Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và đổi mới công tác lãnh đạo của các cấp uỷ, chi bộ trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 133 - 144)

- Mục đích hoạt động của TCCSĐ trong THDC nhằm phát huy cao nhất vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, khả năng và

3.2.1. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và đổi mới công tác lãnh đạo của các cấp uỷ, chi bộ trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị

lãnh đạo của các cấp uỷ, chi bộ trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu là một nội dung cơ bản, là giải pháp quan trọng giữ vai trò quyết định đối với tăng cường hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên.

Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là nơi trực tiếp gắn bó với quần chúng, vận động và tổ chức quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của đảng viên và quần chúng lên cấp trên. TCCSĐ còn là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện, kết nạp và sàng lọc đảng viên, nơi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, nơi xuất phát đề cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã thường xuyên coi trọng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ trong mọi thời kỳ của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn mọi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng phải ngăn chặn, khắc phục những "căn bệnh" nảy sinh; ra sức tu dưỡng phấn đấu rèn luyện đạo đức cách mạng, sửa đổi lối làm việc, nâng cao NLLĐ và SCĐ. Người chỉ rõ: Là một Đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định việc nâng cao NLLĐ, sức chiến đấu của TCCSĐ, nhất là của các chi bộ bao giờ cũng là trách nhiệm hàng đầu của toàn Đảng. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) chỉ rõ: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và

sự tồn vong của chế độ. Những hạn chế, yếu kém “chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp” trong những năm qua bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả khách quan, chủ quan, trong đó có nguyên nhân năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ còn không ít hạn chế, bất cập, nhất là trong việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Thực tiễn cho thấy, những thành tựu trong THDC đều bắt nguồn từ sự tham gia tích cực của các tổ chức và quần chúng nhân dân ở cơ sở mà hạt nhân là TCCSĐ, nhưng mặt khác, sự yếu kém của TCCSĐ đã làm hạn chế kết quả THDC ở xã, phường, thị trấn. Ở đâu, cấp ủy, chi bộ có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao thì kết quả THDC đạt chất lượng tốt; ngược lại nơi nào, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, chi bộ không cao, thì nơi đó mất dân chủ, quyền, lợi ích của nhân dân không được bảo đảm.

Hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn diễn ra theo một quy trình thống nhất chặt chẽ, liên tục, bao gồm: nghiên cứu, quán triệt, vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên vào cơ sở, đề ra nghị quyết, chủ trương lãnh đạo, tuyên truyền vận động và tổ chức thực hiện nghị quyết đã đề ra, kiểm tra, giám sát việc THDC ở xã, phường, thị trấn. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng đội ngũ đảng viên; chất lượng của cấp uỷ đảng và đội ngũ cán bộ chủ chốt. Chất lượng đội ngũ đảng viên biểu hiện ở phẩm chất năng lực và số lượng, cơ cấu đội ngũ đảng viên. Chất lượng của các cấp uỷ đảng, của đội ngũ cán bộ chủ chốt là một trong những nhân tố cơ bản, quyết định đến NLLĐ và sức chiến đấu của các TCCSĐ.

Nâng cao NLLĐ, sức chiến đấu của TCCSĐ luôn được xác định là nhân tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến kết quả hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên. Do vậy, để tăng cường hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

Một là, thường xuyên củng cố kiện toàn các cấp uỷ đảng luôn đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, chất lượng cao, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện thường xuyên, liên tục trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có việc thực hiện dân chủ

Cấp uỷ xã, phường, thị trấn là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội do đại hội đảng bộ cơ sở bầu ra; là hạt nhân lãnh đạo, trung tâm đoàn kết, tập trung trí tuệ, ý chí của đảng bộ, chi bộ; có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở địa phương. Các khâu, các bước trong THDC ở xã, phường, thị trấn đều có sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của cấp uỷ, chi bộ. Với một cấp uỷ đảng và đội ngũ cán bộ chủ chốt thường xuyên được kiện toàn về số lượng, cơ cấu, có sự đoàn kết thống nhất vững chắc, các uỷ viên có phẩm chất, năng lực tốt, có uy tín và sức chiến đấu cao, thực sự là trụ cột của TCCSĐ sẽ là tiền đề, điều kiện tiên quyết để hoạt động của TCCSĐ trong THDC đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Thực tiễn cho thấy, ở đâu cấp ủy đảng luôn được củng cố đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng cao thì ở đó năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy được nâng lên đủ sức lãnh đạo địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị; ngược lại, nơi nào cấp ủy đảng không được chăm lo, củng cố kiện toàn, thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ cấu không hợp lý thì ở đó năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy yếu kém, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ không cao, dân chủ bị vi phạm, quyền và lợi ích của nhân dân không được bảo đảm. Vì vậy, cấp ủy, chi bộ xã, phường, thị trấn phải thường xuyên được chăm lo củng cố, kiện toàn đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng cao,bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện thường xuyên, liên tục trên tất cả các lĩnh vực ở cơ sở.

hợp lý, bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa, trong đó chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Về số lượng cấp ủy viên, phải căn cứ vào quy định của Điều lệ Đảng, hướng dẫn của cấp trên và mô hình tổ chức của từng địa phương; bảo đảm đủ số lượng cấp ủy viên là cơ sở điều kiện để phát huy và tập trung trí tuệ của các cấp ủy viên tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cấp ủy. Bảo đảm cơ cấu cấp ủy hợp lý là điều kiện để tăng cường khả năng bao quát trong lãnh đạo, chỉ đạo và tăng cường sức mạnh toàn diện của cấp ủy.

Tuy nhiên, cùng với việc bảo đảm đủ số lượng cấp ủy, cơ cấu hợp lý, phải coi trọng chất lượng, lấy chất lượng làm chính, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn chất lượng, coi nhẹ chất lượng. Quá trình củng cố, kiện toàn cấp ủy phải rất cẩn trọng, kiên quyết loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn vào cấp ủy; không cơ cấu vào cấp uỷ những đồng chí không gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc vi phạm những điều đảng viên không được làm.

Chất lượng của cấp ủy bao gồm cả chất lượng của tập thể cấp ủy và chất lượng của từng cấp ủy viên. Chất lượng đó được thể hiện ở tiêu chuẩn cấp ủy viên, ở kết quả hoạt động thực tiễn của cấp ủy và từng cấp ủy viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Vì vậy, khi củng cố, kiện toàn cấp ủy phải kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác tổ chức, bảo đảm lựa chọn được những đảng viên thực sự tiêu biểu, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn bầu vào cấp ủy. Tiêu chuẩn của cấp ủy viên phải rất toàn diện, tuân thủ các quy định chung của Đảng và được vận dụng xem xét cụ thể với từng trường hợp khi kiện toàn cấp ủy. Trong tình hình hiện nay, lựa chọn các cấp ủy viên ở xã, phường, thị trấn cần phải chú ý các tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, năng lực trí tuệ, phong cách công tác, có uy tin, có hiểu biết về THDC cơ sở, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm.

Để củng cố kiện toàn cấp ủy, TCCSĐ xã, phường, thị trấn phải nắm vững nguyên tắc, quy định, thủ tục, hướng dẫn của cấp trên, kết hợp chặt chẽ công

tác tư tưởng và công tác tổ chức trong chuẩn bị và tổ chức đại hội nhiệm kỳ. Kết hợp chặt chẽ giữa cấp trên với cấp cơ sở để chuẩn bị tốt cả về nội dung và nhân sự, nhất là về nhân sự để kiện toàn cấp ủy; phải xem xét, nghiên cứu kỹ từng trường hợp, phải lấy tiêu chuẩn để xem xét, đồng thời quan tâm tới cương vị phụ trách và hướng phát triển để không ngừng bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu và tính ổn định của cấp ủy trong suốt nhiệm kỳ; chủ động dự kiến nhân sự, có phương án bổ sung cấp ủy khi có sự thay đổi nhiệm vụ hoặc biến động về tổ chức và nhân sự cán bộ, đồng thời chủ động chuẩn bị bồi dưỡng nguồn cán bộ lãnh đạo.

Hai là, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của các cấp uỷ viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cương vị,chức trách được giao.

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp uỷ đảng trong THDC phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết phụ thuộc vào PCNL của các cấp uỷ viên.

Bởi lẽ, cấp ủy viên là người trực tiếp đóng góp xây dựng nghị quyết của chi bộ, đảng uỷ, triển khai, tổ chức THDC ở xã, phường, thị trấn. Mặt khác, cấp uỷ là hạt nhân lãnh đạo toàn diện mọi mặt hoạt động của chi bộ, đảng bộ, trong đó có THDC. Nếu tập thể cấp uỷ cũng như từng cấp uỷ viên không có đủ trình độ, năng lực, không có sự hiểu biết sâu về THDC thì không thể quán triệt sâu sắc nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên về vấn đề THDC, không thể đề ra được chủ trương, biện pháp lãnh đạo THDC ở cấp mình đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương nghị quyết. Có trình độ, năng lực tốt còn giúp cho cấp uỷ đảng lãnh đạo đi sâu vào THDC đạt hiệu quả cao, tránh được tình trạng lãnh đạo chung chung, hời hợt làm giảm vai trò, uy tín của TCCSĐ. Do đó, công tác bồidưỡng, bố trí cấp uỷ viên, phải được coi trọng.

Cấp uỷ, tổ chức đảng phải thường xuyên làm tốt công tác rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ, từ đó có kế hoạch sắp xếp đội ngũ cán bộ hợp lý, bố trí cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh đã xây dựng; tổ chức luân chuyển, điều động,

sắp xếp kiện toàn đội ngũ cán bộ; xây dựng quy trình quản lý cán bộ chặt chẽ, phòng ngừa sai phạm tiêu cực trong công tác chuyên môn. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cấp ủy toàn diện về kiến thức chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, nhất là những vấn đề về dân chủ và THDC để đáp ứng yêu cầu công tác, khuyến khích cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ, chú trọng chất lượng đào tạo, năng lực thực tế, lấy hiệu quả công việc làm thước đo chính trong bình xét thi đua, khen thưởng, nâng lương, bổ nhiệm.

Ba là, cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ,chi bộ.

Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của TCCSĐ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên. Các cấp ủy, chi bộ phải thường xuyên quán triệt nâng cao nhận thức cho đội ngũ đảng viên về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Từ đó thực hiện nghiêm túc, có nền nếp chế độ sinh hoạt định kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng.

Chi ủy mà trước hết là bí thư chi bộ phải nắm chắc các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, tình hình thực tiễn dân chủ ở địa phương để xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo THDC phù hợp, sát thực tiễn, có tính khả thi cao; khắc phục tính hình thức, đơn điệu; tập trung bàn và giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực trong THDC ở địa phương với tinh thần dân chủ, thẳn thắn, cởi mở, chân thành để đảng viên bày tỏ chính kiến của mình.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt ở các cấp ủy, chi bộ xã, phường, thị trấn cần thực hiện nhiều nội dung, vận dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn. Vì vậy, vấn đề cốt lõi đặt ra là các cấp ủy cần chọn những việc cụ thể, thiết thực, liên quan đến nhiệm vụ của chi bộ, quyền lợi, trách nhiệm của đảng viên và quần chúng để thảo luận, bàn biện pháp giải quyết; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung

dân chủ, phát huy trí tuệ của đội ngũ đảng viên, đồng thời, có biện pháp cụ thể để quản lý, theo dõi, nắm chắc tình hình tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên trong THDC.

Bốn là, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên

Đội ngũ cán bộ có vai trò to lớn, quyết định sự thành bại của cách mạng. Cán bộ là gốc của cách mạng, có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém.

Trong những năm gần đây, chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường thị trấn tỉnh Hưng Yên nhìn chung đã được nâng lên. Tuy nhiên, “một bộ phận không nhỏ cán bộ xã, phường, thị trấn, trong đó có cả cán bộ chủ chốt chưa phát triển kịp theo yêu cầu của việc THDC, vẫn còn hiện tượng cán bộ lợi dụng luật, nghị định để đối phó hoặc lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật”[91]. Vì vậy, để nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, phải làm tốt công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn. Căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ từng ngành, từng lĩnh vực để xây dựng chương trình cho sát hợp. Kết hợp các hình thức đào tạo dài hạn với bồi dưỡng ngắn hạn, tập huấn ngắn ngày, tham quan, học tập kinh nghiệm; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua việc thực hiện nghĩa vụ quân sự cho cán bộ dự nguồn cấp xã. Đây sẽ là lực lượng bổ sung đáng kể cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn.

Cùng với việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, phải bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Đây là nhân tố cơ bản, quyết định NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ. Chất lượng đội ngũ đảng viên chủ yếu được tạo nên từ PCNL của mỗi đảng viên và cả đội ngũ. Vì vậy, nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn, trước hết phải coi trọng nâng cao PCNL của đội ngũ đảng viên.

Hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn không thể có chất lượng, hiệu quả cao nếu đội ngũ cán bộ, đảng viên chất lượng thấp, có một bộ phận

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 133 - 144)