Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất hàng hóa trong hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 83 - 88)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3.Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất hàng hóa trong hộ

Khi nói đến hiệu quả sản xuất tất cả chúng ta đều nghĩ tới năng suất, sản l−ợng, chi phí, lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Mặc dù tập trung ruộng đất chỉ là việc làm tăng thêm về quy mô diện tích sản xuất, nh−ng nó cũng có ảnh h−ởng trực tiếp đến kết quả sản xuất ở các nhóm hộ điều tra. Qua bảng 4.15 cho chúng ta thấy với quy mô diện tích lớn hay nhỏ thì chi phí vật t− bình quân, năng suất bình quân cả 3 vụ ở các nhóm hộ đều có sự khác nhau. Tuy nhiên khoảng cách của sự khác nhau giữa các nhóm hộ là không đáng kể. Chi phí đầu t− vật t− cho 1 ha ở mức 1,8 triệu đồng đến 2,2 triệu đồng. Năng suất bình quân vụ ĐX là 6,9 tấn/ ha, HT là 3,7 tấn/ ha và vụ XH là

3,9 tấn/ ha. Nhóm hộ có năng suất vụ ĐX bình quân thấp nhất là nhóm hộ có diện tích nhỏ hơn 0,75ha là 6,91 tấn/ha, nhóm hộ diện tích lớn hơn 2,25ha có năng suất bình quân lớn nhất là 7,1 tấn/ha. Vụ HT và XH cũng có sự khác biệt giữa các nhóm hộ nh−ng không đáng kể. Tóm lại: với quy mô diện tích lớn hay nhỏ thì sự khác biệt về chi phí và năng suất/ha giữa các nhóm hộ là không đáng kể. Tuy nhiên tập trung ruộng đất lại có ảnh h−ởng rất đáng kể trong việc sử dụng lao động trong sản xuất nông nghiệp. Nh− phần trên chúng ta thấy nhóm hộ có diện lớn hơn 2,25ha ngoài việc sử dụng rất có hiệu quả các công cụ, máy móc trong sản xuất thì qua bảng 20 ta lại thấy nhóm hộ này sử dụng lao động bình quân/ ha ở mức thấp nhất chỉ có 116,25 ngày công lao động/ ha/năm. Trong khi đó nhóm hộ có diện tích nhỏ hơn 0,75ha phải sử dụng tới 160 ngày công lao động, nhóm hộ 0,75-1,5 sử dụng tới 154 ngày công lao động/ ha. Cũng qua phần công lao động này cho ta thấy các nhóm hộ có diện tích từ thấp lên cao, diện tích càng lớn thì bình quân ngày công lao động/ ha càng thấp dần. Ngày công lao động ở nhóm hộ có quy mô diện tích lớn ít hơn nhóm hộ có quy mô diện tích nhỏ do: một phần do các hộ này sử dụng tối đa công suất của các công cụ, máy móc. Phần khác cũng do việc tập trung ruộng đất đem lại. Đối với nông dân ở ĐBSCL việc tích kiệm đ−ợc ngày công lao động/ ha là việc làm giảm chi phí và tăng thêm hiệu quả sản xuất.

Chúng ta có thể thấy, trong sản xuất nông nghiệp hầu hết các nhóm hộ đều đi thuê, m−ớn lao động. Đặc biệt với nhóm hộ có quy mô diện tích lớn nh− nhóm lớn hơn 2,25 ha thì hơn 50% ngày công lao động là đi thuê. Công lao động của gia đình chỉ đáp ứng đ−ợc một nửa yêu cầu về lao động trong sản xuất. Ng−ợc lại nhóm hộ có diện tích nhỏ hơn dùng công lao động gia đình nhiều hơn. Đặc biệt nhóm hộ có diện tích nhỏ hơn 0,75ha dùng tới 75% công lao động gia đình. Qua trên chứng tỏ sản xuất manh mún, không tập trung tốn kém nhiều chi phí, đặc biệt là chi phí ngày công lao động, dẫn tới kém hiệu quả. Tập trung ruộng đất đã khắc phục đ−ợc điểm này, tạo điều kiện phát triển sản xuất tập trung, chuyên canh và có hiệu quả cao hơn.

Cũng qua bảng 4.15 cho ta thấy: th−ờng sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng gia đình. Khi ruộng đất đ−ợc tập trung với quy mô diện tích lớn hơn thì các nông hộ tính toán, suy nghĩ tới việc sản xuất hàng hóa nhiều hơn là tiêu dùng cho gia đình.

Nông dân ĐBSH do diện tích sản xuất nhỏ nên sản xuất phục vụ cho tiêu dùng gia đình là chính. Do có diện tích lớn hơn cho nên nông dân ĐBSCL có xu h−ớng sản xuất hàng hóa nhiều hơn là sản xuất cho tiêu thụ gia đình. So với các nhóm hộ khác, nhóm hộ có diện tích nhỏ hơn 0,75 ha là nhóm hộ có diện tích nhỏ nhất ở Ô Môn nh−ng nhóm hộ này cũng chỉ dùng tới 25% sản phẩm cho tiêu thụ gia đình, số còn lại 75% là sản phẩm hàng hóa. Nhóm hộ có diện tích càng lớn thì dùng tỷ lệ sản phẩm làm hàng hóa càng nhiều nh− nhóm 1,5-2,25 ha dùng 90,98% tổng sản phẩm làm hàng hóa, nhóm lơn hơn 2,25ha dùng 90,23% sản phẩm làm hàng hóa. Chính vì thế cho nên muốn tập trung sản xuất hàng hóa thành vùng chuyên canh thì cần phải tập trung ruộng đất.

Tóm lại: tập trung ruộng đất ảnh h−ởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp mà qua bảng 4.15 cho ta thấy, tập trung ruộng đất đã làm ảnh h−ởng đến năng suất, chi phí. Giảm ngày công lao động, tăng sản phẩm hàng hóa. Những ảnh h−ởng tích cực trên là điểm kích thích phát triển sản xuất hàng hóa theo h−ớng tập trung chuyên canh, phát huy thế mạnh của từng vùng.

Trong sản xuất, năng suất cao, giảm chi phí, giảm ngày công lao động là việc làm rất tốt. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất, thu nhập trên một đơn vị diện tích, lao động mới là việc làm đầy ý nghĩa đối với ng−ời lao động. Bảng 4.16 càng thể hiện rõ tính hiệu quả trong sản xuất của các nhóm hộ, đặc biệt với nhóm hộ có diện tích lớn từ 1,5 ha đến hơn 2,25 ha thì thu nhập/ 1ha cao gấp 2 lần những hộ ở nhóm có diện tích thấp hơn. Tính hiệu quả trong sản xuất của các nhóm hộ có diện tích lớn còn thể hiện ở các chỉ tiêu nh−: thu nhập/ 1 đồng chi phí. Ta thấy ở nhóm hộ diện tích nhỏ hơn 0,75 ha bỏ ra 1 đồng chi phí cho sản xuất thu đ−ợc 0,77 đồng lợi nhuận, trong khi đó nhóm hộ có diện tích lớn hơn bỏ ra 1 đồng chi phí khi thu về hộ thu đ−ợc hơn 1 đồng lợi nhuận, đặc biệt

nhóm lớn hơn 2,25 ha thu tới 1,37 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy thu nhập bình quân/ ha ở nhóm hộ có diện tích càng lớn thì thu nhập càng cao. Hiệu quả trong sản xuất giữa các nhóm hộ còn thể hiện ở kết quả thu nhập bình quân 1ha cho một ngày công lao động gia đình.

Bảng 4.16: Kết quả và hiệu quả sản xuất nghành trồng trọt ở các nhóm hộ Tính bình quân trên 1 ha đất trồng cây hàng năm theo giá điều tra

ĐVT: 1000 đồng Nhóm hộ điều tra STT Chỉ tiêu <0,75 0,75-1,5 1,5-2,25 >2,25 1. Giá trị sản xuất 20086,15 21498,56 23173,71 24609,01 2. Chi phí bình quân 8284,81 9301,03 9112,20 9648,24 3. Giá trị gia tăng 11801,34 12197,53 14061,51 14960,77 4. Thu nhập 6368,24 9883,16 12400,03 13251,69

5. Giá trị SX/ chi phí 2,42 2,31 2,54 2,55

6. Giá trị SX/ LĐ 125,21 139,49 157,22 211,69

7. Thu nhập/ chi phí 0,77 1,06 1,36 1,37

8. Giá trị gia tăng/ chi phí 1,42 1,31 1,54 1,55 9. Thu nhập/ lao động 39,70 64,13 84,13 113,99 10. Thu nhập/ LĐ gia đình 52,88 103,13 150,27 237,36

Nguồn: Tài liệu điều tra

Số liệu bảng 4.16 cho thấy, thu nhập bình quân một ngày công lao động sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ có diện tích nhỏ hơn 0,75 ha thấp rất nhiều so với nhóm hộ khác chỉ có 52.880 đồng/ ngày công. Trong khi đó nhóm hộ có diện tích 1,5-2,25 ha bình quân thu nhập 1ha/ ngày công lao động là 150.270 đồng, ở nhóm hộ có diện tích cao hơn thì bình quân thu nhập 1ha/

ngày công lao động còn cao hơn rất nhiều. Mặc dù sản xuất không thua lỗ nh−ng nhóm hộ có diện tích nhỏ (nhóm có diện tích nhỏ hơn 0,75ha) sản xuất không có hiệu quả bằng các nhóm hộ có diện tích lớn hơn.

Chúng ta thấy có rất nhiều lý do, lý do chủ yếu là nhóm hộ có diện tích lớn tiết kiệm đ−ợc chi phí sản xuất, ngày công lao động khi đầu t− sản xuất trên những mảnh ruộng với diện tích lớn hơn. Việc ruộng đất đ−ợc tập trung quy mô lớn, phát triển các vùng tập trung chuyên canh sản xuất hàng hóa dẫn tới tăng sản l−ợng hàng hóa nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp.

Điều này càng chứng tỏ chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất ảnh h−ởng rất nhiều đến hiệu quả trong ngành sản xuất nông nghiệp, và có thể nói hiệu quả sản xuất là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất ở huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ. Chúng ta có thể thấy rõ vấn đề này qua phần trình bày d−ới đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 83 - 88)