- Mục đích hoạt động của TCCSĐ trong THDC nhằm phát huy cao nhất vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, khả năng và
3.2.4. Lãnh đạo phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong các hoạt động phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở xã, phường, thị trấn
động phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, lịch sử xã hội loài người là lịch sử của quần chúng nhân dân. Thấm nhuần những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo vào thực tế lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “nước lấy dân làm gốc”, “gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã thực sự dựa vào dân và phát huy sức mạnh của nhân dân để
thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đặc biệt, từ khi đổi mới đến nay thông qua các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng ta đều nhất quán tư tưởng “lấy dân làm gốc”, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thực tế kết quả gần 30 năm đổi mới đất nước vừa qua cho thấy vai trò của quần chúng nhân dân rất to lớn, nhờ phát huy được vai trò của nhân dân theo đường lối đổi mới của Đảng đã đưa đất nước thoát khỏi khủng khoảng về kinh tế - xã hội, đồng thời đạt được thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường; vị thế đất nước ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế... Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đang từng bước thực hiện CNH, HĐH, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vì vậy, vấn đề then chốt trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở xã, phường, thị trấn phải biết dựa vào quần chúng nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân. Đây là một trong những giải pháp hết sức quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng yên.
Phát huy vai trò của nhân dân trong các hoạt động phát triển kinh tế, chính trị, xã hội là phát huy những yếu tố, những khả năng to lớn trong nhận thức và hành động của nhân dân nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Đây là một hoạt động phức hợp thông qua thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, thông qua chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế, điều kiện đảm bảo vật chất, tinh thần cho nhân dân ; gắn với các phong trào, các cuộc vận động và các hoạt động phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở xã, phường, thị trấn.... Để lãnh đạo phát huy tốt vai trò của nhân dân trong các hoạt động phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên đạt hiệu quả cao, cấp ủy, chi bộ cần thực hiện tốt một số nội dung sau :
Thứ nhất, lãnh đạo phát huy vai trò của nhân dân trong tham gia xây dựng và quyết định các chủ trương, chính sách ở xã, phường, thị trấn
Các chủ trương, chính sách ở xã, phường, thị trấn không chỉ là công việc của cấp ủy, chi bộ mà còn là công việc của nhân dân, trách nhiệm của nhân dân. Nhân dân là đối tượng lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ, đồng thời là chỗ dựa của cấp ủy. Nhân dân là người tham gia đầu tiên khi hình thành các quyết định; nhân dân là người trực tiếp tổ chức thực hiện nghị quyết. Vì vậy, nhân dân phải được tham gia bàn thảo các chủ trương, chính sách, nhất là đối với những việc phức tạp như: dồn điền, đổi thửa để xây dựng nông thôn mới…. Chính những ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng; biết lấy dân làm gốc”, lắng nghe dân, trân trọng những sáng kiến của dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách không chỉ làm phong phú trí tuệ của cấp ủy, chi bộ ở cơ sở mà còn tạo được sự đồng thuận cao và tránh được sai lầm. Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: Các cấp ủy đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhân dân; tin dân, tôn trọng những người có ý kiến khác; làm tốt công tác dân vận, có cơ chế, pháp luật để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình. Có nghị quyết đúng, trúng vấn đề vẫn chưa đủ, mà cần có quyết tâm cao, dựa vào dân, bàn với dân tìm cách thực hiện thì khó mấy cũng làm được đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra.
Để phát huy vai trò đó của nhân dân trong tham gia xây dựng và quyết định các chủ trương, chính sách ở xã, phường, thị trấn đạt kết quả tốt, cấp ủy chi bộ cần lãnh đạo thực hiện tốt việc lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân góp ý vào dự thảo nghị quyết, dự thảo các kế hoạch, chính sách ở địa phương; coi trọng hình thức đối thoại trực tiếp giữa bí thư cấp ủy, chi bộ với nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của nhân dân ở thôn, xóm, tổ dân phố đối
với cán bộ, đảng viên trước khi kiểm điểm cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên theo định kỳ; tiến hành lập các hòm thư góp ý đặt công khai tại trụ sở TCCSĐ ở xã, phường thị trấn hoặc thông qua trang thông tin điện tử, hộp thư điện tử, số điện thoại “đường dây nóng” của các cơ quan, tổ chức đảng; thực hiện tốt quy chế bầu cử để khắc phục tính hình thức trong bầu cử, tạo điều kiện cho người dân thực sự có quyền lựa chọn những người xứng đáng thay mặt mình gánh vác công việc chung của đất nước và địa phương; thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri, gần gũi nhân dân, nghe được tiếng nói thật của người dân…làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, sự giác ngộ chính trị, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, tính tích cực sáng tạo của nhân dân đối với công tác xây dựng Đảng. Đồng thời, phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền ở ở xã, phường, thị trấn đối với nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, tạo điều kiện về tổ chức, cơ chế, chính sách, pháp luật để phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng Đảng và Nhà nước.
Hai là, lãnh đạo phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào ở địa phương
Lãnh đạo phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông thôn và nông dân. Việc triển khai chương trình này đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng,
tuy vậy, ở một số ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở nhiều nơi chưa đạt hiệu quả như mong đợi, nhưng nguyên nhân quan trọng cần sớm khắc phục, đó là công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới chưa thường xuyên, chưa sát với thực tiễn. Điều này dẫn tới nhận thức của cán bộ, nhân dân về ý nghĩa của chương trình chưa thực sự đầy đủ. Thực tế cho thấy, tại nhiều địa phương người dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò “chủ thể” của mình trong chương trình này.
Để giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò chủ thể của mình, công tác tuyên truyền cần tập trung làm rõ hơn mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới là vì người dân, hướng đến người dân. Theo đó, cần tạo cho được sự đồng thuận trong nhân dân, tạo ra một nhận thức mới cho người dân tự nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới, trước hết là vì cuộc sống của chính bản thân họ và gia đình họ; tất cả mọi người dân và toàn xã hội đều được hưởng thành quả đó. Có thể thấy, chương trình xây dựng nông thôn mới là một quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Thông qua 19 tiêu chí bao quát hầu hết các lĩnh vực, cả về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường, an ninh… sẽ dần hình thành diện mạo nông thôn mới có một nền sản xuất phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, đời sống văn hóa phát triển theo hướng tiến bộ, hiện đại, dân chủ được phát huy tốt hơn, môi trường sinh thái được bảo vệ. Cấp ủy, chi bộ cần lãnh đạo tốt hoạt động tuyên truyền về các nội dung, quy định THDC ở cơ sở để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, dân tham gia đóng góp sức người, sức của xây dựng nông thôn mới. Quá trình thực hiện cần lãnh đạo tốt việc công khai, minh bạch các nội dung trên các lĩnh vực, các nhiệm vụ ở cơ sở.
Ở không ít địa phương, do đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ chỉ có thể hiến đất, đóng góp vật liệu, sức lao động mà không có khả năng đóng góp bằng tiền. Những nơi này khi xây dựng kết cấu hạ tầng phải tính toán rất cụ thể để người dân chủ động đóng góp. Một điểm đáng chú ý, chương trình xây dựng nông thôn mới không phải là đô thị hoá nông thôn. Vì vậy, trong công tác tuyên truyền cần làm rõ hơn việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc; cần có sự bàn bạc, có ý kiến đóng góp của người dân sao cho mỗi chương trình phù hợp và giữ được bản sắc văn hóa riêng.
Lãnh đạo phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” là phong trào thi đua yêu nước, mang tính rộng lớn, gắn kết cùng chương trình xây dựng nông thôn mới và trở nên thiết thực trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò của công tác xây dựng nông thôn mới, phát triển văn hoá nông thôn theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên đã phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, khơi dậy niềm tin, sự thi đua sáng tạo trong từng cộng đồng dân cư, trong mỗi thôn, xóm, làng, trong từng tổ dân phố; cấp ủy, chi bộ cần lãnh đạo phát huy vai trò tự quản, ý thức chủ động, tích cực của cộng đồng, nhất là ý thức tự giác, tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau làm giàu chính đáng. Lãnh đạo chặt chẽ việc bình xét các danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Làng, thôn, tổ dân phố văn hoá” với những tiêu chí cụ thể, tập trung vào những nội dung: kết quả và sự phát triển kinh tế - xã hội; có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh; có môi trường cảnh quan sạch đẹp; thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm công bằng, dân chủ, công khai đúng quy định, coi trọng chất lượng, tránh hình thức hoặc chạy theo thành tích, tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần từng bước hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, hướng tới mục tiêu cao cả “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Lãnh đạo phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là hoạt động tự giác, có tổ chức, lôi cuốn đông đảo nhân dân tích cực, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ANTT; tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân; xây dựng lực lượng nòng cốt bảo vệ ANTT. Từ thực tiễn tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ có thể khẳng định đây là hình thức cơ bản để tập hợp, thu hút, giáo dục, hướng dẫn, nâng cao năng lực hoạt động của đông đảo nhân dân tham gia giải quyết những yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ ANTT; là điều kiện cơ bản để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên lĩnh vực bảo vệ ANTT.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo và quản lý, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên và sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo nhân dân, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được cấp ủy, chi bộ coi trọng và tập trung lãnh đạo, tổ chức xây dựng, duy trì phát triển sâu rộng, với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng khu vực, từng lĩnh vực, từng địa bàn dân cư. Ban chỉ đạo "Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ" từ tỉnh đến ở xã, phường, thị trấn được đổi mới, kiện toàn về tổ chức.
Để phát huy vai trò của nhân dân trong tham gia phong trào này, hoạt động của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên cần xác định Phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” là một nội dung quan trọng trong công tác vận động quần chúng ở xã, phường, thị trấn; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tham gia quản lý nhà nước về ANTT, là cơ sở quan trọng để xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ, sự quản lý điều hành của chính quyền đối với công tác xây dựng phong
trào toàn dân bảo vệ ANTQ; gắn kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ với các phong trào cách mạng khác do tỉnh, huyện phát động; lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục; đổi mới nội dung, hình thức phong trào phù hợp với yêu cầu, nhiệm, điều kiện, hoàn cảnh của từng từng địa bàn dân cư, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở từng địa phương; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia phong trào; thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng, định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng và nhân rộng những mô hình điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Hướng dẫn cho nhân dân phương pháp phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh làm nòng cốt bảo vệ ANTT ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên.
3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên.