0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Các biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975, LỚP 12 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 71 -71 )

Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn và căn cứ vào nội dung chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945 đến 1975, chúng tôi đề xuất một

số biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc qua hình thức bài học nội khóa ở trên lớp.

2.3.2.1. Khai thác triệt để những nội dung Lịch sử có khả năng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho học sinh.

Muốn dạy tốt phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho HS đạt kết quả cao nhất GV cần khai thác triệt để những sự kiện, hiện tượng lịch sử có khả năng giáo dục. Muốn làm được điều này GV cần nắm vững nội dung chương trình, SGK để phân biệt được sự kiện thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh hay sự kiện liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT để tìm phương pháp giáo dục thích hợp.

Thứ nhất : Khai thác những sự kiện, tài liệu thể hiện trực tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.(Văn kiện Đảng; Lời kêu gọi của Đảng, của Bác; Hồi kí; Những mẩu chuyện về Bác; Hiệp định …)

Khi tiến hành khai thác GV tiến hành theo 3 bước như sau:

Bước 1: Xác định tài liệu khai thác là tài liệu nào? Phục vụ vào dạy học mục nào? Bài nào?

Bước 2: GV lựa chọn phương pháp hướng dẫn HS khai thác tài liệu, sự kiện.

Bước 3: Tổ chức thực hiện

Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp

Trong khóa trình Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT, chúng ta có thể khai thác được nhiều tài liệu gốc trực tiếp thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc để giáo dục cho HS: Thư gửi đồng bào Nam Bộ (26/9/1945) của Hồ Chủ Tịch để khích lệ, động viên nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược lần thứ 2; Hiệp định sơ bộ (6/3/1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thức dân Pháp (19/12/1946); Hiệp định Giơnevơ (1954); Lời kêu gọi kháng chiến (17/7/1966); Hiệp định Pari v.v.

Ví dụ1, Bài 18, Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (chương trình chuẩn)

Bước 1: Mục I, ý 2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. Khai thác tài liệu gốc: Bức hình trong SGK chụp lại bút tích của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là bản toàn văn do Người soạn thảo ngày 19/12/1946 tại Hang Trầm- huyện Chương Mĩ- Hà Tây. [5. Tr 121]

Bước 2: Khai thác tư liệu kết hợp với trao đổi thảo luận:

GV cho HS đọc văn kiện (nghe băng ghi âm) nội dung Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của Văn kiện trên.

? Nêu nội dung cơ bản của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?

? Em có suy nghĩ gì khi đọc toàn văn Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?

Sau khi HS trao đổi, phát biểu, GV bổ sung, chốt ý.

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: - Vì sao quân dân ta phải đứng dậy kháng chiến?

- Lời kêu gọi đã khẳng định đanh thép tinh thần, ý chí quyết tâm kháng chiến của ta.

- Bên cạnh đó văn kiện trên có sức cổ vũ, động viên kêu gọi mọi người dân Việt Nam đoàn kết đứng lên kháng chiến để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc và nói lên tư tưởng chiến tranh nhân dân của cách mạng Việt Nam.

- Kết thúc lời kêu gọi, Hồ Chí Minh khẳng định niềm tin tất thắng sẽ thuộc về nhân dân ta:

? Đánh giá ý nghĩa của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

? Tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?

- Là tiếng gọi của non sông đất nước, nhanh chóng tác động sâu sắc vào tâm khảm nhân dân ta, động thấu trái tim và khối óc của mọi người Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam.

đứng lên cứu nước, cứu nhà.

- Đáp lại lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam sục sôi khí thế đấu tranh, nhất tề đứng dậy, đoàn kết chiến đấu kiên cường, dũng cảm, bền bỉ từng bước giành được những thắng lợi to lớn trên các mặt trận nhất là mặt trận quân sự.

=> Như vậy sử dụng văn kiện “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử. Giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu kiến thức cơ bản của bài học, về những văn kiện thể hiện đường lối kháng chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ của Đảng. Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích sử dụng tài liệu gốc, khai thác văn kiện lịch sử, khả năng tư duy, phân tích vấn đề lịch sử cho HS. Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS, khơi gợi trong trái tim HS lòng yêu nước, dũng cảm quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc,sự khâm phục, biết ơn Đảng, lãnh tụ.

Ví dụ 2 : Sử dụng văn kiện Hiệp định Giơnevơ 21/7/1954 khi dạy bài 20:

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực đân Pháp kết thúc (1953-1954)

Bước 1: Mục III, 2. Hiệp định Giơnevơ.

Bước 2: GV hướng dẫn HS khai thác nội dung Hiệp định Pari trong SGK, kết hợp với việc tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận.

Bước 3: Trải qua 9 năm kháng chiến chống Pháp đầy hy sinh gian khổ, quân dân ta liên tiếp giành được thắng lợi trên mặt trận quân sự mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, ta đã buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Giơne về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ngày

21/7/1954 Hiệp định Giơnevơ chính thức được kí kết.

? Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ? Mối quan hệ giữa thắng lợi trên mặt trận quân sự ở Điện Biên Phủ với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao Hiệp định Giơnevơ?

HS trả lời, GV bổ sung và chốt ý nội dung cơ bản nhất của Hiệp định: Pháp và các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc

lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước….

Thắng lợi trên mặt trận quân sự ở Điện Biên Phủ đóng vai trò quyết định đối với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao Hiệp định Giơnevơ. Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao-Hiệp định Giơnevơ khẳn định và củng cố cho thắng lợi trên mặt trận quân sự ở Điện Biên Phủ

? Hạn chế của Hiệp định Giơnevơ là gì? So với Hiệp định (sơ bộ 6/3/1946) Hiệp định Giơnevơ có điểm gì khác ?

HS thảo luận và đưa ra ý kiến của mình.GV nhận xét và kết luận:

Hạn chế: Song do âm mưu phá hoại của Mĩ, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta, nên sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc với hai chế độ chính trị khác nhau. Độc lập dân tộc mới dành được ở một nửa đất nước.

So với Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đây là một bước tiến lớn trong đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta. Nếu Hiệp định sơ bộ Pháp mới chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp ở Đông Dương thì Hiệp định Giơnevơ Pháp và các nước tham gia hội nghị đã buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền của Việt Nam, Lào và Campuchia.

=> Qua việc khai thác triệt để tài liệu này giúp cho HS hiểu rõ thắng lợi của quân dân ta về ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. Rèn cho các em kỹ năng tư duy, phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện Lịch sử. Qua đó giáo dục cho các em lòng tự hào, tinh thần đấu tranh kiên quyết vì độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm.

Thứ hai, khai thác nguồn sự kiện, tài liệu liên quan hoặc là hệ quả của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.

Trong quá trình thiết kế bài giảng GV trình bày bài giảng của mình được soạn theo nội dung SGK, hoặc có thể cấu trúc lại các mục cho phù hợp. Điều quan trọng mà GV phải xác định được những sự kiện cơ bản, hiểu được nội dung, bản chất sự kiện đó thể hiện nội dung liên quan như thế nào đến việc

giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho HS, từ đó GV lựa chọn các phương pháp bộ môn phù hợp với sự kiện, nội dung lịch sử để dạy học.

Xác định nguồn sự kiện, tài liệu liên quan hoặc là hệ quả của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. có thể chia làm 2 dạng sau:

Tài liệu, sự kiện về hoàn cảnh dẫn tới Lời kêu gọi hoặc văn kiện:

Ví dụ: Hoàn cảnh nước ta sau Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9- 1946, những hành động khiêu khích của thực dân Pháp - Nguyên nhân dẫn đến Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946); Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, tăng cường chiến tranh tìm diệt ở miền Nam, mở rộng “Chiến tranh phá hoại miền Bắc”- Nguyên nhân dẫn đến Lời kêu gọi. (17-7- 1966) kháng chiến chống Mĩ …

Tài liệu, sự kiện là kết quả của đường lối lãnh đạo – lời kêu gọi của Đảng, của Bác.

Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, dốt, khó khăn về tài chính. (Nước VNDCCH từ 2/9/2945 đến 19/12/1946); Khai thác kênh hình 46 SGK lịch sử 12tr 126 “Đoàn quân Nam tiến lên đường vào Nam chiến đấu”; Những thắng lợi trên mặt trận quân sự tiêu biểu của quân dân ta như chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Biên giới thu đông 1950 .v.v.

Ở lĩnh vực này nguồn tư liệu vô cùng phong phú và đa dạng vì vậy GV cần lựa chọn các phương pháp bộ môn kết hợp một cách linh hoạt, phù hợp, với sự kiện, nội dung Lịch sử để dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, giáo dục tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử nói riêng.

Đối với sự kiện là hoàn cảnh dẫn tới việc Đảng, Bác đưa ra chỉ thị đường lối, văn kiện hay Lời kêu gọi, GV phải hướng dẫn HS phân tích.

Còn đối với sự kiện là kết quả của đường lối, lời kêu gọi thì GV sử dụng phương pháp bộ môn kết hợp giữa sử dụng phương pháp thuyết trình với những lời nói sinh động, hấp dẫn qua biện pháp tường thuật, miêu tả kết hợp với phương tiện trực quan, tranh ảnh, lược đồ, chân dung anh hùng hay bảng biểu… để cụ thể hóa kiến thức lịch sử . Qua đó gây ấn tượng sâu sắc cho

HS, giáo dục tinh thần ham học hỏi, tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh vì độc lập của tổ quốc.

Ví dụ1: Khi dạy Bài 17: Nước VNDCCH từ 2/9/2945 đến 19/12/1946

Mục II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, dốt, khó khăn về tài chính.

GV kết hợp giữa miêu tả, đàm thoại với sử dụng phương tiện dạy học

hiện đại máy chiếu trình chiếu 4 bức ảnh trong SGK để HS quan sát: cử tri đi bầu cử; ảnh kì họp thứ I của QH khóa I, Xây dựng hũ gạo cứu đói, đoàn quân Nam tiến.

GV? Để củng cố chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ mới Đảng, Chính phủ đã có những chính sách, biện pháp cụ thể nào? Kết quả và ý nghĩa của nó?

HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi

6/1/1946 diễn ra cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, hơn 90 % cử tri đi bầu, bầu được 333 đại biểu Quốc hội, sau đó bầu Hội đồng nhân dân các cấp.

GV miêu tả không khí của ngày tổng tuyển cử kết hợp phim tư liệu hoặc tranh ảnh: Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân lao động được cầm lá phiếu chọn cử những đại biểu ưu tú của mình tham gia vào bộ máy chính quyền. Vì vậy bất chấp những thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, không khí ngày bầu cử căng thẳng, thậm chí có nơi đổ máu nhưng khắp nơi trong cả nước cử tri nô nức phấn khởi với 85% số cử tri đi bầu cử, bầu được 333 đại biểu Quốc Hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trúng cử với 98,4% số phiếu bầu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân lao động có quyền làm chủ, chọn cử những đại biểu ưu tú tham gia vào Quốc hội. HS có thể hình dung lại không khí của ngày bầu cử. Giúp HS hiểu sâu sắc hơn về sự kiện này và có thái độ trân trọng với thành quả mà nhân dân ta đã đạt được sau cách mạng tháng 8: độc lập dân tộc gắn liền với mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Ví dụ 2: Giáo viên sử dụng, khai thác kênh hình 46 tr 126 “Đoàn quân Nam tiến lên đường vào Nam chiến đấu”: trong SGK Lịch sử 12 để khai thác kiến thức, rèn kĩ năng khai thác, sử dụng kênh hình trong SGK cho HS

GV giới thiệu bức hình cho HS quan sát và đặt câu hỏi

- Tại sao lúc đó Đảng, Chính phủ lại tổ chức các đoàn quân Nam tiến? - Em có nhận xét gì về bức hình? Bức hình nói lên điều gì?

HS suy nghĩ Ngày 23/9/1945, Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2 . Thấm nhuần chân lí “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, Nam Bộ là một phần máu thịt của nước Việt Nam, nên cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ đã được nhân dân cả nước ủng hộ, sẵn sàng chi viện về mọi mặt cho miền Nam chiến đấu. Ảnh các đơn vị Nam tiến tấp nập lên đường vào Nam sẵn sàng tham gia chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa mới giành được với khẩu hiệu “Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ” Bức ảnh thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh vì nền độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta. Bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho các em HS.Rèn HS kĩ năng khai thác thông tin từ kênh hình trong SGK.

2.3.2.2. Sử dụng tài liệu Lịch sử để cụ thể hóa kiến thức cần giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho học sinh.

Do đặc trưng bộ môn, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay có thể khẳng định tài liệu tham khảo nói chung, tài liệu tham khảo lịch sử nói riêng là một “công cụ” hỗ trợ hữu ích giúp cho việc dạy và học của cả thầy và trò trở nên sinh động, hấp dẫn hơn và có tính thuyết phục cao hơn. Sử dụng tài liệu tham khảo giúp HS có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, hình thành những khái niệm cơ bản, hiểu rõ quy luật, bài học Lịch sử và rèn luyện các em thói quen nghiên cứu khoa học. Vấn đề đặt ra là cần phải sử dụng tài liệu tham khảo (lịch sử) cho phù hợp và hiệu quả nhất. Tài liệu tham khảo trong dạy học Lịch sử bao gồm tài liệu Lịch sử và tài liệu văn học. Trong dạy học Lịch sử nói chung và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1945 đến 1975) nói riêng có thể sử dụng các loại tài liệu Lịch sử như tài liệu gốc, Văn kiện đảng, Hồi kí, hiện vật Lịch sử … mỗi loại tài liệu mang những đặc điểm, nội dung phản ánh và xuất xứ khác nhau, đóng một vai trò khác nhau trong quá trình dạy học nhưng đều có tác dụng chung là nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, cụ thể hoá những sự kiện,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975, LỚP 12 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 71 -71 )

×