4. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH HƯNG YÊN –
DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH HƯNG YÊN –
DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH HƯNG YÊN – phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên
1.1.1. Khái quát về xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên
Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 quy định: “Các đơn vị hành chính của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường”[48].
Hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn được thành lập theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, bao gồm: Tổ chức đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội…hoạt động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, xã, phường, thị trấn có vị trí đặc biệt quan trọng, bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tổ chức thực hiện thắng lợi, quyền dân chủ của nhân dân được phát huy trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị.
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX, tỉnh Hải Hưng được chia thành tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên. Ngày 01tháng 01 năm 1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập, có diện tích tự nhiên là 923,09 km2; dân số 1.116 nghìn người (năm 2014), với 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 07 phường, 09 thị trấn và 145 xã, 851 thôn [102]. Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, văn