Kháng chiến, kiến quốc, để bảo vệ độc lập dân tộc, mang lại ấm no,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 64 - 66)

hạnh phúc cho nhân dân.

Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc không thể tách rời với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người nói: "…nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" [ 39.tr 4]

Vì vậy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam mới, Người đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết nhằm đáp ứng những đòi hỏi trước mắt của nhân dân là chống nạn đói; chống nạn dốt và các tệ nạn xã hội khác; xoá bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; thực hiện tín ngưỡng tự do; lương giáo đoàn kết...Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Người viết thư gửi đồng bào toàn quốc ra sức cứu đói, hô hào nhân dân chống nạn đói, "coi cuộc chống nạn đói cũng như cuộc chống ngoại xâm". Trong thư gửi nông gia Việt Nam, Người khẩn thiết kêu gọi: "Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất

ngay! Tăng gia sản xuất nữa! ... Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập".

Mặt khác, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân Chính phủ đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước để bầu Quốc Hội và tiếp đó là hội đồng nhân dân các cấp. Như vậy đây cũng là thực tế lịch sử cho thấy ngay sau khi đất nước độc lập, nhân dân lao động đã được hưởng quyền tự do, dân chủ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân được cầm lá phiếu, tự tay chọn lựa những đại biểu ưu tú để tham gia vào bộ máy chính quyền các cấp.

Trước sự trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2 của thực dân Pháp, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp với đường lối: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ ở bên ngoài; Vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

Trong những ngày kháng chiến toàn quốc chống Pháp đầy hy sinh gian khổ để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, ở những vùng căn cứ, nhân dân tiếp tục được phát huy quyền tự do, dân chủ của mình, tiếp tục được tham gia các lớp học bình dân học vụ, thậm chí cả các lớp trung học, cao đẳng và đại học, tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm. Ngoài ra Chính phủ còn bước đầu thực hiện chính sách cải cách ruộng đất, giảm tô, giảm tức cho nhân dân.

Ngày 1-5-1952, Chính phủ đã tổ chức Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc để tôn vinh, động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu. Đây cũng chính là động lực phát huy sức mạnh của dân tộc đánh đuổi thực dân Pháp giành nền độc lập thực, hoàn toàn cho dân tộc và mang lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.

Sau Hiệp định Giơnevơ, bối cảnh đất nước ta đã có sự thay đổi: miền Bắc hoàn thành cuộc CMDTDCND chuyển sang cách mạng XHCN đồng thời làm nghĩa vụ hậu phương lớn chi viện cho miền Nam, miền Nam bị đế quốc Mĩ xâm lược bằng hình thức thực dân kiểu mới. Vì vậy miền Nam tiếp tục cuộc CMDTDCND. Tuy nhiên nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước thời kì này

là: Chống Mĩ cứu nước để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc thống nhất đất nước đi lên xây dựng CNXH. Những thành tựu to lớn, rực rỡ của quân dân miền Bắc trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất XHCN xóa bỏ ách áp bức bóc lột, giải phóng hoàn toàn cho nhân dân lao động tạo nền tảng, tiền đề tiến lên xây dựng CNXH. Những thành tựu trong khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, trong công cuộc xây dựng CNXH mang lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và góp phần quyết định vào sự nghiệp chống Mĩ cứu nước bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

Những nội dung trên không chỉ giúp HS hiểu rõ sự phát triển của lịch sử dân tộc. Bên cạnh những thành tựu to lớn trên mặt trận quân sự, chúng ta còn giành được những thành tựu không nhỏ trên mặt trận kinh tế, văn hóa, giáo dục mà còn có tác dụng thiết thực trong việc giáo dục HS tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh về ĐLDT: độc lập phải thể hiện ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 64 - 66)