Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 121 - 127)

- Mục đích hoạt động của TCCSĐ trong THDC nhằm phát huy cao nhất vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, khả năng và

3.1.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay

việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay

Một là, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Toàn cầu hóa phản ánh xu thế khách quan hợp tác để cùng phát triển giữa các quốc gia, dân tộc, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong xu thế đó, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, mở rộng quan hệ

hữu nghị và hợp tác với các nước nhằm tạo điều kiện phát triển đất nước, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hướng tới phục vụ con người, lấy con người làm trung tâm, vì một xã hội mà sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

Toàn cầu hóa đã tạo ra những cơ hội quan trọng như: thị trường, vốn, khoa học, công nghệ... để chúng ta phát triển kinh tế - xã hội, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã mở rộng được thị trường cho việc tiêu thụ hàng hoá; thu hút được nguồn vốn của các nhà đầu tư trên thế giới; đi tắt, đón đầu những lĩnh vực công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ. Trong quá trình hội nhập, sự phụ thuộc giữa các nước với nhau ngày càng gia tăng, sự cạnh tranh trở nên gay gắt, sự phá sản của một số doanh nghiệp đã đẩy người lao động vào tình trạng không có việc làm…dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày một xa dần. Việc nông dân bỏ ruộng đất đổ ra thành thị kiếm việc không những làm nảy sinh những vấn đề phức tạp cho xã hội mà còn ảnh hưởng đến an ninh lương thực của quốc gia.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho sự phát triển và lan truyền của nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm như: buôn bán và sử dụng ma túy, tội phạm quốc tế, khủng bố quốc tế… làm tăng mối đe dọa tới sự ổn định của xã hội. Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa diễn ra trong quá trình toàn cầu hoá đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam ngày càng cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến thiên tai, lũ lụt, thiếu nước sinh hoạt, sa mạc hóa đất đai... đe dọa an toàn cuộc sống con người và ảnh hướng xấu đến các hoạt động kinh tế - xã hội.

Sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang đặt ra những vấn đề mới, cơ hội và thách thức mới đối với hoạt động của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trong việc xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo THDC, tổ

chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển toàn diện ở địa phương. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đòi hỏi hoạt động của TCCSĐ phải hướng vào phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực, phấn đấu thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh phù hợp với xu thế hợp tác và hội nhập quốc tế; thực hiện tốt mọi hoạt động phúc lợi xã hội; tập trung vào việc xoá đói giảm nghèo; tạo mọi cơ hội công bằng cho các tập thể và từng cá nhân; giảm sự chênh lệch giầu nghèo giữa thành thị và nông thôn; chú trọng xây dựng nông thôn mới, coi trọng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; chăm lo công tác y tế, bảo vệ sức khoẻ người dân; tổ chức thực hiện có hiệu quả những chương trình hành động quốc gia phòng chống tội phạm, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, chương trình dân số quốc gia, chống mọi hành vi có tính chất bạo lực.

Mặt khác, hoạt động của TCCSĐ trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên phải cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định ở từng địa phương, tạo hành lang pháp lý phù hợp để có những bước tiến vững chắc trong quá trình hội nhập, tránh được những rủi ro mà toàn cầu hoá gây ra. Trong điều kiện “thế giới phẳng” với một xa lộ thông tin đa dạng, phong phú đòi hỏi hoạt động của TCCSĐ phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo cơ hội cho nhân dân tiếp cận, lựa chọn thông tin, tôn trọng tự do lựa chọn của các cá nhân, tạo mọi điều kiện cho người dân được thực hiện đầy đủ các quyền con người, đảm bảo cho con người được phát triển một cách toàn diện. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện lợi dụng “dân chủ”, kích động, lôi kéo quần chúng biểu tình, khiếu kiện vi phạm pháp luật, gây mất trật tự, an ninh xã hội ở địa phương.

Hai là, yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang đặt ra những yêu cầu mới cho hoạt động của TCCSĐ trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo định hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hưng Yên trong những năm vừa qua đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi nhiều mặt đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân: làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp nhanh chóng chiếm tỷ trọng cao so với ngành nông nghiệp, làm cho số lượng lao động trong các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng lên. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ đã thu hút một lượng khá lớn lao động nông thôn; quá trình đô thị hóa với tốc tộ nhanh làm cho bộ mặt nông thôn chuyển biến nhanh chóng, đời sống người dân đã có nhiều thay đổi; việc đầu tư cụ thể về điện, đường, trường, trạm, kết cấu hạ tầng nông thôn được củng cố và tăng cường.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang đặt ra đối với hoạt động của TCCSĐ trong xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo THDC phù hợp với các nội dung tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm phát huy dân chủ của nhân dân trong việc đẩy mạnh phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo bước chuyển biến mạnh hơn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đào tạo nghề cho nông dân, bảo đảm việc làm cho nông dân nhằm tạo ra nguồn lao động có chất lượng cao trong nông nghiệp; quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ: điện, đường, trường, trạm, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, hình thành các vùng chuyên canh có hiệu quả kinh tế

cao; đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp tại các vùng nông thôn, đẩy mạnh quá trình đô thị hoá nông thôn, xây dựng đời sống nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ba là, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường và tiêu cực xã hội; sự chống phá của các thế lực thù địch đang diễn ra hết sức phức tạp, quyết liệt trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường thị trấn tỉnh Hưng Yên.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển đất nước và ở địa phương, đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Song kinh tế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái như phân hóa giầu nghèo, quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch; lối sống thực dụng coi trọng đồng tiền... Lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, các thế lực thù địch không ngừng công kích, nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc bản chất nền dân chủ XHCN; triệt để lợi dụng những sơ hở, thiếu sót, khuyết điểm trong sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và những sơ hở trong lãnh đạo quản lý của hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt là những hạn chế trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, trong thực hành dân chủ... các thế lực thù địch luôn kích động, lôi kéo những phần tử bất mãn, quá khích hòng gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” xóa bỏ CNXH.

Trước sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, những tiêu cực của xã hội và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đang đặt ra đối với hoạt động của TCCSĐ cần hướng vào tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hoà bình”; đồng thời có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh, khắc phục các hiện tượng vi phạm quyền tự do, dân chủ của nhân dân, xâm hại lợi ích nhà nước, tập thể và nhân dân của một số cán bộ, đảng viên có chức có quyền; những tư tưởng ích kỷ, cục bộ, chủ nghĩa cá nhân và hành động coi thường kỷ cương, phép nước,

thiếu tôn trọng pháp luật, các hiện tượng khiếu kiện tập thể, tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng, chống đối chính quyền cơ sở của một bộ phận không nhỏ nhân dân ở một số xã, phường thị trấn tỉnh Hưng Yên.

Các biểu hiện của mặt trái kinh tế thị trường đã gây ra những nhận thức và hành động sai lệch về dân chủ, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường thị trấn tỉnh Hưng Yên. Do vậy, đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm dân chủ và âm mưu lợi dụng dân chủ của các thế lực thù địch là một vấn đề thường xuyên, liên tục và lâu dài, đòi hỏi phải dựa trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng, trong đó HTCTCS, nhất là cấp ủy, chi bộ xã, phường, thị trấn là lực lượng giữ vai trò quan trọng.

Bốn là, sự tác động, ảnh hưởng của các phong tục tập quán lạc hậu; mặt bằng nhận thức và năng lực thực hành dân chủ của một bộ phận nhân dân còn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường thị trấn tỉnh Hưng yên

Những dấu ấn của tàn dư công xã nông thôn, cùng với những phong tục tập quán hủ tục, lạc hậu đang tồn tại đan xen với những yếu tố tích cực ở nông thôn Việt Nam nói chung và ở xã, phường thị trấn tỉnh Hưng yên nói riêng. Mặc dù đã trải qua 30 năm đổi mới đất nước với những thành tựu bước đầu đạt được trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là rất quan trọng, song trên địa bàn ở xã, phường thị trấn tỉnh Hưng yên vẫn tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu, gia trưởng, dòng tộc, họ hàng; thói cửa quyền hách dịch, tư tưởng tự ty, bảo thủ, tư duy manh mún, khép kín ngại va chạm, chậm đổi mới đã ảnh hưởng tới nhận thức về pháp luật, về quyền làm chủ, nghĩa vụ và quyền hạn công dân, hạn chế đến khả năng làm chủ của nhân dân.

Những phong tục, tập quán lạc hậu trên đã và đang là một trở ngại lớn đến tư duy và hành động dân chủ của nhân dân và đội ngũ cán bộ cơ sở, từ đó làm hạn chế vai trò của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên. Bởi vậy, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, yêu cầu THDC ở xã, phường, thị trấn, đòi hỏi mọi cấp, mọi ngành trong tỉnh mà trước hết là TCCSĐ cần phải khắc phục và từng bước loại trừ những phong tục tập quán lạc hậu; không ngừng đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ cơ sở, khắc phục lối làm việc theo tư duy đơn giản, máy móc hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần túy, kìm hãm tính năng động, sáng tạo trong xử lý, giải quyết công việc cũng như trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội và trong THDC ở cơ sở.

Hiệu quả THDC không thể tách rời nhận thức, ý thức, năng lực thực hành dân chủ của nhân dân. Dân chủ chỉ được thực hiện trên thực tế và có hiệu quả cao khi trình độ nhận thức, thái độ dân chủ đúng và năng lực thực hành dân chủ của nhân dân được nâng cao...Vì vậy, hoạt động của TCCSĐ cần hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cũng như mặt bằng nhận thức của nhân dân; xác định đúng đắn chủ trương, biện pháp lãnh đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, chấp hành và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên.

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 121 - 127)