Lãnh đạo, chỉ đạo việc cụ thể hóa và nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ ở xã phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 144 - 151)

- Mục đích hoạt động của TCCSĐ trong THDC nhằm phát huy cao nhất vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, khả năng và

3.2.2.Lãnh đạo, chỉ đạo việc cụ thể hóa và nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ ở xã phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

hiện quy chế dân chủ ở xã phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên

Quy chế dân chủ ở cơ sở là văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành nhằm cụ thể hoá phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Sự ra đời của QCDC ở cơ sở là một tất yếu khách quan, là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với thực tiễn xã hội và tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; tạo ra bầu không khí dân chủ rộng mở trên

tất cả các lĩnh vực hoạt động của đất nước. Vì vậy, lãnh đạo, chỉ đạo việc cụ thể hóa QCDC phù hợp với từng địa phương và nâng cao chất lượng thực hiện QCDC ở cơ sở là giải pháp rất quan trọng để các tổ chức và cá nhân thực hiện nghiêm túc, có như vậy quyền dân chủ của nhân dân mới được bảo đảm, tạo hành lang pháp lý để nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình. Mặt khác, nâng cao chất lượng thực hiện QCDC ở cơ sở là giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, nhân dân trực tiếp bày tỏ chính kiến của mình, trực tiếp quyết định và giám sát các công việc của cộng đồng xã hội, phát huy quyền cũng như trách nhiệm của mình trong việc THDC, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng khối đại đoàn kết, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thực tiễn cho thấy, ở đâu cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn nhận thức đúng và quan tâm chăm lo đúng mức tới việc lãnh đạo cụ thể hóa QCDC phù hợp với từng xã, phường, thị trấn và triển khai thực hiện nghiêm QCDC ở thì ở đó kinh tế phát triển, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị được giữ vững, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, các nhiệm vụ chính trị ở địa phương được thực hiện thắng lợi. Ngược lại, ở đâu cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị không quan tâm đến việc lãnh đạo cụ thể hóa QCDC và thực hiện nghiêm QCDC ở xã, phường, thị trấn hoặc lãnh đạo thực hiện một cách hình thức, qua loa đại khái thì ở đó đời sống nhân dân gặp khó khăn, kinh tế chậm phát triển, an ninh chính trị mất ổn định, tình hình khiếu kiện vượt cấp của nhân dân gia tăng, vv... dẫn đến những “điểm nóng” ở một số cơ sở như: Cửu Cao, Xuân Quan, Phụng Công (Văn Giang); Đào Dương (Ân Thi); Tân Lập, Liêu Xá (Yên Mỹ); Chí Tân, Phùng Hưng, Bình Kiều (Khoái Châu);

Ngũ Lão (Kim Động); Đoàn Đào (Phù Cừ); Hoàng Hanh, Cương Chính, Thiện Phiến (Tiên Lữ); Hồng Nam, Liên Phương; An Tảo, Hiến Nam (thành phố Hưng Yên)…

Nội dung lãnh đạo cụ thể hóa QCDC ở xã, phường thị trấn tỉnh Hưng Yên tập trung vào việc cụ thể hóa nội dung “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, bảo đảm quyền của mọi người dân được thông tin về những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày của nhân dân tại cơ sở; nhân dân được bàn, và quyết định trực tiếp là các chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (điện, đường, trường học, trạm y tế, nghĩa trang, các công trình văn hóa, thể thao); hương ước, quy ước làng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự; các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; nhân dân được giám sát, kiểm tra các loại công việc từ hoạt động của HĐND, UBND đến các việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, kết quả quyết toán công trình do dân đóng góp, việc quản lý sử dụng đất đai, thu chi các quĩ, việc thực hiện chính sách đối với người có công với nước...

Để việc cụ thể hóa QCDC và nâng cao chất lượng thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên, cấp ủy, chi bộ cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Một là, lãnh đạo thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực thực hành dân chủ cho nhân dân.

Để QCDC được thực hiện đầy đủ, thiết thực, hiệu quả, trước hết TCCSĐ phải lãnh đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực thực hành dân chủ cho nhân dân; tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác – Lên nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quản điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. Đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền nội

dung các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về dân chủ như: Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”; Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/ 3/ 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện QCDC”; Thông báo số 159-TB/TW ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Kết quả 6 năm thực hiện chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị và tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC”; Nội dung Nghị quyết số 34/2007/PL/UBTVQH, Ngày 20/4/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về “Pháp lệnh THDC ở xã, phường, thị trấn”; Đề án số 01-ĐA/TU ngày 05/05/2011 của Tỉnh uỷ Hưng Yên về “ Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 - 2015”…..

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt cho nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao năng lực làm chủ cho nhân dân trên tất cả các lĩnh vực…nhất là các qui định cụ thể trong Pháp lệnh dân chủ về các quyền “được biết, được bàn và được kiểm tra của công dân”. Đồng thời, phải kết hợp bồi dưỡng, hướng dẫn cho cán bộ và nhân dân THDC một cách có văn hoá, nâng cao ý thức dân chủ, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội.

Trên cơ sở nội dung quy định của QCDC, cấp ủy, chi bộ cần lãnh đạo việc thông báo công khai để nhân dân được biết các nội dung nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp, các nội dung nhân dân bàn và đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định; các nội dung nhân dân được quyền kiểm tra giám sát. Lãnh đạo cụ thể hoá các nội dung QCDC thành các quy định cụ thể của từng cơ quan, địa phương về nề nếp, chế độ làm việc; chế độ tiếp dân; chế độ báo cáo kết quả công tác của mình trước nhân dân; việc công khai hoá các thủ tục hành chính tại địa phương như các loại phí, lệ phí, các loại thuế, các khoản đóng góp của dân, dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm của xã, công khai kết quả xây dựng công trình công cộng của xã và thôn…Kết hợp và

sử dụng rộng rãi các phương tiện thông tin tuyên truyền của các cấp, các ngành, các tổ chức từ trung ương đến địa phương để phổ biến tuyên truyền giáo dục nhân dân, như: hệ thống truyền thanh, truyền hình, qua sách báo, phim ảnh, pa nô, áp phích, khẩu hiệu. Đặc biệt hệ thống truyền thanh, truyền hình của tỉnh và huyện cần phải dành một thời lượng phát sóng phù hợp để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, cần thiết có thể mở một chuyên mục riêng để đi sâu phổ biến, tuyên truyền giáo dục về dân chủ; về bản chất, đặc điểm, nội dung và sự ưu việt của nền dân chủ XHCN, về vai trò của THDC ở nông thôn…thực hiện tốt nề nếp công khai và tận dụng triệt để tất cả các kênh thông tin khác nhau để tạo thuận lợi nhất cho nhân dân nhận thức được đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ, như: hệ thống truyền thanh của xã, pa nô áp phích tại thôn, làng, xóm, tổ dân phố…Việc bố trí pa nô áp phích hay thời gian, thời lượng phát sóng, phát thanh truyền hình cần được bố trí cho phù hợp bảo đảm cho tuyệt đại đa số dân cư thuận lợi cho việc tiếp thu và thực hiện.

Lãnh đạo việc đổi mới nội dung, hình thức phương pháp tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp với nhận thức của đối tượng. Thực tế việc thực hiện QCDC ở cơ sở, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhận thức và năng lực THDC của nhân dân chưa đồng đều, không nhận thức rõ các quyền của mình, ngại tiếp xúc với các cơ quan công quyền, lúng túng trong giao tiếp với đội ngũ cán bộ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do cấp ủy, chi bộ chưa thực sự quan tâm, chú trọng lãnh đạo đổi mới, đa dạng hoá các nội dung hình thức tuyên truyền giáo dục, còn máy móc sơ cứng, còn để một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Thực hiện có nề nếp chế độ các buổi sinh hoạt tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của cán bộ cơ sở với nhân dân, để lắng nghe tâm tư, tình cảm nguyện vọng và các vấn đề vướng mắc của nhân dân ở cơ sở. Qua đó, rèn luyện phong cách, tác phong làm việc dân chủ

của đội ngũ cán bộ, gần dân, tôn trọng dân, lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhân dân nâng cao năng lực THDC của mình, đồng thời cũng góp phần nâng cao năng lực THDC của nhân dân, tạo sự hiểu biết, đoàn kết gắn bó giữa nhân dân với đội ngũ cán bộ của Đảng, tăng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

Hai là, lãnh đạo thực hiện công khai những điều "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"

Mục tiêu quan trọng nhất của thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn là nhằm giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN, một nền dân chủ cho đa số một cách thực sự, thực tế nhằm thu hút đông đảo người dân tham gia vào công việc quản lý của Nhà nước bằng cách để cho “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” một cách thực sự. Theo đó, cấp ủy, chi bộ cần lãnh đạo chính quyền địa phương có nhiều hình thức soạn thảo các văn bản, niêm yết công khai, phát thanh, họp bàn trực tiếp với nhân dân để thông tin kịp thời cho nhân dân biết những công việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân. Cấp ủy, chi bộ cần lãnh đạo việc sơ kết, tổng kết, kiểm điểm hoạt động của HĐND, UBND theo định kỳ, bảo đảm trung thực, đúng thành tựu, hạn chế, đồng thời xác định phương hướng, xây dựng kế hoạch theo phương thức dân chủ, phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhân dân.

Lãnh đạo thực hiện tốt các hình thức như họp toàn thể nhân dân hay họp các chủ hộ...để nhân dân được tham gia bàn bạc, quyết định trực tiếp những vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng, xây dựng hương ước, nội quy về an ninh trật tự cộng đồng, quy ước về văn hoá cộng đồng, thôn, xã, chống các tệ nạn xã hội...cấp ủy, chi bộ lãnh đạo việc mở rộng quyền kiểm tra, giám sát đối với những công việc chính yếu như những hoạt động của HĐND, UBND; hoạt động cũng như tư cách của đại biểu HĐND, của các cán bộ UBND và những cán bộ, công chức nhà nước đang thực thi nhiệm vụ tại cơ sở, kiểm tra, giám sát việc khiếu nại, tố cáo của

người dân, những vấn đề về ngân sách xã, các loại quỹ, các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của Nhà nước.

Ba là, lãnh đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ gắn với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở

Thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người dân không thể tách rời với phát triển kinh tế - xã hội. Người dân chỉ có thể được làm chủ thật sự khi gắn với nhu cầu mưu sinh của họ. Vì vậy, cấp ủy, chi bộ phải lãnh đạo việc bảo đảm các lợi ích chính đáng của người lao động thông qua các chính sách kinh tế và chính sách xã hội trên tinh thần bình đẳng, công khai, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Tuy là một tỉnh giáp với Hà Nội, chịu sự ảnh hưởng lớn của cơ chế thị trường, song so với các tỉnh lân cận nền kinh tế Hưng Yên vẫn còn chậm phát triển. Vì vậy, muốn phát triển nhanh lực lượng sản xuất, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng, giải quyết lao động, việc làm và những vấn đề xã hội, chính trị, văn hoá có hiệu quả, cấp ủy, chi bộ cần lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, coi đó là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu; lãnh đạo khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, hiện đại hoá các công trình thuỷ lợi, giao thông; mở rộng giao lưu văn hoá, kinh tế giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng với nhau. Cấp ủy, chi bộ lãnh đạo thực hiện tốt việc dân chủ trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh…Khi nhân dân có khiếu kiện phải giải quyết kịp thời, đúng đắn, công khai, dân chủ. Lãnh đạo công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra của các cấp đối với cơ sở trên lĩnh vực kinh tế - xã hội để giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật, góp phần trực tiếp mở rộng dân chủ trên lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Bốn là,lãnh đạogiải quyết triệt để những sai phạm tồn đọng, ngăn ngừa những sai phạm phát sinh mới

Thực tế cho thấy, trên địa bàn Hưng Yên còn nhiều “điểm nóng”; người dân tham gia khiếu kiện tập thể, khiếu kiện vượt cấp tập chung vào các vấn đề: đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng, tham nhũng của chính quyền xã, thôn...Nhiều sự việc dân kiến nghị, đề nghị nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, triệt để, gây mất trật tự an ninh, giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân với cấp ủy, chính quyền cơ sở. Để giải quyết triệt để những sai phạm tồn đọng, ngăn ngừa những sai phạm phát sinh mới, cấp ủy, chi bộ cần tập trung lãnh đạo phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính tri cơ sở và phương pháp, phong cách, tác phong tiếp dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên, khắc phục bệnh quan liêu, xa dân, thiếu tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Bám sát cơ sở, gần dân, thấu hiểu nguyện vọng của dân, giải quyết kịp thời những vướng mắc của dân thấu tình, đạt lý. Tổng kết, nhân rộng những điển hình tốt từ cơ sở, những sáng kiến của dân. Cần tập trung lãnh đạo việc xác định các quy định cụ thể về phân cấp, uỷ quyền cho cán bộ cơ sở; ban hành các quy định về tổ chức, phương thức làm việc của các đoàn thể chính trị xã hội ở cơ sở và các chính sách đối với cán bộ cơ sở.

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 144 - 151)