Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 34 - 35)

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu 1 Đặc điểm địa bàn huyện Ô Môn

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

Ô Môn nằm trong vùng n−ớc ngọt hoàn toàn, và chịu ảnh h−ởng sâu sắc chế độ thuỷ văn Sông Hậu, chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều Sông Hậu. Vào mùa m−a thì chịu ảnh h−ởng của chế độ lũ. Mạng l−ới kênh rạch ở Ô Môn khá dày đặc nguồn n−ớc chính đ−ợc kết nối lấy từ sông Hậu vào các kênh rạch giúp tải n−ớc đi sâu vào đồng ruộng. Do chịu ảnh h−ởng của chế độ thuỷ văn, thuỷ triều và chế độ lũ ngập hàng năm, cùng với việc đ−a n−ớc vào đồng ruộng của các kênh rạch cho nên Ô Môn đ−ợc chia thành 3 vùng sinh thái rõ rệt. Các vùng sinh thái đ−ợc chia chủ yếu dựa vào đặc tr−ng của đất và chế độ ngập n−ớc trên bề mặt đó là:

Vùng ngập nông: từ 10-60 cm phân bố ven sông Hậu, thời gian ngập th−ờng từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 11. Diện tích ngập khoảng 40% của huyện. ở vùng đất đ−ợc phù sa bồi đắp hàng năm, điều kiện t−ới tiêu thuận lợi, cây cối xum xuê. Cây trồng chủ yếu là: cây ăn trái, lúa, các loại hoa màu.

Vùng ngập trung bình: từ 60-100 cm, thời gian ngập sớm hơn, th−ờng từ tháng 8 đến tháng 12 d−ơng lịch chiếm 50% diện tích phân bố ở các xã trong huyện. Đối với vùng này thảm thực vật khá phong phú, cây trồng chủ yếu là lúa ở chân đất ruộng, cây ăn trái trong các v−ờn cây ven kênh rạch, cây lấy gỗ đ−ợc trồng nhiều ven các bờ kênh thủy lợi, đ−ờng sá, kể cả quanh đất thổ c− của hộ dân...

Vùng ngập hơi sâu: có độ ngập từ 100 cm trở lên, thời gian ngập từ tháng 8 đến cuối tháng 12 d−ơng lịch. Trong vùng n−ớc ngập sâu chủ yếu là trồng lúa, cây ăn trái kém phát triển, một số nơi đào đất làm bờ trồng rau màu và sử dụng mặt n−ớc nuôi tôm cá, nhất là vào mùa lũ [2].

Địa hình đất đai: địa hình của huyện Ô Môn t−ơng đối bằng phẳng, h−ớng dốc nghiêng dần từ sông Hậu dần về phía Tây. Nhìn chung toàn huyện

có 3 dạng địa hình: địa hình cao nằm ven sông Hậu, địa hình bằng phẳng nằm ở phía Tây quốc lộ 91 chủ yếu là các xã nằm ở khu vực giữa huyện, địa hình hơi thấp là các xã nằm ở phía Tây của huyện.

Đất đai của huyện đ−ợc chia thành 3 nhóm chính: nhóm đất tốt đó là nhóm đất phù sa với diện tích có khoảng 34.274 ha chiếm 79,8 % phân bố không đồng đều ở các xã trong huyện, chủ yếu là các vùng đất nằm gần ven Sông Hậu và các kênh rạch. Nhóm đất trung bình bao gồm đất phèn nhẹ đến đất phèn trung bình diện tích 7399 ha chiếm khoảng 17,50%. Nhóm đất xấu là các dạng đất có độ phèn nặng với diện tích 1160 ha chiếm 2,7%. Nhìn chung đất đai ở Ô Môn chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa, một đặc điểm rất cần thiết đối với cây trồng trong phát triển nông nghiệp. Nhóm đất phèn có độ pH từ 5-5,5 và có diện tích t−ơng đối ít ở Ô Môn [26].

Thời tiết của Ô Môn mang đặc tr−ng của thời tiết Nam Bộ có hai mùa rõ rệt đó là mùa m−a và mùa khô, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các tháng trong năm là không lớn lắm khoảng 2.50C. Nhiệt độ trung bình là 26,6 0C nhìn chung điều kiện thời tiết t−ơng đối thuận lợi cho sự sinh tr−ởng và phát triển của các loại cây trồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chuyển nhượng, tập trung ruộng đất ở huyện ô môn tỉnh cần thơ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)