Những thành tựu, ưu điểm cơ bản

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 81 - 98)

- Mục đích hoạt động của TCCSĐ trong THDC nhằm phát huy cao nhất vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, khả năng và

2.1.1. Những thành tựu, ưu điểm cơ bản

2.1.1.1. Về nhận thức, trách nhiệm, năng lực của tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

Một là, các cấp ủy, chi bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn nhận thức rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Thời gian vừa qua, các cấp ủy, chi bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận thức rõ việc THDC ở cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những vấn đề quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích chính đáng của mình như: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở địa phương; phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương. Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở của Tỉnh ủy Hưng Yên đã chỉ rõ: Ở cơ sở, nhìn chung cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng, là một giải pháp quan trọng nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng chính quyền ở địa phương trong sạch, vững mạnh, thực sự của dân, do dân, vì dân.

Các cấp ủy, chi bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận thức rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo THDC ở xã, phường, thị trấn, vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng

viên trong THDC ở cơ sở, gương mẫu tự phê bình và phê bình trong tổ chức đảng và trong nhân dân. Qua khảo sát điều tra đảng viên về vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, đảng viên trong THDC ở cơ sở, có 60% trả lời ở mức tốt; 35% trả lời ở mức bình thường; 5% đánh giá ở mức chưa tốt. Như vậy, mức tốt khá cao, nếu tính cả mức bình thường sẽ là 95%[121].

Hai là, các cấp ủy, chi bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn đề cao trách nhiệm trong hoạt động lãnh đạo và tổ chức thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Trách nhiệm của cấp ủy, chi bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hoạt động lãnh đạo và tổ chức THDC ở xã, phường, thị trấn thể hiện ở việc tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết về dân chủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định thực hiện QCDC ở cơ sở; lãnh đạo việc tổ chức cho nhân dân tham gia vào các vấn đề quan trọng ở địa phương; trách nhiệm trong tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của tỉnh ủy, huyện ủy về THDC ở cơ sở; giải quyết những vướng mắc của nhân dân trong THDC, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư trên mọi hoạt động, mọi phong trào ở địa phương; tổ chức cho nhân dân đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, vi phạm và lợi dụng dân chủ gây mất ổn định chính trị và an toàn trật tự ở địa phương. Kết quả điều tra khảo sát về trách nhiệm của cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn đối với việc lãnh đạo THDC ở cơ sở cho thấy: đảng viên đánh giá mức tốt = 56%, bình thường = 36%, chưa tốt = 8%[121]; tỷ lệ đó ở quần chúng nhân dân đánh giá mức tốt = 80%, bình thường = 21,4%, khó đánh giá = 0,71% [122]. Như vậy, đảng viên và nhân dân đánh giá tương đối cao trách nhiệm của cấp ủy, chi bộ trong lãnh đạo THDC ở cơ sở .

Ba là, năng lực lãnh đạo được nâng cao, dân chủ trong tổ chức đảng được thực hiện nghiêm túc.

Năng lực lãnh đạo tổ chức THDC ở xã, phường, thị trấn của cấp ủy, chi bộ thể hiện ở việc kiện toàn cấp ủy; quán triệt các chỉ thị, đề án của trên về

THDC, xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, Pháp lệnh THDC ở xã, phường, thị trấn; chất lượng nghị quyết lãnh đạo và xây dựng đề án nâng cao hiệu quả thực hành dân chủ, thực hiện QCDC ở cơ sở; phân công, phân nhiệm trên cơ sở chức năng của từng tổ chức trong hệ thống chính trị; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hành dân chủ và thực hiện QCDC ở cơ sở.

Những năm gần đây, cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Hưng Yên đã thường xuyên kiện toàn cấp ủy; 100% các xã, phường, thị trấn thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức THDC ở cơ sở [92]. Cấp ủy, chi bộ đã quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh ủy, huyện ủy, xác định rõ chủ trương, mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; phân công, phân nhiệm rõ ràng tới từng lực lượng, từng đảng viên, cán bộ. Theo báo cáo của Tỉnh ủy Hưng Yên, cấp ủy đảng đã chú trọng triển khai các văn bản của cấp trên, ban hành các văn bản của cấp mình phù hợp với tình hình thực tiễn; đưa nội dung thực hiện QCDC vào chương trình công tác hàng năm và là tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua, công nhận tổ chức đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh… Thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở. Cấp ủy đảng đã tiếp tục chỉ đạo đưa nội dung thực hiện QCDC vào chương trình công tác hàng năm và là tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua, công nhận tổ chức đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, gắn thực hiện QCDC với nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện QCDC.

2.1.1.2. Kết quả thực hiện các nội dung, phương thực hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong lãnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

Từ thực tiễn sinh động THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên những năm vừa qua cho thấy, hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở cơ sở đã

được triển khai cụ thể, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào cấp ủy, chi bộ, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:

Một là, dân chủ trong sinh hoạt, tổ chức và hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn được thực hiện nghiêm túc, đúng nguyên tắc, quy định; các chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện dân chủ của cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn luôn bảo đảm đúng đắn, sát thực, có tính khả thi cao

Dân chủ trong tổ chức đảng là cơ sở, điều kiện tiên quyết để mở rộng dân chủ và THDC ở xã, phường, thị trấn. Nhận thức đúng vấn đề đó, các cấp ủy, chi bộ luôn coi trọng, tăng cường và thực hiện nghiêm túc dân chủ trong tổ chức đảng; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Các chế độ trong sinh hoạt và hoạt động của TCCSĐ, các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, đều được đảng viên dân chủ bàn bàn trước khi cấp ủy, chi bộ quyết định. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế dân chủ của tỉnh Hưng Yên đã khẳng định: “Đối với các chi bộ, đảng bộ cơ sở, ngoài chỉ đạo trực tiếp việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ còn tăng cường nguyên tắc tập trung dân chủ trong cấp ủy, tổ chức đảng, tăng cường đoàn kết, thống nhất, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ”[92], gắn thực hiện dân chủ với thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với xây dựng tổ chức đảng; triển khai quy định về đảng viên không được làm, duy trì và tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của cấp ủy nơi cư trú đối với đảng viên theo Quy định 76-QĐ/TƯ của Bộ Chính trị. Công tác kiểm tra, giám sát trong đảng được quan tâm thường xuyên. Các cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn đã tổ chức triển khai thực hiện có nền nếp Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thông qua đó để phát huy dân chủ trong cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn và phát huy vai trò của nhân dân trong việc giám sát đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số

vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, các cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn đã chỉ đạo kết hợp với việc phát huy dân chủ, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình của cấp uỷ, chi bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng Đảng, đồng thời thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng trong THDC ở cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo THDC của cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn xã, phường, thị trấn ở tỉnh Hưng Yên những năm vừa qua.

Các cấp ủy, chi bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên đã xác định chủ trương, biện pháp THDC ở cơ sở bảo đảm đúng tinh thần của Chỉ thị số 30- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; đúng các văn bản hướng dẫn của các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, sát hợp với đặc điểm dân cư, tình hình mọi mặt của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Điều tra đảng viên đánh giá cấp ủy, chi bộ xã, phường, thị trấn trong việc xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo THDC cho thấy, có 82% đánh giá ở mức tốt; 17% ở mức bình thường; 44% đánh giá đã nắm bắt và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân[121]. Theo đánh giá của Tỉnh ủy Hưng Yên, “100% cấp ủy, chi bộ xã, phường, thị trấn đã ra nghị quyết, xây dựng quy chế, đề án THDC ở cơ sở. Các chủ trương, đề án đúng với chỉ thị, hướng dẫn của trên, phạm vi lãnh đạo của cấp ủy đảng, TCCSĐ, đồng thời phù hợp với tình hình của địa phương” [92].

Hai là, việc hiện thực hoá các chủ trương, biện pháp THDC ở cơ sở đã được triển khai kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng hiện thực hóa thành các chương trình, kế hoạch, quy chế, quy định trong THDC ở xã, phường, thị trấn.

Điểm nổi bật trong hoạt động của cấp ủy, chi bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên những năm vừa qua là việc hiện thực hóa các chủ trương, biện pháp lãnh đạo thành các chương trình, kế hoạch, quy chế, quy định, quy ước, hương ước, đề án, hướng dẫn trong sinh hoạt dân chủ ở các cộng đồng dân cư

vừa mang tính pháp lý của cộng đồng, vừa hướng dẫn, kiểm soát việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hiện thực hoá các chủ trương, biện pháp THDC ở cơ sở trên được thể hiện ở các nội dung: Thành lập Ban thanh tra nhân dân; xây dựng các quy định, quy ước, hương ước ở thôn, xóm, tổ dân phố (hiện nay đã có 851/851 (100%) thôn xóm, làng, khu phố đã xây dựng được quy ước, hương ước)[92] bảo đảm đúng quan điểm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh ở địa phương.

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Hưng Yên, các xã, phường, thị trấn đã thành lập Ban Thanh tra nhân dân, hoạt động có hiệu quả, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc hình thành hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được thực hiện đúng quy trình, quy định, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, của chi bộ, quản lý của chính quyền và bàn bạc của nhân dân. Vì thế, hương ước của thôn, tổ dân phố đã nhanh chóng đi vào đời sống cộng đồng, góp phần vào xây dựng môi trường văn hóa, văn minh trong từng gia đình, thôn, làng, tổ khu phố, góp phần xây dựng gia đình, dòng họ, khu phố, thôn, làng văn hóa. Việc hiện thực hoá các chủ trương, biện pháp THDC ở cơ sở đã góp phần đưa nhanh các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước vào cuộc sống; đồng thời, tạo dựng bầu không khí dân chủ trong sinh hoạt cộng đồng ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Hưng Yên. “Dân chủ hóa đời sống xã hội từng bước được định hình, phát huy trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp THDC thành các quy ước, quy định ở địa phương” [92].

Ba là, các quyền của nhân dân quy định trong Quy chế dân chủ cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn cơ bản được bảo đảm

Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở đã từng bước đi vào cuộc sống, nhiều nơi đã duy trì thành nề nếp, phát huy dân chủ trực tiếp ở thôn (xóm, làng, tổ dân phố) được mở rộng và nâng cao hơn, đem lại nhiều kết quả thiết thực.

Nhìn chung các xã, phường, thị trấn đều thực hiện những việc cần thông báo để nhân dân biết; những việc nhân dân bàn và quyết định; nhân dân bàn, tham gia và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã quyết định; việc nhân dân giám sát kiểm tra.

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Hưng Yên, đã thực hiện tốt những việc thông báo để dân biết, có 90% số xã, phường, thị trấn thường xuyên thông báo về các thủ tục hành chính giải quyết các công việc có liên quan đến dân theo cơ chế “một cửa”[92]; thông báo về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; thông báo về nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm, dự toán và quyết toán thu chi các loại quỹ, dự án các khoản đóng góp tài trợ trực tiếp cho xã; có 98% số xã, phường, thị trấn niêm yết công khai về đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới[92]; 96,5% số xã niêm yết công khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới; 84,8% số xã niêm yết công khai quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; 86,2% số xã niêm yết công khai quy hoạch phát triển các các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có[92]; 71,7% số xã niêm yết công khai các dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên các công trình; 61,3% số xã niêm yết công khai tiến độ thực hiện phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã; 51,7% số xã niêm yết công khai nguồn lực và huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực và các loại quỹ, các khoản đầu tư để xây dựng nông thôn mới [92]. Nhiều xã trong tỉnh Hưng Yên, ngoài việc công khai từng mục việc cần thông báo cho dân biết trên loa truyền thanh, còn công khai bằng hình thức dán niêm yết ở những nơi công cộng như trụ sở Ủy ban xã, nhà văn hoá thôn, thư viện thôn và ở các chợ, những khu đông người...để dân tìm hiểu kỹ càng, thấu đáo hơn.

Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 81 - 98)