Những thông tin chung về nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 48 - 52)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.Những thông tin chung về nhóm hộ điều tra

Tr−ớc khi tìm hiểu các hoạt động dẫn đến chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất chúng ta tìm hiểu những thông tin cơ bản về hộ nông dân ở ĐBSCL.

4.1.2.1. Thông tin chung

Qua số liệu bảng 4.2: tình hình chung về nhóm hộ đ−ợc điều tra cho chúng ta thấy tuổi trung bình của chủ hộ giữa các nhóm hộ là từ 42 tuổi cho tới 52 tuổi. Tuy nhiên ta có thể thấy tuổi của chủ hộ ít thì việc nắm giữ trong tay công cụ sản xuất quan trọng là đất nông nghiệp lại ít hơn so với tuổi của chủ hộ cao hơn.

Ta có thể thấy tuổi trung bình chủ hộ không đất là 42 tuổi thì đối với chủ hộ có diện tích đất lớn hơn 2,25 ha lại cao hơn 10 tuổi (52 tuổi). Ngoài ra các nhóm hộ khác cũng có mức độ tuổi ngang nhau và nằm trong khoảng độ tuổi trên. Vì thế tuổi tác là một yếu tố có quan hệ trong vấn đề nhiều và ít đất.

Những nông dân nhiều tuổi có nhiều kinh nghiệm về công việc lao động sản xuất so với những nông dân ít tuổi khác cũng nh− đối với các thành viên trong gia đình. Họ là ng−ời chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức sản xuất lao động của gia đình.

Xét về trình độ của các chủ hộ thì trình độ của chủ hộ so với nhóm nhiều đất và ít đất thật không có ý nghĩa. Nhóm chủ hộ có diện tích đất nhiều hơn 2,25 ha thì lại có trình độ học vấn thấp hơn nhóm chủ hộ không có đất và nhóm chủ hộ có diện tích từ 0,75-1,5 ha. Cụ thể là trong khi chủ hộ có diện tích 0,75-1,5 ha có trình độ học vấn trung bình là lớp 6, nhóm không đất trình độ học vấn trung bình là lớp 5 thì nhóm chủ hộ có diện tích nhiều hơn 2,25 ha lại chỉ học hết lớp 4. Tỷ lệ của nhóm chủ hộ này học hết cấp I chiếm tới 75% so với các cấp khác.

Giới trong gia đình của các hộ nông đ−ợc cân bằng giữa tỷ lệ nam và tỷ lệ nữ trong gia đình với 49,20% là nam giới và 50,80% là nữ giới.

Trong sản xuất nông nghiệp, nhân khẩu và lao động của một hộ gia đình là một thông tin quan trọng trong thông tin về nhóm hộ điều tra. Trong nhóm hộ điều tra tính bình quân số nhân khẩu của một hộ là 5,72 ng−ời/ hộ, trong đó chỉ tiêu này ở nhóm hộ có diện tích 1,5-2,25 là cao nhất với 7,13 ng−ời/ hộ. Chính vì thế cho nên lao động bình quân một hộ của nhóm hộ này cũng cao nhất với 6 lao động/ hộ, trong khi đó lao động bình quân của hộ không đất là 3,45 lao động/ hộ.

4.1.2.2. Tình hình đất đai hiện nay của nhóm hộ

Từ khi triển khai Luật Đất đai, chủ tr−ơng giao ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân đến nay. Trong nông thôn ĐBSCL nói chung và nông thôn Ô Môn nói riêng đã diễn ra nhiều hoạt động xung quanh việc thực hiện quyền năng đối với việc sử dụng đất đai của nông dân.

Tại thời điểm điều tra chúng tôi thu thập số liệu về tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra đ−ợc thể hiện ở bảng 4.3.Tổng diện tích đất tự nhiên của các nhóm hộ điều tra là 91,29 ha, đối với những hộ không có đất thì cũng có 0,21 ha là diện tích đất trong tổng số diện tích tự nhiên.

Diện tích đất nông nghiệp là 84,73 ha chiếm 92,83% tổng diện tích đất tự nhiên. Đối với đất trồng cây hàng năm các nhóm hộ điều tra ở Ô Môn sử dụng các hệ thống cây trồng nh−: Trồng màu, ĐX-HT, ĐX-HT- Màu, ĐX-XH-HT. Trong diện tích đất nông nghiệp có tới 95% tổng diện tích đất sử dụng để trồng cây hàng năm, số còn lại 4,31% diện tích v−ờn cây ăn trái, v−ờn tạp. Việc sử dụng đất cây trồng hàng năm và bố trí hệ thống canh tác trên diện tích đất cho chúng ta thấy sự khác biệt ở các nhóm hộ. Với nhóm hộ có diện tích lớn hơn 2,25 ha thì chú ý đi vào tập trung chuyên canh nhiều hơn các nhóm hộ khác. ở nhóm hộ này đã sử dụng hết diện tích đất trồng cây hàng năm của mình để đi vào chuyên canh cây lúa, khai thác nguồn lực đất đai một cách tối đa, làm 3 vụ lúa ĐX-XH-HT. Nhóm hộ có diện tích nhỏ hơn, đặc biệt là nhóm hộ có diện tích nhỏ hơn 0,75 ha thì sử dụng diện tích của mình với h−ớng đa canh, xen canh. Phần lớn mục đích này làm giảm thiểu khi có rủi ro mang lại cho nông hộ.

Nhìn chung để có đ−ợc diện tích sản xuất nông nghiệp hiện tại, phần lớn các hộ nông dân đã tham gia và tiếp tục còn tham gia vào quá trình chuyển nh−ợng ruộng đất. Để tìm hiểu về tình hình chuyển nh−ợng ruộng đất ở các hộ điều tra chúng ta xem xét ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 48 - 52)