Những hạn chế, khuyết điểm chủ yếu

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 98 - 107)

- Mục đích hoạt động của TCCSĐ trong THDC nhằm phát huy cao nhất vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, khả năng và

2.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm chủ yếu

2.1.2.1 Một số cấp uỷ, chi bộ, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo THDC ở xã, phường, thị trấn; dân chủ trong tổ chức đảng chưa được phát huy đầy đủ.

Một số cấp ủy, chi bộ, cán bộ đảng viên chưa nhận thức đúng về vai trò hạt nhân chính trị, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc THDC. Vì vậy, trách nhiệm trước tổ chức đảng, trước nhân dân chưa cao. Một số cán bộ còn quan liêu, thiếu trách nhiệm trước công việc được giao, dẫn đến tình trạng một số cấp ủy, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xem nhẹ, làm lướt, hoặc phó mặc việc THDC cho Mặt trận và các đoàn thể. Kết quả điều tra đảng viên về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, đảng viên về THDC ở cơ sở cho thấy, có 26% đánh giá ở mức bình thường, 12% ở mức chưa tốt, 6% mức khó đánh giá[121]. Như vậy, đảng viên đánh giá nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chi bộ về THDC ở mức bình thường và chưa tốt còn tương đối cao (38%). Tỉnh ủy Hưng Yên đã khẳng định: “Một số cấp uỷ, chính quyền, nhất là người đứng đầu địa phương chưa nhận thức quán triệt và thực hiện đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chủ đạo của Trung ương và quy định của Nhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC Ở cơ sở” [92].

Vai trò lãnh đạo của một số cấp ủy, chi bộ ở một số cơ sở chưa thực sự phát huy tốt, một bộ phận cán bộ, đảng viên yếu kém về năng lực công tác, thiếu gương mẫu trong đạo đức lối sống, chưa thực sự tiêu biểu về trí tuệ, khả năng thuyết phục quần chúng chưa cao; một số đảng viên còn vi phạm pháp

luật, làm cho uy tín của người đảng viên giảm sút trước dân. “Một số cấp ủy, chi bộ còn tình trạng vi phạm dân chủ, thiếu thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, có cấp ủy còn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ trong nội bộ tổ chức đảng chưa cao dẫn đến phong trào của địa phương chuyển biến chậm, tình trạng khiếu kiện, tố cáo cán bộ, cơ quan, đơn vị còn xẩy ra”[92]. Kết quả điều tra đảng viên về vai trò của cấp ủy đối với THDC ở xã, phường, thị trấn cho thấy, có 29,75% ở mức bình thường; 6% ở mức chưa tốt [121]. Tỷ lệ đó ở nhân dân là: 27,85% ở mức trung bình, 16,78% ở mức chưa tốt [122]. Kết quả điều tra nhân dân về vai trò của đảng viên THDC cho thấy, 19,64% ở mức phát huy bình thường, 16,07% ở mức phát huy không tốt[121]. Kết quả điều tra nhân dân về vai trò của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn trong THDC, có 23,93% ở mức phát huy bình thường, 8,21% ở mức phát huy chưa tốt[122]. Như vậy, đảng viên và nhân dân đánh giá vai trò của cấp ủy phát huy ở mức bình thường và chưa phát huy tốt tương đối cao.

2.1.2.2. Một số nội dung, hình thức, biện pháp hoạt động lãnh đạo và tổ chức thực hiện dân chủ của cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn còn xơ cứng, máy móc.

Một là, việc lãnh đạo cụ thể hóa những chủ trương, biện pháp THDC ở một số địa phương triển khai chưa kịp thời, đầy đủ;chưa cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch, quy chế, quy định, quy ước, hương ước, đề án, hướng dẫn trong THDC ở xã, phường, thị trấn.

Việc cụ thể hóa nghị quyết của cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn thành các chương trình, kế hoạch cụ thể, phát động các cuộc vận động, thành các phong trào thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ở xã, phường, thị trấn có nội dung chưa thật sát, chưa phù hợp với từng địa phương. “Đổi mới việc quán triệt các văn bản của cấp trên để hoàn thiện và ban hành các văn bản thực hiện QCDC ở các xã, phường, thị

trấn có nơi chưa kịp thời”[92]. Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy định có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi trong mọi hoạt động hợp pháp của nhân dân có nơi còn chưa chú trọng. “Việc xây dựng hương ước, quy ước, xây dựng cơ sở hạ tầng có nơi nhân dân chưa được bàn thấu đáo nên việc phát huy dân chủ trực tiếp của người dân thông qua hương ước, quy ước có hiệu quả chưa cao”[92]. Báo cáo của Tỉnh ủy Hưng yên năm 2013 đã đánh giá: “Công tác phổ biến, quán triệt và triển khai các văn bản của Trung ương, của tỉnh về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ở một số địa phương, đơn vị còn chưa thường xuyên, liên tục”[98]. Kết quả điều tra đảng viên về đánh giá mức độ THDC ở địa phương, còn 32% đánh giá có nội dung chưa tốt; 10% đánh giá có hình thức không tốt [121]. Cũng nội dung này, có 30% nhân dân được hỏi ý kiến đã đánh giá có nội dung chưa tốt[122].

Hai là, một số nơi, việc thực hiện thông báo công khai những nội dung quy định nhân dân được biết, được bàn, được quyết định còn hình thức, chất lượng chưa cao

Thực hiện quy trình dân "biết, bàn, giám sát" trong thời gian qua cho thấy, một số nơi chính quyền đã thực hiện việc công khai cho dân một số nội dung như: Quy hoạch, quản lý đất đai, giá đền bù, thuế, các khoản thu, các loại phí, việc báo cáo quyết toán hàng năm, các nguồn kinh phí đầu tư… nhưng việc công khai còn mang tính chiếu lệ, làm lướt, chưa đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền.

Những nội dung cần thông bảo để nhân dân biết phải được thông báo cho nhân dân biết bằng hình thức niêm yết tại trụ sở UBND xã nhưng trên thực tế, theo đánh giá của Tỉnh ủy Hưng yên, còn gần 50% xã, phường, thị trấn không thực hiện bằng hình này mà thực hiện bằng cách thông báo qua loa truyền thanh hoặc qua trưởng thôn, khu phố, dễ dẫn đến tình trạng nhân dân tiếp cận nguồn tin không đầy

đủ, thiếu chính xác do phụ thuộc phần lớn vào chất lượng âm thanh, thời điểm phát thanh thông báo, khả năng diễn đạt của phát thanh viên và khả năng truyền đạt thông tin của trưởng thôn, khu phố [92]. Theo đánh giá của Tỉnh ủy Hưng Yên, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 21% cử tri (hoặc hộ gia đình) biết một số nội dung và hiểu chưa đầy đủ, trong đó có 16 xã (= 9,93%) có dưới 50% cử tri (hộ gia đình) biết một số nội dung và hiểu chưa đầy đủ những nội dung mà chính quyền xã, phường, thị trấn công khai [92]. Trong toàn tỉnh có khoảng 20% cử tri (hoặc hộ gia đình) biết một số nội dung, trong đó có 27 xã (= 16,8%) có tới trên 70% cử tri (hộ gia đình) chỉ biết một số nội dung; 154 xã (= 95,65%) có dưới 50% cử tri (hộ gia đình) không quan tâm hoặc không biết một số nội dung mà chính quyền cơ sở đã công khai [92].

Những nội dung nhân dân bàn, tham gia ý kiến chủ yếu bằng hình thức họp cử tri hoặc đại diện hộ gia đình (trên 90%); chỉ có dưới 10% xã, phường, thị trấn tổ chức cho nhân dân bàn hoặc tham gia ý kiến bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến tới các cử tri[92]. Những nơi áp dụng hình thức phát phiếu lấy ý kiến tới các cử tri hoặc đại diện hộ gia đình đã huy động được sự quan tâm tham gia góp ý của nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp nhân dân. Đa số nhân dân khi được bàn hoặc lấy ý kiến thường "bằng lòng", ý kiến đóng góp ít. Tỷ lệ cử tri có ý kiến góp ý khi được lấy ý kiến chỉ đạt 21,8%. Toàn tỉnh còn 5 xã (= 3,1%) có dưới 50% cử tri (hộ gia đình) tham gia bàn khi được chính quyền cơ sở xã, thôn, khu dân cư triệu tập; có 16 xã (= 9,93%) có dưới 50% cử tri (hộ gia đình) tham gia ý kiến khi được lấy ý kiến và còn 7 xã (= 4,34%) có dưới 50% cử tri (hộ gia đình) tham gia bàn có ý kiến tán thành [92].

Những nội dung nhân dân giám sát, có gần 40% cử tri (hộ gia đình) chưa khi nào tham gia giám sát; phần lớn các cuộc giám sát của nhân dân được thực hiện thông qua các tổ chức HĐND, MTTQ, đoàn thể, Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng…; tỷ lệ cử tri (hộ gia đình) thực

hiện giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật đạt 28,75%; còn 14 xã (=8,7%) có trên 70% cử tri (hộ gia đình) chưa khi nào tham gia giám sát [92].

Một số việc ở một số nơi thực hiện thiếu công khai, dân chủ dẫn đến đơn thư khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết lại chưa dứt điểm, gây bức xúc, khiếu kiện kéo dài, làm mất ổn định ở cơ sở. Tính từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh có 4321 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, trong đó khiếu nại, tố cáo là 2125 đơn [92].

Ba là, một số nơi, chi bộ chưa lãnh đạo tốt việc phát huy quyền dân chủ bàn bạc của nhân dân, hoặc triển khai lấy lệ, triển khai một cách hình thức nên việc thực hiện quy chế dân chủ đạt hiệu quả thấp.

Nhận thức về thực hành dân chủ ở cơ sở chưa đồng đều, một bộ phận nhân dân chưa biết và chưa thấu hiểu về QCDC ở cơ sở, chưa ý thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong thực hiện QCDC ở cơ sở, chưa nhận thức đầy đủ quyền và lợi ích của mình khi tham gia các quan hệ xã hội, nhất là quan hệ với chính quyền cơ sở; cá biệt còn có người dân lợi dụng dân chủ, gây mất ổn định về an ninh trật tự ở nông thôn. Một bộ phận nhân dân chưa phát huy được năng lực làm chủ của mình trong bàn bạc những vấn đề thuộc nội bộ ở thôn xóm, tổ dân phố. Chưa tích cực tham gia ý kiến xây dựng tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, ít quan tâm đến những lợi ích chính trị, tinh thần khác. Còn không ít quần chúng tiêu cực, dễ bị kích động lợi dụng quy chế dân chủ vi phạm pháp luật.

Bốn là, sự phối hợp của cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức thực hiện dân chủ còn thiếu thường xuyên, chưa chặt chẽ, còn biểu hiện hình thức, hiệu quả chưa cao.

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Hưng Yên: “Sự phối hợp, tổ chức rút kinh nghiệm trong các tác chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ giữa tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chưa được thường xuyên” [91].

Công tác phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ có việc còn hình thức…” [98].

Chính quyền cơ sở ở một số địa phương có lúc chưa đưa ra được phương hướng, chương trình cụ thể sát với đặc điểm địa phương, mới chỉ dừng lại ở việc triển khai, quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên mà chưa cụ thể hóa thành các văn bản mang tính pháp quy để tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả. Chưa có những giải pháp, phương thức tiến hành phù hợp, đồng bộ đủ mạnh để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, còn ỷ lại vào tổ chức đảng; chưa thực sự phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể trong THDC, còn biểu hiện chính quyền "áp đặt" cho Mặt trận và các đoàn thể. Kết quả điều tra nhân dân đánh giá về vai trò của cán bộ xã, thôn cho thấy, có 23,93% đánh giá ở mức trung bình, 8,21% ở mức không tốt. (tỷ lệ đánh giá mức trung bình và không tốt khá cao 32,14%)[122].

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chậm đổi mới nội dung và hình thức vận động, giáo dục quần chúng, chưa thực sự chủ động trong phát huy vai trò quyền lực của nhân dân trong kiểm tra, giám sát, giúp đỡ tổ chức đảng, chính quyền trong THDC và QCDC ở cơ sở. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội chưa khắc phục được kiểu hành chính, quan liêu, chưa thể hiện được tính đặc thù của mình trong quá trình hoạt động, còn dựa vào chính quyền, ít có đề xuất giải quyết quyền lợi chính đáng của thành viên trong tổ chức của mình, chưa có phương thức phù hợp để vận động, tập hợp quần chúng. Theo báo cáo của Tỉnh ủy Hưng Yên: “Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng chậm đổi mới…việc phối hợp với các cấp, ngành để thẩm định một số đề án, chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh còn chưa kịp thời và kém hiệu quả”[91].

Năm là, việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trưởng thôn, trưởng khu phố còn hạn chế.

Trình độ đội ngũ cán bộ ở cấp xã còn thấp, một số cán bộ chủ chốt còn chưa được đào tạo về lý luận chính trị, ủy viên ủy ban xã trình độ năng lực chuyên môn, chính trị còn yếu, trình độ học vấn thấp[92]. Một số nơi cán bộ cấp xã còn thiếu và hẫng hụt, không đồng bộ, đa số cán bộ chủ chốt là cán bộ hưu trí, bộ đội phục viên, cán bộ trẻ tỷ lệ thấp. Một số xã cán bộ không nắm vững chức năng, nhiệm vụ, cương vị mà mình phụ trách[92]. Trình độ quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, am hiểu pháp luật còn nhiều bất cập, do vậy lúng túng trong việc cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở cấp mình. Năng lực quản lý bằng pháp luật còn yếu, nặng về mệnh lệnh, chỉ thị. Khả năng đối thoại, thuyết phục, tuyên truyền giáo dục còn nhiều hạn chế. Một số cán bộ, đảng viên tinh thần gương mẫu chưa cao, còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của quá trình THDC và QCDC ở cơ sở, còn lúng túng trong giải quyết các vấn đề nảy sinh ở địa phương. Do vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả THDC và QCDC ở cơ sở.

Đội ngũ trưởng thôn, trưởng khu phố còn hạn chế về kiến thức quản lý, thường xuyên thay đổi theo nhiệm kỳ. Một số chi bộ chưa cử được đảng viên đủ tín nhiệm để nhân dân bầu trưởng thôn, trưởng khu phố nên việc lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ đối với các công việc ở thôn, khu phố còn chưa toàn diện; một bộ phận không nhỏ trưởng thôn chưa phải là đảng viên nên việc hiểu và thực hiện theo nghị quyết cấp uỷ và thực hành quy chế dân chủ còn hạn chế. Toàn tỉnh có 224/857 = 26,1% Trưởng thôn chưa là đảng viên[92]. Từ thực tế trên, dẫn đến một bộ phận cán bộ cơ sở, đặc biệt là Trưởng thôn - người trực tiếp truyền đạt, tổng hợp ý kiến nhân dân- năng lực công tác còn hạn chế, hiệu quả thấp; chưa đáp ứng tốt các yêu cầu của Pháp lệnh thực hiện dân chủ đã đề ra đối với vai trò, trách nhiệm cửa Trưởng thôn, trong khi đó, địa bàn chủ yếu để thực hiện QCDC cơ sở lại diễn ra phần lớn tại các thôn (xóm, làng, tổ khu phố).

Sáu là, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn tại một số địa phương chưa được cấp ủy quan tâm chỉ đạo đúng mức;chưa chú trọng thực hiện tốt việc sơ, tổng kết.

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Hưng yên: Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng ở xã, phường, thị trấn hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, có nơi những tổ chức này còn mang tính hình thức[92]. Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện QCDC ở một số địa phương chưa thường xuyên. Có nơi không tổ chức hội nghị đánh giá việc thực hiện QCDC hàng năm; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Ban chỉ đạo cấp trên có lúc, có nơi chưa nghiêm túc. “Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ còn lồng ghép với nhiều nội dung, chương trình khác, chưa tiến hành tổng kết riêng; đồng thời chưa chú trọng tuyên truyền nêu gương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt Quy

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 98 - 107)