Sử dụng tốt trang thiết bị máy móc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 81 - 83)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2.Sử dụng tốt trang thiết bị máy móc

Muốn CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn cần phải tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT, đ−a máy móc trang thiết bị vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Máy móc dần thay sức lao động của con ng−ời và súc vật. Tuy nhiên cần phải hoạt động nh− thế nào để khai thác hết đ−ợc công suất của máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp một cách tốt nhất. Để đánh giá tác động của quá trình tập trung ruộng đất ảnh h−ởng đến việc sử dụng các trang thiết bị máy móc nh− thế nào chúng tôi so sánh tỷ lệ sở hữu máy móc giữa các nhóm hộ với một đơn vị diện tích. Qua bảng 4.14 chúng ta thấy rằng: Những hộ không có đất cũng có máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên chúng ta hiểu rằng những máy móc này là dụng cụ cần thiết trợ giúp cho công việc làm thuê m−ớn kiếm thu nhập cho gia đình. Những máy móc này cũng chiếm 4,65% tổng số công cụ, máy móc ở các nhóm hộ điều tra nh−ng không phải là những công cụ, máy móc có thể dùng để đánh giá tác động của quá trình tập trung ruộng đất. Chúng ta chỉ dùng số công cụ, máy móc ở các nhóm hộ có đất sản xuất nông nghiệp để đánh giá.

Qua bảng 4.14 cho ta thấy tổng số có 369 công cụ, máy móc ở tất cả các nhóm hộ điều tra để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích của các nhóm hộ là 84,74 ha. Các trang thiết bị công cụ này bao gồm các loại máy móc chủ yếu nh−: máy cày, máy xới, máy sạ hạt, máy bơm n−ớc, máy suốt lúa, máy sấy lúa, ghe xuồng và bình xịt thuốc trừ sâu. Với những công cụ, máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên chia đều cho số hộ trong nhóm hộ thì chúng ta không thể đánh giá đ−ợc hiệu quả sử dụng công cụ, máy móc của các nhóm hộ có diện tích khác nhau. Bởi vì đối với một hộ sản xuất nông nghiệp đặc biệt ở ĐBSCL thì những công cụ máy móc trên là không thể không có. Chính vì thế cho nên, để đánh giá hiệu quả sử dụng công cụ, máy móc giữa các nhóm hộ chúng tôi đã chia số công cụ trên đơn vị diện tích (ha).

Chúng ta có thể nhìn thấy trong bảng này: phần lớn công cụ máy móc nằm trong tay nhóm hộ có diện tích nhỏ hơn 0,75 ha với số công cụ, máy móc là 135 công cụ, máy móc trong khi đó nhóm hộ này chỉ có 11,83 ha. Bình quân 1 ha ở nhóm hộ này sử dụng tới 11,4 công cụ, máy móc. Nhóm hộ có diện tích từ 0,75-1,5 ha tuy có diện tích lớn hơn (36,39 ha) nắm giữ 136 công cụ, máy móc. L−ợng công cụ, máy móc dùng cho 1 ha đã giảm đáng kể tuy nhiên bình quân 1ha vẫn phải sử dụng gần 4 công cụ, máy móc. Nhóm hộ có diện tích lớn hơn 2,25 ha đều trang bị đầy đủ các loại máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên số thiết bị máy móc bình quân cho 1 ha ở nhóm hộ này là rất ít chỉ có 2 thiết bị/ ha (tổng số 47 thiết bị máy móc). Điều này chứng tỏ số công cụ, máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các hộ ở nhóm hộ có diện tích nhỏ cũng nh− nhóm hộ có diện tích lớn đều nh− nhau. Tuy nhiên những hộ ở nhóm hộ có diện tích lớn nh− nhóm lớn hơn 2,25 ha thì số công cụ, máy móc của họ đ−ợc sử dụng một cách triệt để, có hiệu quả hơn rất nhiều so với nhóm hộ có diện tích lớn hơn. Điều này cho chúng ta thấy việc chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất với quy mô càng lớn thì việc sử dụng các công cụ, máy móc càng có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Chính nó tạo điều kiện cho quá trình CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 81 - 83)