Tổ chức cơ sở đảng và vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 39 - 56)

4. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

1.2.1. Tổ chức cơ sở đảng và vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

cơ sở đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên

1.2.1. Tổ chức cơ sở đảng và vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

1.2.1.1. Tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

Theo Điều 10, Điều lệ Đảng (Khóa XI) quy định, hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước[37.04].

Theo Điều 21, Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng [37. 08].

Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên là tổ chức đảng thành lập ở cấp xã, phường, thị trấn, không gồm các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác. Ở cấp xã, phường, thị trấn gọi là đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn. Dưới đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn là các chi bộ cơ sở thôn (xóm, làng, tổ dân phố) .

Trên cơ sở Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) quy định về chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ và Quy định 94, 95 – QĐ/TW ngày 03/3/2004 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ xã, phường, thị trấn, tổ chức cơ sở đảng xã phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên có chức năng: là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý đô thị trên địa bàn; lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở xã vững mạnh, nông thôn giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Nhiệm vụ của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên bao gồm:

Một là, lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Lãnh đạo chính quyền thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết đại hội của đảng bộ xã, phường, thị trấn và của huyện ủy, Tỉnh ủy Hưng Yên; tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế và hộ gia đình phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ; phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo thêm việc làm mới cho người lao động; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước; xây dựng xã, phường, thị trấn giàu đẹp, văn minh.

Lãnh đạo chính quyền thực hiện đúng chức năng quản lý hành chính nhà nước và công tác quản lý đô thị trên địa bàn phường, thị trấn; thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch; thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, quản lý và sử dụng đất hợp lý, tích cực chuyền đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích; thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm...) theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; quản lý và sử dụng tốt các nguồn vốn vay, vốn nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác; phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các chính sách xã hội, xoá đói, giảm nghèo.

Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt phương châm ''dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra''; giám sát mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong cộng đồng dân cư ở cơ sở theo đúng luật pháp, không để tích tụ mâu thuẫn trở thành những điểm nóng, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện tập thể, vượt cấp hoặc lợi dụng dân chủ để làm mất ổn định chính trị ở nông thôn.

Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và chính sách hậu phương quân đội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, tính mạng và tài sản của nhân dân; ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý, mại dâm.

Hai là, lãnh đạo công tác tư tưởng.

Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ

nghĩa xã hội trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên; xây dựng tình đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh ở thôn, xóm, làng...) và trong từng gia đình, chú trọng tuyên truyền và nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các nhân tố tích cực trên mọi lĩnh vực.

Tuyên truyền, vận động làm cho nhân dân hiểu và chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để giải quyết và báo cáo lên cấp trên.

Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh chống các quan điểm sai trái, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bè phái, gia trưởng, bảo thủ và các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan; phòng, chống sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Ba là, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ.

Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các đơn vị kinh tế, sự nghiệp ở cơ sở vững mạnh; xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

Cấp uỷ xây dựng quy chế về công tác tổ chức, cán bộ; nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ đối với cán bộ thuộc quyền; quản lý và kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với cán bộ ở cơ sở theo phân cấp; giới thiệu người đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm trong tổ chức đảng và nhân dân để bầu vào các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân theo luật định và điều lệ của mỗi tổ chức.

Cấp uỷ đề xuất ý kiến trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cấp trên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở do cấp trên quản lý.

Bốn là, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Lãnh đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể. Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thi đua thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của xã, phường, thị trấn, trước hết là những chủ trương, chính sách về về xây dựng và quản lý đô thị, nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Năm là, xây dựng tổ chức đảng.

Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là việc phát hiện và đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; chú trọng củng cố, xây dựng và nâng cao chất lượng lãnh đạo của các chi bộ, tổ đảng ở thôn, tổ dân phố. Thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất và nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.

Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, phấn đấu trở thành người lao động giỏi, công dân mẫu mực; nghiêm chỉnh chấp hành và vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành nghị quyết của tổ chức đảng, quyết định của chính quyền và chương trình hành động của các đoàn thể nhân dân. Cấp uỷ xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện

cho đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.

Cấp uỷ xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện để đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và những người lao động giỏi, có uy tín trong quần chúng. Xây dựng cấp uỷ và bí thư cấp uỷ bảo đảm tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, thực sự là trung tâm đoàn kết, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên và nhân dân tín nhiệm. Định kỳ hằng năm, cấp uỷ tổ chức để quần chúng tham gia, góp ý xây dựng Đảng; Bí thư cấp uỷ cơ sở, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tự phê bình trước đại diện của nhân dân và chịu trách nhiệm khi để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở địa phương.

Cấp uỷ thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm. Phối hợp với các tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn và các tổ chức cơ sở đảng có đảng viên, cán bộ, công chức đang cư trú trên địa bàn thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương.

1.2.1.2. Đặc điểm của tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên

Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên là loại hình tổ chức cơ sở được thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn - cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức hành chính bốn cấp của Nhà nước. Tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên chiếm số lượng lớn ở khu vực nông thôn; chịu ảnh hưởng, chi phối bởi các yếu tố mang tính đặc thù của từng địa phương.

Tính đến 19/01/2015, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên có 611 TCCSĐ, trong đó 161 đảng bộ xã, phường, thị trấn; chi bộ trực thuộc 2.734, trong đó chi bộ trực thuộc xã, phường, thị trấn 1.817, chi bộ khu vực nông thôn là 1787, quản lý 56.299 đảng viên [124]. Đội ngũ đảng viên ở nông thôn về cơ cấu và phân bố lực lượng giữa các vùng không đều, đa dạng về tuổi đời và tuổi Đảng, số đông đảng viên phát triển từ cơ sở, chủ yếu làm nghề nông. Với đặc điểm địa hình, dân cư và tâm lý thuần nông, “số cán bộ cấp xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, sau đại học chưa nhiều, tính bảo thủ trong đội ngũ cán bộ còn nặng”[92]. Mặt khác, do đặc điểm cố kết cộng đồng, “yếu tố dòng tộc, làng, xóm chi phối lớn, tình trạng vi phạm dân chủ hay dân chủ hình thức của cán bộ cơ sở khu vực nông thôn”[92].

Các TCCSĐ phường được thành lập trực thuộc Thành phố Hưng Yên – thành phố mới được thành lập – nơi trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, có sự đa dạng về loại hình các chi bộ, trong đó chiếm số đông là chi bộ tổ dân phố. Đảng viên ở đây phần lớn là tuổi cao, hưu trí, có trình độ toàn diện, hoạt động trong các khu, tổ dân phố, ít chịu chi phối bởi dòng họ, nhưng dễ ảnh hưởng tư tưởng “đèn nhà ai người ấy rạng”. Vì vậy, đảng viên ở các TCCSĐ các phường gặp không ít khó khăn trong việc nắm bắt thông tin, dư luận, tâm tư, nguyện vọng, những nhu cầu chính đáng của quần chúng và công tác vận động, tuyên truyền.

- Tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên chủ yếu hoạt động trong môi trường nông thôn – nơi đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và thực hiện chương trình xây dựng nôn thôn mới.

Các xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên chủ yếu là địa bàn nông thôn, còn nhiều khó khăn về giao thông, thông tin liên lạc, nhất là các xã xa trung

tâm thành phố, thị trấn; trình độ dân trí không cao, đời sống nhân dân còn nhiều vất vả, thiếu thốn so với các tỉnh lân cận. Do mới thực hiện chủ trương tái lập tỉnh, các xã nông thôn tỉnh Hưng Yên đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm…và các phong trào cứng hóa kênh mương, nhựa hóa, bê tông hóa đường giao thông nông thôn; phong trào dồn thửa, đổi ruộng…xây dựng nông thôn mới gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa nơi cứ trú. Vì vậy, các TCCSĐ nông thôn tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chính quyền, MTTQ và các tổ chức của MTTQ huy động tổng hợp sức mạnh của toàn xã hội tham gia đóng góp sức người, sức của thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng các xã, thôn (làng, xóm) với tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trên cơ sở các nội dung, quy định THDC ở cơ sở để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, tuân thủ hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; Quy chế dân chủ cơ sở và pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn.

Mặc dù hoạt động trong môi trường nông thôn là chủ yêu, song hiện nay, tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh, còn tồn tại nhiều “điểm nóng”. Để khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng và lợi thế của tỉnh, Tỉnh ủy Hưng Yên đã thông qua chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020, với chủ trương phát triển nhanh công nghiệp theo hướng hiện đại, thích ứng và hội nhập quốc tế, ưu tiên các dự án lớn, công nghệ tiên tiến, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn như: Khu công nghiệp Phố Nối A, B; khu công nghiệp Thăng long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, Minh Đức, Kim Động và khu công nghiệp Quán Đỏ…Hưng Yên có rất nhiều các khu đô thị mới xây dựng với quy hoạch rất hiện đại và văn minh như: khu đô thị Ecopark (Văn Giang), khu đô

thị Phố Nối B, khu Việt kiều, khu đô thị đại học Phố Hiến (thành phố Hưng

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 39 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w