- Mục đích hoạt động của TCCSĐ trong THDC nhằm phát huy cao nhất vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, khả năng và
2.2.2. Một số kinh nghiệm hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên
Một là, luôn luôn coi trọng xây dựng các cấp uỷ, chi bộ trong sạch, vững mạnh làm hạt nhân lãnh đạo THDC ở xã, phường, thị trấn.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định, cấp uỷ đảng, chi bộ là hạt nhân lãnh đạo mọi mặt ở địa phương. Trong THDC ở cơ sở, vai trò hạt nhân lãnh đạo của cấp uỷ, chi bộ càng quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Bởi lẽ, vấn đề dân chủ là vấn đề nhạy cảm, tổ chức THDC ở cơ sở là hoạt động không hề đơn giản, dễ dàng. Nếu cấp uỷ, chi bộ không giữ vững, tăng cường phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo thì việc THDC ở cơ sở sẽ không thể thực hiện có chất lượng, hiệu quả.
Để củng cố, phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo trong THDC, cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn ở tỉnh Hưng Yên đã xác định rõ, phải xây dựng cấp ủy, chi bộ trong sạch, vững mạnh, tăng cường và mở rộng dân chủ trong cấp ủy, chi bộ là điều kiện tiên quyết để các cấp ủy, chi bộ thực hiện vai trò hạt nhân lãnh đạo và THDC trong xã hội.
Trên thực tế, công tác xây dựng Đảng đã được cấp ủy, chi bộ tập trung đẩy mạnh trong suốt quá trình triển khai lãnh đạo THDC cơ sở. Những năm vừa qua, tỷ lệ các cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn ở tỉnh Hưng Yên đạt trong sạch, vững mạnh ngày một tăng, vì thế đã tăng cường vai trò lãnh đạo trong THDC ở cơ sở. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, để lãnh đạo THDC ở cơ sở có hiệu quả, cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn phải được xây dựng trong sạch, vững mạnh, thực sự là hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết ở cơ sở.
Hai là, kịp thời quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và cụ thể hoá bằng các quy chế, quy định phù hợp với tình hình từng địa phương
Thành công của hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên những năm vừa qua là đã lãnh đạo hình thành trên thực tế các hương ước, quy ước ở xã, phường, thị trấn, ở từng thôn, làng, tổ dân phố. Các xã, phường, thị trấn, thôn, làng, tổ dân phố đã có những hương ước, quy ước, đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đúng với những chủ trương, đề án của địa phương và phù hợp với tình hình cụ thể ở mỗi cơ sở. Các hương ước, quy ước dân chủ đã được chính nhân dân bàn thảo, xây dựng và được các cấp có thẩm quyền thông qua theo đúng quy
định về xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ sở và các văn bản pháp luật hiện hành. Thông qua việc hình thành các hương ước, quy ước dân chủ ở cơ sở đã khẳng định việc thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Những hương ước, quy ước dân chủ ở cơ sở do chính nhân dân xây dựng, vì vậy nhân dân rất tự giác thực hiện những gì mà chính mình đã tham gia xây dựng từng câu, chữ, từng điều luật, trở thành văn bản “mang tính pháp lý” vừa hướng dẫn vừa kiểm tra hành động của nhân dân trong thực hiện QCDC ở cơ sở.
Ba là, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các hoạt động của địa phương theo đúng QCDC ở cơ sở.
Công khai, minh bạch các hoạt động của địa phương là một trong những nội dung, hình thức THDC ở địa phương cơ sở. Để dân bàn, dân quyết định, dân kiểm tra mọi công việc trong cộng đồng địa phương cơ sở, trước hết hoạt động của TCCSĐ phải bảo đảm cho nhân dân được biết về kế hoạch các hoạt động, không được biết sẽ không thể bàn, quyết định và giám sát. Công khai, minh bạch nhằm mục tiêu để dân biết. Cả lý luận và thực tiễn thực hành dân chủ đã cho thấy, địa phương nào, thời điểm nào thực hiện việc công khai, minh bạch được nền nếp, chất lượng thì ở đó sự đồng thuận xã hội được nâng cao, nhân dân hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội và ở đó, thời điểm đó sẽ không có khiếu kiện, không có các xung đột xã hội, xã hội ổn định, trật tự xã hội được giữ vững.
Trong các nội dung phải công khai, minh bạch ở địa phương cơ sở, công khai, minh bạch về tài chính (mức đóng góp, chỉ tiêu, đền bù trong giải phóng mặt bằng) là nội dung then chốt nhất. Bởi vì, vấn đề tài chính liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân, của cộng đồng và trên thực tế, tham ô, tham nhũng cũng chủ yếu ở nội dung tài chính, nhất là trong chi tiêu xây dựng các công trình công cộng và đền bù khi giải phóng đất. “Các việc liên quan trực tiếp đến dân như: các khoản thu phí, lệ phí, hồ sơ đăng ký hộ khẩu, chuyển
nhượng nhà thầu, lịch tiếp dân…” đã được chính quyền xã, phường, thị trấn thực hiện khá tốt [92].
Công khai, minh bạch các hoạt động của địa phương là một trong những nội dung, hình thức THDC ở cơ sở. Song việc lựa chọn tập trung lãnh đạo công khai, minh bạch về tài chính, và xem đó là nội dung quan trọng trong lãnh đạo THDC ở địa phương là kinh nghiệm cần được nhìn nhận đúng và phát huy trong thời gian tới. Tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên đã biết tập trung lãnh đạo việc công khai, minh bạch những nội dung, những khâu then chốt, đột phá trong THDC ở địa phương.
Bốn là, lãnh đạo tốt việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, trị trấn.
Kiểm tra, giám sát việc THDC ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một nội dung trong hoạt động của cấp ủy, chi bộ. Nhờ thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, giám sát nên nền nếp, chất lượng, hiệu quả THDC ở xã, phường, thị trấn ngày một nâng cao. Cùng với việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát của mình, các cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn còn chú trọng lãnh đạo phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của các tổ chức, các lực lượng. Tập trung lãnh đạo tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát của UBND đối với việc THDC ở thôn làng, tổ dân phố theo quyền hạn được ghi trong hiến pháp, pháp luật. Đồng thời chú trọng lãnh đạo hoạt động kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội (Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ,…) ở địa phương trong việc THDC ở cơ sở theo quy định của pháp luật và điều lệ của mỗi tổ chức, đoàn thể. Có thể khẳng định rằng, những năm vừa qua, hoạt động của cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn ở tỉnh Hưng Yên đã lãnh đạo phát huy vai trò của các thành viên hệ thống chính trị ở cơ sở, tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện QCDC ở cơ sở. Vì thế, hoạt động kiểm tra, giám sát việc THDC ở cơ sở xã, phường, thị trấn mang tính pháp lý, tính tổ chức. Do đó, hoạt động kiểm tra, giám
sát thực hiện QCDC ở cơ sở có chất lượng, hiệu quả cao. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, hoạt động của cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn cần đặc biệt chú trọng lãnh đạo phát huy vai trò kiểm tra, giám sát THDC của các thành viên hệ thống chính trị ở cơ sở, tạo dựng tính pháp lý, tính tổ chức của hoạt động này.
Hoạt động của cấp ủy, chi bộ trong THDC ở xã, phường, thị trấn đã chú trọng tập trung lãnh đạo phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát theo các hình thức: thảo luận xây dựng QCDC, xây dựng hương ước, quy ước với nhiều hình thức như: thông qua các kỳ họp thôn, kỳ họp đại diện hộ gia đình; gửi thư góp ý và tham gia ý kiến đòng góp với cán bộ, đảng viên,… Thành lập và duy trì hoạt động nền nếp, hiệu quả các Ban thanh tra nhân dân. Các Ban thanh tra nhân dân có thể được thành lập đối với từng hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương và được thành lập để thanh tra toàn diện, trong thời gian dài. Kinh nghiệm cho thấy rằng, việc thành lập các Ban thanh tra nhân dân đối với từng hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương giúp cho việc thanh tra kịp thời, nhanh chóng và trực tiếp hơn, đem lại hiệu quả cao, thiết thực hơn.
Trong lãnh đạo phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong công tác kiểm tra, giám sát việc THDC ở xã, phường, trị trấn cần quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa tư tưởng “lấy dân làm gốc”, thực hiện đúng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân kiểm tra, giám sát”. Phát huy vai trò của nhân dân trong hoạt động kiểm tra, giám sát THDC ở cơ sở xã, phường, thị trấn là bài học kinh nghiệm đối với hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên những năm vừa qua. Trong thời gian tới cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn cần chú trọng tổng kết, vận dụng kinh nghiệm này vào công tác lãnh đạo hiện dân chủ ở cơ sở.
Năm là, tập trung lãnh đạo công tác tuyên truyền giáo dục, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực, tự giác tham gia vào các quá trình tổ chức, quản lý mọi hoạt động cuả địa phương cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
Ngay sau khi có Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị, tỉnh ủy, huyện ủy đã tập trung lãnh đạo công tác tuyên truyền trong tổ chức đảng, trong nhân dân về nội dung của chỉ thị và chủ trương triển khai thực hiện ở từng cấp. Các cấp ủy, chi bộ đã lãnh đạo việc tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ xã, phường, thị trấn, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân chủ trương của Đảng về xây dựng quy chế và THDC ở cơ sở. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã biên soạn sách hỏi đáp về quy chế THDC làm tài liệu cho các địa phương cơ sở tuyên truyền trong nhân dân. Tiếp tục với cách làm đó, hàng năm, sau hoạt động sơ kết THDC ở cơ sở hoặc sau mỗi giai đoạn, cấp ủy, chi bộ duy trì hoạt động tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân về dân chủ, QCDC ở cơ sở. Có thể khẳng định rằng, hoạt động tuyên truyền của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên đã được tiến hành nền nếp, đạt kết quả khá tốt. Qua tuyên truyền, cán bộ,đảng viên, nhân dân đã nhận thức rõ việc THDC là một chủ trương lớn của Đảng, một giải pháp quan trọng nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, sự cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dan kiểm tra”, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở địa phương, xây dựng tổ chức đảng và chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Cùng với tuyên truyền, cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn còn tập trung lãnh đạo vận động nhân dân tích cực, tự giác tham gia vào các quá trình tổ chức, quản lý mọi hoạt động của địa phương cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Trên thực tế, những năm vừa qua, các tầng lớp nhân dân ở các xã, phường, thị trấn của tỉnh Hưng Yên đã tham gia với các hình thức, mức độ khác nhau trong thực hành dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền kết hợp với tăng cường vận động nhân dân
tham gia tích cực THDC ở cơ sở là một kinh nghiệm đối với hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn những năm vừa qua. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, nếu chỉ dừng lại ở tuyên truyền mà không vận động, tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng và thực hành dân chủ thì đó là cách làm mang tính hình thức, hiểu quả không cao, tính ổn định không vững chắc.
Kết luận chương 2
Trong những năm qua, hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, đạt được những thành tựu đáng kể. Phần lớn các cấp ủy, chi bộ xã, phường, thị trấn đã phát huy tốt vai là hạt nhân lãnh đạo mọi mặt hoạt động ở địa phương, góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả THDC, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy.
Tuy nhiên, hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phương, thị trấn vẫn còn những hạn chế cả về việc quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của tỉnh ủy, huyện ủy về THDC và việc cụ thể hóa thành các chủ trưởng, biện pháp lãnh đạo; việc kiểm tra, giám sát trong THDC còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả THDC ở xã, phường, thị trấn những năm qua.
Thực trạng hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan thuộc về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của các cấp ủy, chi bộ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn trong THDC là chủ yếu.
Thực tiễn hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn vừa qua đã để lại những kinh nghiệm bước đầu nhưng hết sức quan trọng, góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chi bộ trong THDC ở xã, phường, thị trấn. Những kinh nghiệm đó cần được phổ biến, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên.
Chương 3