Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thay đổi hệ thống canh tác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 78 - 81)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.1.Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thay đổi hệ thống canh tác

Chúng ta đều biết rằng, chính sách ruộng đất luôn là trung tâm trong hệ thống các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính sách ruộng đất hợp lý sẽ tạo động lực để sử dụng đầy đủ, hợp lý có hiệu quả nguồn lực ruộng đất. Vì vậy, việc đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất đã và liên tục đ−ợc quan tâm. Thể hiện rõ nét nhất là từ khi có Luật Đất đai năm 1993 và đến nay là Luật Đất đai năm 2003. Chúng tôi tổng hợp số liệu điều tra các nhóm hộ nông dân trong bảng 4.13 cho thấy: sau các hoạt động chuyển nh−ợng dẫn đến tập trung ruộng đất và trở thành những hộ có quy mô diện tích lớn. Các nhóm hộ này bắt đầu vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích cực thâm canh, chuyên canh sản xuất hàng hóa, khai thác tối đa nguồn lực đất đai để tạo ra sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Bảng 4.13 cho thấy: mặc dù diện tích đất nông nghiệp cho các hệ thống canh tác sau chuyển nh−ợng giảm đi so với tr−ớc lúc chuyển nh−ợng. Tuy nhiên cơ cấu diện tích giữa các hệ thống canh tác đã thay đổi ở tất cả các nhóm hộ. Ta có thể nhận ra tr−ớc chuyển nh−ợng không có diện tích cho cây màu thì sau đó ở các nhóm hộ đã ít nhiều có diện tích dành cho cây màu. Thay vào đó một số diện tích tr−ớc đây chỉ trồng một vụ lúa mùa địa ph−ơng thì nay đã không còn nữa, các vùng đất tr−ớc đây chỉ dùng cho việc canh tác hai vụ lúa ĐX-HT thì nay dần đ−ợc thay thế bởi các hệ thống canh tác có hiệu quả cao hơn, làm tăng hệ số sử dụng đất, khai thác nguồn lực đất đai tốt hơn. Tr−ớc chuyển nh−ợng hệ thống canh tác ĐX-HT- Màu, không có nhóm hộ nào sử dụng diện tích đất nông nghiệp của mình cho hệ thống canh tác này. Sau chuyển nh−ợng, với diện tích đất nông nghiệp ít ỏi của mình, để làm tăng diện tích canh tác, từ không có ha nào nhóm hộ có diện tích nhỏ hơn 0,75 ha đã làm tăng diện tích của mình bằng cách tăng thêm mùa vụ với diện tích là 3,73 ha. Nhóm hộ có diện tích 0,75-1,5 ha cũng làm tăng diện tích gieo trồng của mình lên bằng cách tăng thêm mùa vụ từ không ha lên 4,03 ha. Đất đai có hạn, diện tích đất nông nghiệp ngày bị thu hẹp do quá trình phát triển đô thị hóa.

Muốn mở rộng diện tích đất phục vụ cho phát triển nông nghiệp có hai cách đó là mua thêm đất và tăng thêm mùa vụ. Sau chuyển nh−ợng việc mua thêm đất là rất khó do việc giới hạn của mức hạn điền trong Luật Đất đai (chỉ cho phép hạn mức giao đất gieo trồng cây hàng năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3 ha), mua thêm đất làm tăng quy mô diện tích là rất khó thực hiện bởi các nhóm hộ đã tới mức hạn điền. Vì vậy để làm tăng diện tích gieo trồng chỉ có cách là thêm mùa vụ, tăng vòng quay của đất. Chúng ta thấy điều này đã thể hiện rất rõ đối với tất cả các nhóm hộ. Đặc biệt nhóm hộ có diện tích lớn hơn 2,25ha chúng ta thấy càng rõ, tr−ớc chuyển nh−ợng nhóm hộ này dành phần lớn diện tích (17,36 ha cho làm 2 vụ lúa, chỉ dành 4,3 ha cho 3 vụ lúa) thì sau chuyển nh−ợng dành gần hết diện tích đất nông nghiệp (21,01 ha) để làm 3 vụ với mong muốn làm tăng diện tích canh tác. Điều này cũng thể hiện sự chuyên canh sản xuất ở các nhóm hộ có diện tích lớn nhằm tạo ra vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp.

Số liệu diện tích gieo cấy, hệ số sử dụng ruộng đất càng cho ta thấy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích gieo trồng rõ nét.

Chúng ta thấy mặc dù diện tích sau chuyển nh−ợng ít hơn tr−ớc chuyển nh−ợng 8,07 ha, nh−ng diện tích gieo cấy của các nhóm hộ sau chuyển nh−ợng là 239,12 ha tăng lên 34,18 ha so với tr−ớc chuyển nh−ợng diện tích gieo cấy chỉ có 204,94 ha. Diện tích gieo cấy tăng lên làm cho sử dụng đất có hiệu quả hơn với hệ số sử dụng đất ở tất cả các nhóm hộ đều tăng. Nhóm hộ có diện tích lớn hơn 2,25 ha tr−ớc chuyển nh−ợng hệ số sử dụng đất là 2,13 lần thì sau chuyển nh−ợng hệ số này đã tăng lên với con số xấp xỉ 3 lần. Một con số đáng kể trong việc làm tăng diện tích gieo trồng của nhóm hộ này.

Qua bảng 4.13 trên chúng ta thấy rõ ràng chuyển nh−ợng và tập trung ruộng đất có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các nhóm hộ. Và điều này càng có hiệu quả hơn đối với nhóm hộ có diện tích từ 1,5-2,25 ha và lớn hơn 2,25 ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 78 - 81)