Xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 151 - 158)

- Mục đích hoạt động của TCCSĐ trong THDC nhằm phát huy cao nhất vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, khả năng và

3.2.3. Xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hưng Yên bao gồm các tổ chức, thiết chế hợp pháp, có quan hệ về mục đích, chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị ở cơ sở. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên là giải pháp quan trọng giữ vai trò định hướng, chỉ đạo toàn bộ hoạt động THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên.

Hệ thống chính trị cơ sở là nơi trực tiếp phổ biến, tuyên truyền, tổ chức nhân dân hiện thực hóa mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, của huyện. Trực tiếp

lãnh đạo, quản lý và huy động mọi nguồn lực ở cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo ra những tiềm lực vật chất, chính trị tinh thần, góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta.

Là cấp gần dân nhất, hệ thống chính trị cơ sở có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong THDC ở cơ sở: là thiết chế trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức hiện thực hoá dân chủ ở cơ sở một cách có hiệu quả; trực tiếp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực thực hành dân chủ cho nhân dân lao động; trực tiếp đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện lợi dụng dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân lao động... nhằm xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Tuy nhiên, ở tỉnh Hưng Yên hiện nay còn có một số tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở chưa phát huy tốt vai trò của mình trong THDC. Quá trình THDC còn bộc lộ những bất cập như: hiện tượng mất đoàn kết nội bộ, tình trạng tham nhũng, quan liêu hách dịch, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vẫn xảy ra, thậm chí có địa phương còn để xảy ra điểm nóng... Điều đó, nếu chậm được khắc phục sẽ gây mất trật tự an toàn xã hội làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, đến hiệu quả THDC ở cơ sở và ảnh hưởng đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước cũng như mục tiêu xây dựng, phát triển mọi mặt của tỉnh Hưng Yên, đòi hỏi TCCSĐ cần phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, phát huy tốt hơn nữa vai trò trong lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chủ trương, kế hoạch của địa phương nhằm nâng cao nhận thức và năng lực thực hành dân chủ cho

nhân dân, tạo động lực mạnh mẽ nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội... góp phần cùng nhân dân cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Để xây dựng và phát huy vai trò của HTCTCS trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên đạt chất lượng, hiệu quả cao, hoạt động của TCCSĐ trong THDC cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, xây dựng và phát huy vai trò của HĐND xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên trong thực hiện dân chủ.

Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (cấp xã), đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra. Những năm qua, tổ chức và hoạt động của HĐND xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên đã có nhiều đổi mới về tổ chức và hoạt động; đã và đang phát huy vai trò quan trọng của mình trong THDC ở cơ sở. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của HĐND xã, phường, thị trấn trong THDC vẫn còn hạn chế, tồn tại trong công tác tham gia xây dựng và tuyên truyền, phổ biến; xem xét, quyết định những vấn đề THDC có lúc còn mang tính hình thức; hoạt động giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác hòa giải ở cơ sở còn hạn chế; một số đại biểu HĐND chưa làm tròn trách nhiệm của người đại biểu dân cử…Vì vậy, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn cần có nhiều chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng đại biểu HĐND và công tác tổ chức của HĐND xã, phường, thị trấn. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, trước hết phải lãnh đạo đổi mới công tác hiệp thương, giới thiệu đại biểu, lựa chọn bầu cử đại biểu HĐND bảo đảm dân chủ, công khai, có cơ cấu hợp lý, coi trọng phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công tác, có khả năng đại diện cho cộng đồng dân cư và năng lực tham vấn, quyết định. Cải tiến và nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND trong việc thảo luận và thông qua các quyết định quan trọng, thực hiện các chức năng,

thẩm quyền của HĐND; thực hiện công khai, dân chủ, bảo đảm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thu hút sự quan tâm theo dõi của cử tri đối với hoạt động của HĐND, công khai những vấn đề mà HĐND bàn và ra quyết định. Do vậy, tổ chức kỳ họp phải có sự chuẩn bị chu đáo; chủ tọa cần linh hoạt trong điều hành kỳ họp, gợi mở để đại biểu mạnh dạn tham gia ý kiến đóng góp nhằm ban hành những nghị quyết có tính khả thi cao. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện tốt chức năng giám sát của HĐND xã, phường, thị trấn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương với các hình thức giám sát như xem xét các báo cáo tại kỳ họp HĐND; kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND; chất vấn của đại biểu; giám sát văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương và giám sát thực tế tại cơ sở nhằm tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương. Đổi mới và nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, tiếp dân của đại biểu HĐND; tăng cường tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề bảo đảm thật sự gần dân, sát dân, phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của nhân dân góp phần quyết định đúng đắn những vấn đề quan trọng của địa phương theo đúng ý Đảng, lòng dân.

Hai là, lãnh đạo phát huy vai trò của UBND xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên trong thực hiện dân chủ.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, là cầu nối chuyển tải và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến quảng đại quần chúng nhân dân. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương theo thẩm quyền. Hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên những năm qua có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả THDC và bảo đảm đời sống của nhân dân ở xã, phường, thị trấn.Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của UBND xã,

phường, thị trấn vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém như: tính chuyên sâu, tính ổn định về nhân sự, tình trạng lãng phí, hình thức trong hoạt động quản lý, tổ chức THDC; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức đối với việc THDC. Vì vậy, TCCSĐ cần xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn phát huy vai trò của UBND trong THDC.

Trước hết, TCCSĐ cần lãnh đạo việc đổi mới, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của UBND. Đây là khâu then chốt, trọng yếu, có tính chất quyết định đến chất lượng, hiệu quả THDC ở xã, phường, thị trấn. Cấp ủy, chi bộ lãnh đạo thực hiện tốt các khâu, các bước của công tác cán bộ, từ khâu quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, bảo đảm đúng quan điểm của Đảng, tiến hành công khai, dân chủ; lựa chọn đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt có phẩm chất tốt, có trình độ mọi mặt, nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực, trách nhiệm cao, toàn tâm, toàn ý đối với việc phát huy và bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân, thực sự là công bộc của nhân dân; kiên quyết đấu tranh, loại bỏ những cán bộ thoái hóa biến chất, thiếu trách nhiệm, lợi dung chức quyền vun vén, lợi vụ cá nhân, quan liêu, hách dịch, bè cánh, ngại va chạm, xa rời quần chúng. Mặt khác, TCCSĐ lãnh đạo đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của UBND, nhất là chất lượng phiên họp của UBND, phát huy trí tuệ tập thể trong việc thảo luận các vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhân dân; đổi mới công tác quản lý, điều hành, phân công trách nhiệm của từng thành viên của UBND trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh ở xã, phường, thị trấn.

Ba là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hộiở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên trong việc thực hiện dân chủ

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong THDC, nhất là THDC ở cấp xã, phường, thị trấn. Căn vào chức

năng, nhiệm vụ của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội; trên cơ sở các quy định những công việc chính quyền, công tác Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia THDC ở cơ sở, cấp ủy, chi bộ lãnh đạo phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về THDC ở cơ sở; tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân ở cơ sở những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật về THDC ở cơ sở, về quyền làm chủ của nhân dân, nhất là quyền làm chủ trực tiếp, dân chủ đại diện được pháp luật quy định; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, Pháp lệnh THDC ở xã, phường, thị trấn.

Lãnh đạo phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tổ chức nhân dân và học tập quán triệt các quan điểm của Đảng, chỉ thị, nghị quyết các cấp về THDC, bảo đảm cho nhân dân sử dụng đúng quyền và trách nhiệm của mình; quán triệt tư tưởng phát huy quyền làm chủ của nhân dân vừa là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước; mở rộng dân chủ, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tham gia giám sát hoạt động của Nhà nước, của chính quyền ở cơ sở, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ và tệ tham nhũng. Công tác tuyên truyền, phổ biến của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội phải được thực hiện đến từng địa bàn dân cư, thông qua các Ban công tác Mặt trận ở thôn, khu dân cư để phổ biến cho dân tới từng hộ gia đình.

Lãnh đạo phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc phối hợp với chính quyền, Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố để thực hiện QCDC cơ sở và Pháp lệnh THDC được lồng ghép với nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", chương trình xây dựng

nông thôn mới, bảo đảm phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, các nhiệm vụ của địa phương.

Tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo phát huy vai trò của Mặt trận xã, phường, thị trấn và Ban công tác Mặt trận vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật về THDC nhằm góp phần xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, làm cho bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động ngày càng có hiệu lực và hiệu quả để quản lý tốt mọi mặt của đời sống xã hội theo pháp luật nhà nước, thể hiện được quyền lực của nhân dân.

Nội dung giám sát bao gồm: giám sát hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan, tổ chức cá nhân trên địa bàn xã, phường, thị trấn theo các nội dung quy định tại Pháp lệnh THDC ở cấp xã; giám sát hoạt động của đại biểu HĐND, các thành viên của UBND và cán bộ phường, xã trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Pháp lệnh THDC và các văn bản pháp luật về THDC ở cơ sở có liên quan; giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.

Các hình thức biện pháp giám sát là: Thông qua việc phối hợp với chính quyền trong qúa trình tổ chức thực hiện Pháp lệnh Thực hiện dân chủ và các văn bản pháp luật về THDC ở cơ sở có liên quan; thông qua việc tham dự các kỳ họp HĐND, UBND; thông qua việc tham gia các Hội đồng, Ban chỉ đạo Thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương; thông qua việc tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân; thông qua tiếp dân, thu thập ý kiến, kiến nghị của nhân dân; thông qua tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Ban TTND.

Quá trình giám sát việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận phát hiện những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý. Ban Thanh tra nhân dân kiến nghị với các cơ quan có thẩm

quyền, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn xem xét giải quyết và xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Điều cốt yếu của hoạt động giám sát của Mặt trận là phát hiện những lệch lạc, những vi phạm hoặc có dấu hiện vi phạm ngay từ đầu để góp ý kiến cụ thể với người có thẩm quyền hoặc người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ, với cấp uỷ đảng để tìm cách khắc phục và ngăn chặn sự vi phạm, không để khi xảy ra sự việc vỡ lở mới đề nghị thanh tra, xử lý.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn cần kiện toàn, củng cố Ban công tác Mặt trận; bồi dưỡng kiến thức công tác Mặt trận đáp ứng yêu cầu thực hiện Pháp lệnh THDC ở xã, phường, thị trấn và các văn bản pháp luật về THDC ở cơ sở có liên quan. Đổi mới đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt của Uỷ Ban Mặt trận, thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong Mặt trận để đề ra chương trình phối hợp thống nhất hành động; tập trung vào những vấn đề bức xúc như dân sinh, dân chủ, dân trí bằng cách đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào ngày càng thiết thực, sát với thực tiễn, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân.

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 151 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w