huyện

nhằm thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ng−ời lao động. Việc làm này vừa tạo điều kiện cho nông nghiệp trong huyện phát triển tốt, vừa thu hút đ−ợc rất nhiều lao động, đây cũng là giải pháp có ý nghĩa giúp giải quyết việc làm và thu nhập cho các hộ nông dân không có đất và ít đất sản xuất nông nghiệp, tạo cho các hộ nhiều đất và thiếu đất tăng thu nhập trên đất, giảm bớt sức căng về lao động và việc làm đối với hộ nông dân thiếu đất.

Từng b−ớc quan tâm thoả đáng đến việc phát triển công nghiệp và dịch vụ trên toàn vùng. Đây là nhân tố có tính quyết định đối việc thu hút, giải quyết việc làm cho ng−ời lao động và là giải pháp có tính chất lâu dài. Tuy nhiên, theo chúng tôi nếu không có chính sách thoả đáng, nếu giải pháp này không kết hợp với các giải pháp khác (giáo dục, văn hoá, đào tạo nghề..) thì sự tác động của nó chủ yếu đến hộ nhiều đất chứ không phải hộ không có đất và thiếu đất.

Về công nghiệp: phát triển công nghiệp thu hút lao động nông nghiệp,

nông thôn là một trong các nội dung của CNH và là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế n−ớc ta trong những năm tới. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay của vùng ĐBSCL, phát triển công nghiệp sẽ thu hút lao động nông thôn nh−ng sẽ thu hút một l−ợng hạn chế. Bởi vì, thành thị cũng là nơi d− thừa sức lao động. Hơn nữa chất l−ợng nguồn lao động cao hơn ở nông thôn, sự phù hợp với yêu cầu của lao động công nghiệp sẽ cao hơn. Vì những lý do trên, chúng tôi đề nghị: cần có biện pháp nâng cao dân trí nông thôn và đặc biệt −u tiên đầu t− phát triển công nghiệp chế biến nh−: chế biến l−ơng thực, chế biến hoa quả, thuỷ hải sản...phấn đấu phần lớn các sản phẩm nông sản của nông dân làm ra đều đ−ợc chế biến nâng cao chất l−ợng rồi mới đ−a ra thị tr−ờng tiêu thụ. Mặt khác cần nghiên cứu đ−a các ngành công nghiệp có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn về khu vực này nh−: công nghiệp làm phân bón, cơ khí sản xuất các loại máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp. Đồng thời cũng cần đầu t− phát triển một số ngành công nghiệp không đòi hỏi đầu t− lớn, kỹ thuật và công nghệ cao, nh−ng lại thu hút nhiều lao động ở khu vực này nh− công nghiệp may mặc, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Về tiểu thủ công nghiệp: Đây là giải pháp tạo việc làm ngay cho các hộ

không có đất và thiếu đất. Khuyến khích ng−ời dân khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống trong huyện nh− dệt thổ cẩm (của ng−ời Kh.me), đan lát, dệt chiếu, làm bánh, cơ khí sản xuất công cụ cầm tay....phục vụ chủ yếu cho nhu cầu trong huyện. Ngoài ra cần căn cứ vào tình

hình, điều kiện cụ thể nghiên cứu đ−a thêm một số ngành nghề mới vào làm thử nghiệm, nếu có hiệu quả thì tìm cách phát triển, nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập cho ng−ời lao động.

Về dịch vụ: Khuyến khích việc mở mang các hoạt động dịch vụ trong

nông thôn, nhất là dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, cũng nh− các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống của ng−ời dân trong vùng.

Khuyến khích và hỗ trợ tạo mọi điều kiện cho hộ nông dân nhiều đất có kinh nghiệm sản xuất phát triển sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đối với những nơi có điều kiện khuyến khích họ phát triển thành những trang trại, nông trại gia đình. Chúng tôi cho rằng đây cũng là một giải pháp có tính chiến l−ợc lâu dài để tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung có thể phát huy hết thế mạnh của địa ph−ơng. Nó cũng trở thành một trong những nơi thu hút lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn.

Nhìn chung nông thôn ở n−ớc ta nói chung và ở Ô Môn nói riêng là địa bàn có số dân c− trú đông lại có tỷ lệ tăng dân số nhanh, nông thôn luôn là nơi d− thừa lao động cung cấp cho các nghành, các khu vực thành thị khác. Để quá trình chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất diễn ra một cách nhanh chóng, lành mạnh vững chắc. Nhà n−ớc cần nhanh chóng đẩy mạnh tiến trình CNH-HĐH đất n−ớc, có chính sách khuyến khích phân công lại lao động trong nông nghiệp và nông thôn. Việc phân công lại lao động cần đ−ợc kết hợp theo hai h−ớng; vừa phân công lao động tại chỗ, vừa phân công lại lao động giữa các vùng để hình thành những vùng chuyên môn hóa, những ngành sản xuất mới. Trong điều kiên n−ớc ta hiện nay, cần coi trọng việc phân công lại lao động tại chỗ trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Kết hợp với việc từng b−ớc đào tạo những ng−ời thợ có tay nghề, thay đổi phong cách làm việc của một lao động nông nghiệp thành một công nhân lao động trong các ngành công nghiệp với tay nghề cao, dần từng b−ớc đáp ứng đ−ợc yêu cầu về lao động của nghành công nghiệp khi nó phát triển.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHUYỂN NHƯỢNG, TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN Ô MÔN TỈNH CẦN THƠ (Trang 97 -102 )

×