Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 107 - 114)

- Mục đích hoạt động của TCCSĐ trong THDC nhằm phát huy cao nhất vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, khả năng và

2.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế

2.2.1.1. Nguyên nhân của những thành tựu, ưu điểm cơ bản

Những thành tựu, kết quả hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có cả

nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, song tập trung vào một số nguyên nhân sau:

Một là, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn, khả thi trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức THDC ở cơ sở

Đảng ta luôn khẳng định: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, cùng với việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, Đảng ta thường xuyên chăm lo xây dựng, và thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trên thực tế, ở cơ sở, nhất là xã, phường, thị trấn, quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Không ít trường hợp việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức, có nơi, có lúc còn biểu hiện lợi dụng dân chủ, khiếu kiện đông người, vượt cấp hoặc gây mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Tình trạng quan liêu, không thực sự tôn trọng dân chủ còn khá nặng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức; nhiều nơi còn có biểu hiện quan liêu, xa dân... đó là “lực cản” sự phát triển của xã hội.

Trước tình hình đó, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18 tháng 02 năm 1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Thể chế hóa Chỉ thị của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29-NQ/CP ngày 11 tháng 5 năm 1998, Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7 tháng 7 năm 2003 về Quy chế dân chủ ở xã. Trước yêu cầu về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH ngày 20 tháng 4 năm 2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Tiếp đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng, khóa X đã ban hành Kết luận số 65-KL/TW, ngày 4 tháng 3 năm

2010 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở…

Trên cơ sở chủ trương lãnh đạo của Đảng về THDC cơ sở, theo báo cáo của Tỉnh ủy Hưng Yên: “Các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở đã chú trọng công tác triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, ban hành các văn bản chỉ đạo của tỉnh, địa phương, đơn vị phù hợp với tình hình thực tiễn”[98]. Cấp ủy, chi bộ đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, phù hợp, nhanh chóng đi vào thực tiễn đời sống xã hội ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên, hình thành mô hình dân chủ xã hội ở cơ sở, phát triển thành phong trào hành động cách mạng của quần chúng nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương…Đây là nguyên nhân chủ yếu quyết định của những thành tựu, kết quả hoạt động THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên những năm vừa qua.

Hai là, chính quyền xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên đã kịp thời cụ thể hóa các chủ trương lãnh đạo THDC của tổ chức cơ sỏ đảng thành các biện pháp thực hiện sát thực tiễn ở xã, phường, thị trấn.

Không dừng lại ở chủ trương, đề án của cấp ủy, chi bộ, HĐND, UBND ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên đã kịp thời cụ thể hóa chủ trương, đề án thành các chương trình hành động cụ thể, có sức lan tỏa và đi vào cuộc sống thông qua việc tổ chức thực hiện các phong trào, các hoạt động THDC. Có thể thấy rõ những việc cụ thể hóa chủ trương, đề án lãnh đạo xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở của cấp ủy đảng, chi bộ trong các việc: thành lập các Ban Thanh tra nhân dân để giám sát các hoạt động ở địa phương, nhất là các hoạt động liên quan đế sự đóng góp của nhân dân; niêm yết công khai các khoản thu lệ phí; tổ chức cho nhân dân xây dựng và ban hành quy ước dân chủ; …“Các việc liên quan đến nhân dân như các khoản thu phí, lệ phí, lịch tiếp dân được niêm yết công khai[91]. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm nhiều, tốt hơn. “Một số biện pháp chỉ

đạo của chính quyền là đối thoại trực tiếp với nhân dân công khai kết quả giải quyết các vấn đề phức tạp ở thôn, xã có tác dụng tích cực”[92]. Đây chính là nguyên nhân quan trọng của những thành tựu kết quả hoạt động THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên những năm vừa qua.

Ba là, tính tự giác, tích cực của đội ngũ cán bộ, đảng viên và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong THDC ở xã, phường, thị trấn.

Hoạt động của TCCSĐ thông qua vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên, cán bộ. Đảng viên “miệng nói tay làm” theo các chủ trương, đề án THDC của TCCSĐ là điều kiện quyết định để chủ trương, đề án đi vào cuộc sống. Trên thực tế, những năm vừa qua, đại đa số cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn ở tỉnh Hưng Yên đã phát huy vai trò lãnh đạo, gương mẫu trong THDC ở cơ sở đã tạo động lực cho việc THDC hiệu quả, chất lượng. Đánh giá về vai trò của đảng viên trong THDC ở cơ sở của nhân dân, kết quả điều tra cho thấy, có 76,47% quần chúng nhân dân trả lời đảng viên phát huy tốt; trung bình = 25%, không tốt = 0,71% [121].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, khi nhân dân đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì cũng không nên. Bởi vậy, dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng. Việc gì cũng hỏi ý kiến quần chúng, cùng dân chúng bàn bạc, giải thích cho dân chúng hiểu rõ, được dân chúng đồng ý. Do đó dân chúng vui lòng mà ra sức làm. Như thế, nhất định cũng thành công. Vì vậy, Quy chế dân chủ cơ sở ra đời đã được nhân dân đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực, phát huy tốt quyền và nghĩa vụ của mình trên các mặt hoạt động, các lĩnh vực, các nhiệm vụ của địa phương, bảo đảm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đó chính là nguyên nhân quan trọng của thành tựu, kết quả hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên trong những năm qua.

Bốn là, thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước là nguyên nhân trực tiếp tác động tích cực đến hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã phường, thị trấn tỉnh Hưng yên.

Trải qua gần 30 năm đổi mới đất nước, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát; khắc phục được nạn thiếu lương thực trước đây và hiện nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực, Việt Nam trở thành một trong các nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể; đã phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng và phát huy đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại...Những thành tựu đã đạt được trong quá trình thực hiện đổi mới đã và đang cổ vũ, động viên toàn dân hăng hái tham gia xây dựng đời sống mới, tạo ra động lực để các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Kết quả của công cuộc đổi mới đã tạo động lực cho nhân dân phát huy trách nhiệm xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Kết quả xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ sở tác động trở lại, tạo động lực để nhân dân tiếp tục phát huy trách nhiệm thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Vì vậy, thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước là nguyên nhân trực tiếp tác động tích cực đến hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên.

2.2.1.2Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm chủ yếu

Hạn chế, khuyết điểm hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn do nhiều nguyên nhân khác nhau, song chủ yếu từ những nguyên nhân sau:

Một là, năng lực quán triệt, cụ thể hoá nghị quyết của một số cấp uỷ, chi bộ xã, phường, thị trấn còn hạn chế.

Cấp uỷ đảng, chi bộ ở xã, phường, thị trấn quán triệt nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, xây dựng đề án, kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cấp ủy viên, đảng viên trong THDC. Năng lực quán triệt cụ thể hóa nghị quyết thành chương trình, hành động sát đúng, phù hợp với đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ của địa phương thì kết quả THDC ở cơ sở được nâng cao. Trên thực tế, những năm vừa qua các cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên đã phát huy khá tốt vai trò lãnh đạo; thực hiện khá tốt các nội dung, phương thức lãnh đạo. Tuy vậy, việc quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh ủy, huyện ủy ở một số cấp ủy, chi bộ chưa triệt để, sâu sắc; nội dung, phương thức lãnh đạo và ở một số thời điểm chưa được thực hiện đúng; việc cụ thể hoá chủ trương thành các chương trình hành động của một số cấp uỷ, chi bộ còn có những hạn chế, bất cập. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của TCCSĐ trong thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn những năm vừa qua.

Hai là, sự phối kết hợp giữa các thành viên của hệ thống chính trị có thời điểm chưa thật tốt.

Ở một số địa phương, các tổ chức của HTCTCS thiếu sự kết hợp, vẫn còn hiện tượng chồng chéo chức năng; còn biểu hiện khoán trắng việc tổ chức THDC cho HĐND, UBND, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và cho cán bộ thôn, làng, tổ dân phố; thành viên trong hệ thống chính trị chưa làm tròn, làm đúng chức năng, nhiệm vụ; hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ không cao, hiệu lực tổ chức của chính quyền trong THDC còn thấp, vai trò vận động, tập hợp, tổ chức phong trào cách mạng của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân chưa phát huy cao độ. “Sự phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức thực hiện QCDC còn thiếu thường xuyên, chưa chặt chẽ, còn có biểu hiện hình thức, ít hiệu quả”[92]. Tất cả các khiếm khuyết đó làm hạn chế đến kết

quả hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên những năm vừa qua.

Ba là, một số cán bộ, đảng viên chưa thật sự phát huy vai trò gương mẫu. Một số đảng viên, ở những thời điểm cụ thể chưa làm tròn vai tiền phong, gương mẫu trong THDC ở cơ sở; một mặt, các đảng viên này chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của THDC; mặt khác, họ chưa ý thức sâu sắc về vai trò của người cán bộ, đảng viên đối với quần chúng nhân dân ở cơ sở. Trong một số trường hợp, do các hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương liên quan đến lợi ích của gia đình, dòng họ, làng, xóm nên họ né tránh trong THDC, làm hạn chế hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn, làm cho chủ trương THDC ở cơ sở chậm đi vào cuộc sống. Theo đánh giá của Tỉnh ủy Hưng Yên: “Phương thức lãnh đạo của một số cấp ủy và trình độ, năng lực của một số cán bộ cơ sở còn hạn chế…một số đảng viên chưa phát huy hết vai trò tiền phong, gương mẫu trong THDC ở cơ sở. [91].

Bốn là, một bộ phận nhân dân nhận thức chưa tốt mối quan hệ giữa phát huy dân chủ gắn với kỷ cương, phép nước đã ảnh hưởng đến hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở cơ sở xã, phường, thị trấn những năm vừa qua.

Ở một số địa phương, quần chúng nhân dân chưa nắm vững những quy định của pháp luật; chưa nhận thức đúng mối quan hệ giữa dân chủ và tập trung, giữa phát huy dân chủ với giữ gìn kỷ cương phép nước. Vì vậy, một số quần chúng đã bị các phần tử quá khích lợi dụng quá trình THDC để kích động, lôi kéo khiếu kiện không đúng với quy định của pháp luật, có những hành vi manh động, tạo ra những “điểm nóng”, gây mất an ninh trật tự ở địa phương. Những hành vi đó không chỉ làm suy giảm hiệu quả THDC ở cơ sở, mà còn tạo ra sự nghi kỵ trong cộng đồng dân cư. Đó là nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trong THDC ở cơ sở xã, phường, thị trấn ở tỉnh Hưng Yên những năm vừa qua.

Năm là, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã ảnh hưởng đến hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên.

Thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN là chủ trương chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước của Đảng ta. Kinh tế thị trường cho phép khai thác mọi nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Song mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm gia tăng phân hóa giàu nghèo, dẫn đến tâm lý sùng bái đồng tiền trong xã hội, vì đồng tiền mà người ta có thể chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm, ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, xung đột xã hội.

Trong kinh tế thị trường, vấn đề lợi ích là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nếu lợi ích cá nhân, cộng đồng, xã hội, địa phương và đất nước được kết hợp hài hòa thì sẽ tạo dựng sự đồng thuận xã hội, tạo điều kiện cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Song nếu các lợi ích đó trái chiều, xung đột nhau sẽ dẫn đến những xung đột xã hội, rạn nứt đoàn kết xã hội. Trong quá trình THDC ở cơ sở, vần đề lợi ích chi phối rất lớn đến tiến trình, kết quả dân chủ. Nếu lợi ích nhóm nổi trội sẽ phá vỡ dân chủ, phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng.

Trên thực tế, quá trình THDC ở xã, phường, thị trẫn đã vấp phải trở ngại là vấn đề lợi ích nhóm nhỏ đối lập với lợi ích cộng đồng. Chính nó tạo dựng mâu thuẫn trong thôn (làng, xóm, khu phố), làm suy giản hiệu lực, hiệu quả thực hành dân chủ xã hội. Mặt trái của KTTT là một rào cản, lực cản của quá trình THDC ở cơ sở và ảnh hưởng đến hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên những năm qua.

Một phần của tài liệu Hoạt động của tổ chức cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên hiện nay (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w