Phương pháp tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 94 - 95)

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo cách thức như sau:

- Tiến hành dạy theo đúng phân phối chương trình và thời gian biểu do nhà trường đề ra trong năm học 2013 - 2014, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của Bộ giáo dục và Đào tạo.

- Chúng tôi chọn 3 lớp thực nghiệm và 3 lớp đối chứng:

+ Lớp thực nghiệm: Sử dụng giáo án kiểu 1, bài giảng được soạn theo phương pháp dạy học mới.

+ Lớp đối chứng: Sử dụng giáo án kiểu 2, bài giảng được tiến hành theo phương pháp dạy học truyền thống, nội dung được trình bày theo sách giáo khoa, không vận dụng nội dung và biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho học sinh THPT.

- Yêu cầu: Học sinh được chọn làm lớp đối chứng và thực nghiệm có sức học ngang nhau, số lượng học sinh như nhau, điều kiện học tương đương nhau. Giáo viên tham gia giảng dạy là những người giảng dạy lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.

- Các tiết học thực nghiệm và đối chứng do chính giáo viên dạy môn Lịch sử tại các lớp thực nghiệm và đối chứng đảm trách :

 Trường THPT Vũ Tiên : do cô Hồ Thị Hồng Thơm giảng dạy.

 Trường THPT Nguyễn Trãi : do cô Dương Thị Lanh giảng dạy.

 Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh : do thầy Nguyễn Đức Hùng giảng dạy.

- Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được lựa chọn theo nguyên tắc: Sĩ số bằng nhau, kết quả học tập trình độ không có sự chênh lệch đáng kể với những học sinh có học lực khá, trung bình, yếu tương đồng nhau. Đây là một điều kiện thuận lợi cho chúng tôi khi tiến hành kiểm chứng tính khả thi của đề tài.

- Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi dự một số giờ ở các lớp thực nghiệm và đối chứng đã chọn để nắm được tình hình học tập và khả năng nhận thức của học sinh. Đồng thời chúng tôi trao đổi với giáo viên tiến hành

thực nghiệm sư phạm về những ý tưởng trong giáo án bài thực nghiệm. Trong quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi dự giờ ở cả hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để quan sát thái độ hứng thú của học sinh.

- Để đánh giá kết quả cuối cùng của bài học, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 15 phút ngay cuối tiết dạy đó. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức giữa các lớp có nội dung hoàn toàn giống nhau, bám sát vào nội dung bài học và có cụ thể đáp án cũng như barem chấm điểm. (Phụ Lục 2.1).

- Tiêu chuẩn đánh giá bài làm: Bài kiểm tra gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan (mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm, mỗi câu trả lời sai trừ 0.5 điểm) và câu hỏi tự luận. Yêu cầu: Học sinh thực hiện đúng những yêu cầu của bài, làm bài không quá thời gian quy định, không sử dụng tài liệu.

- Đánh giá:

 Những bài trả lời đúng câu hỏi trắc nghiệm, bài tự luận nêu được những ý cơ bản, bài kiểm tra sạch sẽ, không tẩy xóa đúng thời gian quy định, bài đạt điểm 9,10 - loại giỏi.

 Bài làm tương đối đúng, có chỉ số sai ít trong câu trắc nghiệm (mỗi câu sai trừ 0.5 điểm), đạt điểm 7,8 - loại khá.

 Bài làm điền chưa chính xác đạt điểm 5 - 6 loại trung bình.

 Trả lời không đúng, điền không chính xác nhiều câu đạt điểm từ 4 trở xuống - loại yếu - kém

Trên cơ sở trên, chúng tôi đã tiến hành chấm bài, đánh giá kết quả của hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 94 - 95)